Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Trong tình cảnh kinh tế ngày càng không mấy khởi sắc như hiện tại. Các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu tối ưu chi phí nhân sự để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tình hình càng trở nên tệ hơn khi những doanh nghiệp từng được ca tụng là có chế độ đãi ngộ trong mơ nhưng Google, Amazon, Facebook…cũng phải cắt giảm từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn nhân sự.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Các tập đoàn lớn cắt giảm từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn nhân sự
Làn sóng cắt giảm không chỉ xảy ra ở Mỹ mà đã lan rộng khắp toàn cầu và gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều văn phòng đã đóng cửa và nhiều công ty đã thu hẹp hoạt động sản xuất và phát triển thị trường. Tình hình càng trở nên tệ hơn khi những doanh nghiệp từng được ca tụng là có chế độ đãi ngộ trong mơ nhưng Google, Amazon, Facebook…cũng phải cắt giảm từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn nhân sự. Việc cắt giảm hàng nghìn nhân sự, thậm chí hàng chục nghìn nhân sự không còn là câu chuyện chỉ nghe ở những tập đoàn đa quốc gia mà diễn ra ngay với những doanh nghiệp trong nước giữa bối cảnh hoạt động kinh doanh kém sắc.
Năm 2022, nhiều công ty công nghệ tại khu vực này đã bắt đầu hạn chế chi tiêu bằng cách tạm dừng tuyển dụng và tiến hành cắt giảm nhân sự mạnh mẽ, đặc biệt là ở Singapore, Indonesia và Malaysia. Các công ty như See Ltd (công ty mẹ của Shopee), Grab, Crypto.com (sàn giao dịch tiền ảo) và Carsome (nền tảng thương mại bán xe hơi của Malaysia) đều đã áp dụng biện pháp này, tạm dừng hoặc giảm tốc độ tuyển dụng và sa thải hàng ngàn nhân sự trong năm 2022.
Làn sóng cắt giảm không chỉ xảy ra ở Mỹ mà đã lan rộng khắp toàn cầu
Trên thực tế, vào năm 2023, làn sóng sa thải nhân sự mới thật sự bùng nổ khi một loạt công ty đã thông báo về việc cắt giảm nhân sự với số lượng từ vài trăm đến vài ngàn, thậm chí hàng chục ngàn nhân viên. Điều đáng chú ý là nhiều công ty đã rõ ràng khẳng định rằng đây chỉ là khởi đầu, và họ cần thực hiện việc tái cấu trúc chi phí và tập trung nguồn lực vào những ưu tiên hàng đầu trong suốt năm 2023 và 2024.
Kinh tế toàn cầu hứng chịu áp lực mạnh mẽ từ các yếu tố như dịch bệnh, chiến tranh, thiếu hụt năng lượng và tăng lãi suất
Nguyên nhân đầu tiên đó là do thực trạng chung của thị trường hiện tại, nền kinh tế toàn cầu hứng chịu áp lực mạnh mẽ từ các yếu tố như dịch bệnh, chiến tranh, thiếu hụt năng lượng và tăng lãi suất,... Tất cả những yếu tố này đã dẫn đến sự tăng cao trong chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận, thậm chí có những trường hợp thu nhập không đủ để bù đắp các chi phí. Đồng thời, triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục đi xuống.
Trong tình cảnh đại dịch hoành hành từ năm 2018 đến năm 2021. Khi mọi thứ đều lockdown, xu hướng work form home,.. thì nhu cầu mua hàng trực tuyến tăng vọt. Và khi đến giai đoạn sau đại dịch, mọi thứ trở nên bình thường hóa thì mọi người cũng dần thích ứng với các thói quen trong đại dịch.
Sự bùng nổ của AI làm dấy lên làn sóng cắt giảm nhân sự
BT Group - tập đoàn viễn thông lớn nhất tại Anh, mới đây đã công bố kế hoạch cắt giảm 55.000 nhân viên, trong đó khoảng 10.000 việc làm sẽ bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), từ nay đến năm 2030. Hiện tại, BT Group đang có tổng nhân sự khoảng 130.000 người. Như vậy, BT Group đang có kế hoạch sa thải lên tới 42% tổng số nhân viên.
Philip Janse, giám đốc điều hành BT Group cho biết, số hóa, tự động hóa và AI sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc. BT Group chính là công ty nộp nhiều bằng sáng chế về AI nhất tại Anh. AI sẽ giúp BT thay thế công việc của một số nhân viên thuộc bộ phận CNTT và dịch vụ kỹ thuật số.
BT Group đang có kế hoạch sa thải lên tới 42% tổng số nhân viên.
Và với sự ra mắt của phần mềm AI GPT đã đẩy Google vào tình thế khó khăn khi AI GPT đang dần trở thành một chatbot search, tổng hợp thông tin thay thế cho việc tìm kiếm đơn giản ở Google. Trong loạt bài xin lỗi, các lãnh đạo công nghệ từ Mark Zuckerberg của Meta đến Marc Benioff của Salesforce giải thích họ đã đánh giá sai về sức giảm nhu cầu với sản phẩm công nghệ sau khi đại dịch được kiểm soát. Các tập đoàn công nghệ lớn, từ Meta đến Microsoft đến Salesforce, đã tiến hành cắt giảm việc làm trong những tháng gần đây. Theo lý giải của các công ty, họ sa thải nhân sự là để theo đuổi chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn và tăng tỷ suất lợi nhuận. Và giờ đây, nhờ sự phát triển của AI, nhiều việc làm sẽ còn có thể bị mất vĩnh viễn, ngay cả khi các công ty này tăng trưởng trở lại.
Trong những quý gần đây, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) đã tiến hành cắt giảm mạnh số lượng nhân sự. Theo dữ liệu cho đến ngày 31/3/2023, MWG hiện chỉ còn 68.048 nhân viên, giảm 5.960 người so với cuối năm 2022 và giảm 8.727 người so với cùng kỳ năm 2022 (76.775 nhân viên).
Đây đã là quý thứ hai liên tiếp mà công ty tiến hành cắt giảm nhân sự số lượng lớn. Trước đó, trong 3 tháng cuối năm 2022, công ty đã giảm 6.223 nhân viên. Với việc cắt giảm này, MWG đã giảm gần 12.200 nhân viên chỉ trong vòng 6 tháng qua, giảm về mức tương đương với cuối năm 2020 (68.097 người).
Số lượng nhân sự của MWG, FRT, DGW tại thời điểm cuối các quý gần đây
Lý do chính khiến MWG phải tiến hành cắt giảm lượng lớn nhân sự là do sức mua trên thị trường bán lẻ suy yếu, đặc biệt là đối với các mặt hàng không thiết yếu. Doanh thu bán lẻ điện thoại và điện máy của công ty trong quý 1/2023 đã giảm khoảng 25-35% so với cùng kỳ năm trước.
Việc cắt giảm nhân sự đã giúp MWG giảm chi phí quản lý và bán hàng trong quý 1/2023 đạt 1.165 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương với mức giảm 19%.
Trong tổng số đó, có tới 76% chi phí cắt giảm là chi phí nhân viên, tương đương 882 tỷ đồng. Mặc dù vậy, công ty vẫn đạt được lãi trong quý 1/2023, tuy nhiên, mức lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 21 tỷ đồng từ hệ thống hơn 5.700 cửa hàng. Đây là mức lợi nhuận quý thấp nhất của công ty kể từ khi niêm yết vào năm 2014 cho đến nay
Trong ngành bất động sản, cắt giảm nhân sự đã trở thành một xu hướng phổ biến không chỉ ở một vài doanh nghiệp mà hầu hết các doanh nghiệp môi giới bất động sản đều phải đối mặt trong bối cảnh thị trường trầm lắng và giao dịch giảm.
Cụ thể, CTCP Đất Xanh (DXG) đã ghi nhận việc cắt giảm 1.384 nhân sự trong 3 tháng đầu năm 2023, đưa tổng số nhân viên còn lại xuống còn 2.389 người - mức thấp nhất trong nhiều năm. Trước đó, trong quý 4/2022, DXG đã cắt giảm 3.191 nhân sự, tương đương giảm gần 46% so với cuối tháng 9/2022 và giảm 2.660 người so với cuối năm 2021, tương đương 41,4%.
Số lượng nhân sự của một số doanh nghiệp bất động sản cuối các quý gần đây
Tương tự, công ty con của DXG, Đất Xanh Services (DXS), cũng đã cắt giảm 1.245 nhân sự trong quý 1/2023 sau khi đã cho nghỉ việc 3.040 nhân viên vào quý 4 năm trước. Tổng cộng, "nhóm Đất Xanh" đã cắt giảm hơn 8.800 người trong 6 tháng qua.
Mặc dù cắt giảm nhân sự nhằm tiết giảm chi phí, nhưng doanh thu của Đất Xanh đã giảm mạnh, dẫn đến lỗ sau thuế 117 tỷ đồng trong quý đầu năm 2023. Đây là quý thua lỗ thứ hai liên tiếp của doanh nghiệp bất động sản này.
Để tiết kiệm chi phí và xây dựng một hệ thống nhân sự chất lượng cao, doanh nghiệp cần thực hiện tuyển dụng có chọn lọc từ giai đoạn ban đầu. Quá trình này giúp lựa chọn những ứng viên tốt nhất và tối ưu hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, thị trường nhân sự đang sôi động và biến đổi liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức khi tuyển dụng.
Một ví dụ về chiến lược tuyển dụng nghiêm khắc là Apple – gã công nghệ khổng lồ. Apple luôn đặt yêu cầu cao cho việc tuyển dụng nhân sự. Ở Apple, nhân viên phải đáp ứng được nhiều tiêu chí khắt khe và trải qua quy trình tuyển dụng cạnh tranh và khắt khe. Đến nay, Apple vẫn tập trung vào việc tuyển dụng nhân sự dựa trên khả năng và sự phù hợp với công việc, hơn là những bằng cấp ấn tượng.
Gã công nghệ khổng lồ Apple nổi tiếng với quy trình tuyển dụng khắt khe
Quá trình tuyển dụng và đào tạo để có được một nhân sự tại doanh nghiệp tốn nhiều chi phí nên sẽ rất lãng phí nếu nhân sự nghỉ việc. Vì vậy, giải pháp phù hợp để các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân sự là đầu tư để giữ chân người lao động.
Bảng hệ thống đãi ngộ 3P
Sự nhầm lẫn giữa việc tối ưu chính sách lương thưởng và cắt giảm chi phí lương thưởng là điều thường gặp. Tuy nhiên, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Tối ưu chính sách lương thưởng tại doanh nghiệp đòi hỏi việc điều chỉnh và cải thiện các yếu tố liên quan đến lương thưởng, trong khi cắt giảm chi phí lương thưởng chỉ tập trung vào việc giảm tổng chi phí liên quan đến lương thưởng.
Tối ưu chính sách lương thưởng thực tế còn giúp thúc đẩy và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân sự và mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào bán hàng và marketing có thể thích hợp với việc tối ưu chính sách lương thưởng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực khác cũng có thể áp dụng nếu thấy cần thiết.
Các doanh nghiệp có thể tận dụng hệ thống nhân sự chuyên môn cao của mình để giảm chi phí nhân sự bằng cách khuyến khích nhân viên phát triển khả năng đa nhiệm. Điều này có thể được thực hiện thông qua tổ chức đào tạo thường niên và khuyến khích nhân viên học hỏi lẫn nhau.
Khuyến khích khả năng đa nhiệm của nhân viên không chỉ giúp giảm chi phí nhân sự mà còn cải thiện hiệu quả công việc, tăng tốc độ xử lý công việc và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, đầu tư vào đào tạo nội bộ đòi hỏi thời gian và nguồn lực, do đó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch và chiến lược đào tạo phù hợp để đạt được hiệu quả tối đa.
Việc khuyến khích khả năng đa nhiệm của nhân viên không chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức mà còn là một sự đầu tư dài hạn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Nhân sự là bộ phận đóng vai trò quyết định tạo ra sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Do đó quá trình quản lý nhân sự sao cho hiệu quả, tránh được những rủi ro… là thách thức và cũng là một dấu hỏi lớn đối với nhiều tổ chức, công ty. Nhằm hạn chế tối đa những thách thức tiềm ẩn cho các nhà quản trị doanh nghiệp, 1BOSS - HRM+ chính là một công cụ đắc lực giúp quản lý tổng thể nguồn nhân lực doanh nghiệp trên một cơ sở dữ liệu tập trung, từ đó có thể khắc phục triệt để được các vấn đề như:
Bên cạnh đó, việc ứng dụng phần mềm quản trị nhân sự 1BOSS HRM + còn giúp cho doanh nghiệp tối đa hiệu suất nhân sự
Thay vì chỉ tập trung vào cắt giảm nhân sự, các doanh nghiệp cũng nên xem xét các biện pháp khác như tối ưu hóa quy trình, đào tạo nhân viên và nâng cao hiệu suất làm việc. Duy trì môi trường làm việc tích cực và phát triển nhân viên cũng đóng vai trò quan trọng trong sự bền vững của doanh nghiệp. Cuối cùng, việc đưa ra quyết định cắt giảm nhân sự cần dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng và tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. Mục tiêu là tìm ra các giải pháp thông minh và linh hoạt để vượt qua khó khăn hiện tại và đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Hiện nay Coaching trong doanh nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân viên, cải thiện hiệu suất làm việc, và xây dựng môi trường làm việc tích cực. Bằng cách tạo cơ hội cho sự học hỏi và phát triển cá nhân, Coaching giúp tăng cường sự tự chủ và đóng góp vào sự thành công và bền vững của tổ chức.
Quy trình quản lý nhân sự là tập hợp các bước cơ bản và hoạt động mà mọi tổ chức cần thực hiện để tối ưu hóa sự quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của họ. Điều này bao gồm việc xác định nhu cầu nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất, và nhiều hoạt động khác để tạo một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
Khi thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp không chỉ cần có sản phẩm chất lượng, mà còn phải tìm cách quản lý và tối ưu hóa quá trình kinh doanh của mình. Trong đó, sử dụng phần mềm quản lý nhân viên thị trường kinh doanh là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng cường quản lý và theo dõi hoạt động của đội ngũ nhân viên kinh doanh.
Trong kinh doanh, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là một phần quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng và tạo ra sự tương tác tích cực giữa các bên. Trong bài viết này, 1BOSS sẽ tìm hiểu về CRM là gì, hướng dẫn cho người mới bắt đầu quản lý quan hệ khách hàng và các ví dụ về cách hoạt động của nền tảng CRM.
Với khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại, nhân viên thị trường kinh doanh đóng góp rất nhiều vào sự thành công của một doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để quản lý nhân viên thị trường kinh doanh một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Vì vậy phần mềm quản lý nhân viên thị trường kinh doanh - Giải pháp đáng tin cậy cho doanh nghiệp.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc