Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới là yếu tố vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp có thể giữ vững và phát triển thương hiệu của mình. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng thay đổi và cách mà các doanh nghiệp có thể thích ứng với những thay đổi đó với phần mềm CRM.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Cần theo dõi chặt chẽ các xu hướng và kịp thời thích ứng
“Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức và xã hội đang phải thích nghi với trạng thái "bình thường mới". Theo đó, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng cũng đang dần thay đổi. Người tiêu dùng đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu, ưa chuộng mua sắm trên các nền tảng điện tử, và ưu tiên sử dụng sản phẩm từ các nhà cung cấp có uy tín.
Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần theo dõi chặt chẽ các xu hướng này và kịp thời thích ứng để có thể duy trì tính cạnh tranh trong một thị trường không ngừng thay đổi.” Ông Johnathan Ooi, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo dịch vụ tư vấn Thương vụ, PwC Việt Nam nhận định
Người tiêu dùng chi tiêu thận trọng hơn
Theo khảo sát thói quen tiêu dùng toàn cầu của PWC, nhìn chung người tiêu dùng đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là đối với những mặt hàng không thiết yếu.. Cụ thể, 62% người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu, thấp hơn so với trung bình toàn cầu (69%).
Sự cắt giảm chi tiêu ảnh hưởng nhiều hơn đến các mặt hàng không thiết yếu. 54% nói rằng họ dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng xa xỉ, kế đến là du lịch (42%) và mua sắm hàng điện tử (38%) do quan ngại về giá cả gia tăng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam “ít lo lắng về tình hình tài chính cá nhân” cao hơn so với trong bình diện toàn cầu và Đông Nam Á (lần lượt là 25%, 14% và 13%). Tuy nhiên, nhìn chung là vẫn đang có sự "thắt chặt chi tiêu” của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với các mặt hàng không thiết yếu.
Làn sóng mua hàng trực tuyến phát triển mạnh mẽ
Sau đại dịch, xu hướng mua sắm online dần dà phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt từ năm 2020 đến nay, làn sóng mua sắm trực tuyến trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các kênh mua sắm trực tuyến, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ. Sự tiện lợi và đa dạng của các sàn thương mại điện tử đã tạo ra thị trường mua sắm online vô cùng phát triển và nhộn nhịp.
Việc mua bán, tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ qua internet có chi phí khá thấp nhưng lại nhanh chóng. Người tiêu dùng có thể tìm thấy đa dạng chủng loại hàng hóa/dịch vụ phù hợp với nhu cầu bản thân. Trong khi đó, kênh mua sắm truyền thống lại tiêu tốn nhiều chi phí và thời gian hơn nhưng khả năng tương tác với khách hàng lại kém hiệu quả hơn nhiều so với mua sắm trực tuyến.
Theo báo cáo Salesforce, người tiêu dùng dành tới 60% thời gian của họ để tương tác với các trang mua sắm trực tuyến, tăng so với 42% trước đại dịch. Khách hàng ở đâu doanh nghiệp ở đó, các doanh nghiệp phải đẩy tối ưu hóa các chiến lược trực tuyến họ để tồn tại và phát triển
XEM THÊM: Top 5 ví dụ kinh điển: Phần mềm CRM giúp doanh nghiệp "hóa rồng"
Các doanh nghiệp cần chủ động và linh hoạt trước tình hình thị trường nhiều biến động
Các doanh nghiệp cần tập trung cao độ và chủ động linh hoạt trong giai đoạn biến động. Điều này đòi hỏi họ phải có cái nhìn sắc bén để nhận biết sự khác biệt trên thị trường, đồng thời hiểu rõ nhu cầu mua hàng và các kênh mua sắm, lập kế hoạch và dự báo kinh doanh, thực tế chuỗi cung ứng cũng như lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.” Rakesh Mani Phó Tổng Giám Đốc, Lãnh đạo Thị trường Tiêu dùng Đông Nam Á Công ty Tư vấn PwC Đông Nam Á
Chuyển hướng tập trung từ "khách hàng" sang "người tiêu dùng"
Các doanh nghiệp cần kịp thời thích ứng với các thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, đồng thời tập trung phát triển danh mục sản phẩm và các tính năng phù hợp để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Cần có chiến lược tiếp cận khách hàng dựa trên dữ liệu và chuyển hướng tập trung từ "khách hàng" sang "người tiêu dùng". Việc tập hợp dữ liệu về nhu cầu và hành vi tiêu dùng tại mỗi thời điểm khác nhau sẽ giúp thiết lập các đặc quyền truy cập thông tin cho người tiêu dùng, phát triển các thông điệp bán hàng và ưu đãi có hiệu quả từ chiến lược tiếp thị dựa trên dữ liệu.
Các doanh nghiệp cần có chiến lược tạo khác biệt bằng việc tập trung phát triển danh mục sản phẩm và các tính năng phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, từ trạng thái "ứng phó" trong thời kỳ khủng hoảng sang trạng thái "dẫn đầu". Theo PwC khuyến nghị
Doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu hơn về thị trường và khách hàng của mình để hiểu rõ những thay đổi trong nhu cầu và sở thích của khách hàng. Sau đó, doanh nghiệp cần tập trung vào phát triển sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.
Với sự biến chuyển mạnh mẽ của thị trường hiện tại, khách hàng ngày càng hướng đến sự tiện lợi trong quá trình mua sắm cũng như giao nhận hàng hóa. Hiểu được điều đó, 1BOSS CRM+ được tích hợp đa dạng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học sâu và IoT để có thể giúp doanh nghiệp đến gần hơn trong việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng qua đó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Doanh nghiệp cần tập trung vào việc phát triển những sản phẩm và dịch vụ có tính cạnh tranh cao để cung cấp cho khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận được những khách hàng mới.
Doanh nghiệp cần sử dụng công nghệ để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, từ việc đặt hàng, thanh toán đến giao hàng. Việc áp dụng công nghệ cũng giúp tăng tính tiện lợi cho khách hàng và tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
"Đầu tư năng lực số để thấu hiểu nhu cầu khách hàng, vận dụng trong quản lý hàng tồn kho nhằm mang lại hiệu quả cao hơn và khả năng phục hồi trước sự biến động. Đón đầu các xu hướng và dự trù chi phí từ các mô hình kinh doanh mới (ví dụ: cá nhân hóa tiêu dùng) bằng việc quản trị hệ thống dữ liệu hiệu quả". Theo PWC nhận định
1BOSS CRM+ tối ưu hóa mọi điểm chạm của khách hàng
XEM THÊM: Mất khách, lạc data và khắc phục với 1BOSS CRM +
Cần có chiến lược marketing phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng
Doanh nghiệp cần tạo ra một chiến lược marketing thông minh để tiếp cận khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Chiến lược marketing này cần phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng, đồng thời tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ mới của doanh nghiệp.
XEM THÊM: Tối ưu chiến lược marketing của doanh nghiệp với phần mềm quản lý marketing
Theo khảo sát của PWC, 96% người tiêu dùng Việt Nam sẵn lòng chi trả ở mức giá cao hơn để mua sản phẩm từ các công ty có đạo đức kinh doanh
Do vậy, việc đưa ra cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ để tăng niềm tin của khách hàng giúp khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, đảm bảo tính minh bạch trong thông tin sản phẩm/dịch vụ, và đáp ứng kịp thời với các yêu cầu và phản hồi từ khách hàng.
XEM THÊM: Tại sao phần mềm CRM là công cụ quan trọng cho doanh nghiệp
Trên đây là một số gợi ý về cách thích ứng với xu hướng tiêu dùng thay đổi mà các doanh nghiệp nên lưu ý và áp dụng. Tuy nhiên, để thực sự thành công trong việc thích ứng với thị trường, các doanh nghiệp cần phải có sự đổi mới và sáng tạo liên tục, đồng thời luôn lắng nghe và cập nhật những thông tin mới nhất từ khách hàng và thị trường để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Tăng trưởng doanh số bán hàng với phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay. Từ tích hợp đa kênh đến giao diện thân thiện, tính năng quản lý tồn kho chính xác, tùy chỉnh linh hoạt, và khả năng bảo mật dữ liệu, bài viết này sẽ đưa bạn vào thế giới của những ưu điểm mà phần mềm quản lý bán hàng hàng đầu mang lại. Không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, mà còn thúc đẩy sự tương tác và tin cậy từ phía khách hàng.
Việc quản lý kênh phân phối hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, khi hoạt động của doanh nghiệp phát triển và mở rộng, xung đột trong quản lý kênh phân phối là một rủi ro không thể tránh khỏi. Những xung đột này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sự uy tín của thương hiệu, giảm hiệu suất kinh doanh và làm mất lòng khách hàng. Trong bài viết này, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu về cách ngăn chặn xung đột kênh phân phối và giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện đặc thù ngành Thương mại - Phân phối để đạt được sự hiệu quả tối đa trong quản lý.
Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng phần mềm quản lý kênh phân phối trở thành xu hướng đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tối ưu hóa hoạt động phân phối. Theo thống kê của Forbes, hơn 60% doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm quản lý kênh phân phối và đạt được nhiều thành công đáng kể.
Kinh doanh cửa hàng đòi hỏi người quản lý phải luôn đối mặt với những thách thức khó khăn. Trong đó, việc quản lý và vận hành hệ thống cửa hàng một cách hiệu quả và hiệu suất cao là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng và đang gặp rất nhiều khó khăn khi không có phần mềm này. Bài viết này sẽ trình bày về thách thức khi hoạt động kinh doanh không có phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng, lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng và giải pháp cho doanh nghiệp.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, chuyển đổi số là một xu hướng không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, việc áp dụng phần mềm quản lý mua hàng là một phương tiện hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình mua hàng, nâng cao tính linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Bài viết này sẽ trình bày về tầm quan trọng của phần mềm quản lý mua hàng trong chuyển đổi số và những lợi ích mà nó đem lại cho các doanh nghiệp.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc