Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Đào tạo nhân sự là một hoạt động quan trọng, mang vai trò chủ chốt đến chất lượng đội ngũ nhân lực tại doanh nghiệp. Quy trình đào tạo nhân sự được xây dựng bài bản sẽ giúp cho hoạt động phát triển nguồn lực có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nếu vận dụng tốt quy trình cũng có thể gia tăng thêm sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Quy trình đào tạo là hệ thống các bước liên kết chặt chẽ với nhau và nhằm mục đích cải thiện kỹ năng, thái độ hay hành vi của một cá nhân hoặc một tập thể. Các giảng viên thường theo sát các bước của quy trình đào tạo và tạo ra chương trình đào tạo hiệu quả.
Trong bối cảnh nhân sự, quy trình đào tạo được áp dụng để bổ sung hoặc nâng cao kiến thức của nguồn nhân lực và đem lại hiệu quả cao hơn trong công việc. Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho công ty là mục tiêu của quy trình đào tạo nhân viên
Khảo sát cho thấy 205 công ty thực hiện quy trình đào tạo bài bản có lợi nhuận cao hơn, dòng tiền, thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu cao hơn so với 232 công ty không có quy trình đào tạo.
– Tạp Chí Kỹ Thuật Kinh Tế –
Đối tượng được đào tạo là những người cụ thể được lựa chọn dựa trên các tiêu chí nhất định để phục vụ cho mục đích mà doanh nghiệp đang cần. Có thể dựa vào việc nghiên cứu nhu cầu và động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao động và triển vọng nghề nghiệp của từng người.
Khi lựa chọn người để đào tạo cần phảo đảm bảo đào tạo đúng người cần đào tạo, tức là phải lựa chọn người đúng khả năng, nguyện vọng học tập… để tránh tình trạng đào tạo nhầm đối tượng, làm tổn thất về thời gian và chi phí không cần thiết của doanh nghiệp.
Việc đánh giá nhu cầu đào tạo là bước đầu tiên trong quy trình đào tạo hiệu quả. Đầu tiên, ban giám đốc hay phòng nhân sự cần tìm ra dấu hiệu hay dự đoán về những thách thức ở hiện tại hoặc tương lai.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần đánh giá tổng quan về hiệu suất thực tế của nhân viên và những tiêu chuẩn cần có để vượt qua thách thức vừa tìm ra. Từ đó, phòng nhân sự xác định khoảng trống trong năng lực và đưa ra quy trình đào tạo phù hợp.
Khi đánh giá nhu cầu đào tạo có 3 cách tiếp cận thường được sử dụng hiện nay là:
Khi đã xác định được nhu cầu, phòng HR cần đặt ra các mục tiêu đào tạo phù hợp. Các mục tiêu có thể dựa trên những lỗ hổng tìm thấy ở những khóa đào tạo trước đó. Hoặc mục tiêu đến từ việc phát triển bộ kỹ năng cụ thể cho nhân viên.
Bước tiếp theo trong quy trình đào tạo là thiết kế quy trình và chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu. Mỗi chương trình đào tạo đều bao gồm:
Phương pháp đo lường kết quả sau khi chương trình đào tạo kết thúc
Cũng tại bước này, người lập kế hoạch cần lưu ý tới đặc điểm của học viên tham gia khóa đào tạo để lên nội dung phù hợp và phương pháp đào tạo tương ứng.
Có một số hình thức, phương pháp mà doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt trong quá trình đào tạo của mình như:
Sau khi đã thiết kế được chương trình đào tạo, việc thực bài bản giúp đảm bảo hiệu quả và mục tiêu đào tạo. Ngoài ra, một quyết định quan trọng khác là tiến hành đào tạo bên trong hay bên ngoài công ty.
Doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch về thời gian, giảng viên và tiến hành khóa đào tạo cho nhân viên sau khi quyết định những thứ trên. Việc theo dõi nhân viên trong quá trình đào tạo cũng vô cùng quan trọng. Nó giúp sự quan tâm của nhân viên và đánh giá hiệu quả của quy trình đào tạo.
Sau khi được đào tạo, doanh nghiệp nên yêu cầu nhân viên gửi phản hồi và đánh giá về quy trình đào tạo. Quy trình đào tạo cần mang lại những lợi ích và kỹ năng nhất định cho nhân viên.
Mục tiêu của việc đánh giá quy trình đào tạo bao gồm:
Tóm lại, các công ty cần theo sát các bước trong quy trình đào tạo để đạt được mục tiêu và phát triển hiệu quả nguồn nhân lực của mình.
Mỗi người có một khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau. Do đó, HR hay giảng viên cần tìm hiểu về những kiểu học viên khác nhau, từ đó đưa ra các phương pháp đào tạo phù hợp. Điều này giúp truyền tải nội dung đào tạo hiệu quả và tối ưu được thời gian đào tạo.
Theo tạp chí Tâm lý học, có ba kiểu người học sau đây:
Tóm lại, mỗi nhân viên sẽ thuộc nhiều nhóm học viên trên khi xử lý những thông tin khác nhau. Giảng viên và nhân viên HR cần tìm hiểu về những kiểu học viên trên để đưa ra phương pháp đào tạo phù hợp. Từ đó, bám sát vào mục tiêu phát triển của cá nhân người lao động cũng như của doanh nghiệp.
Tùy vào nội dung đào tạo, giảng viên nên có những hình thức truyền tải kiến thức khác nhau. Ví dụ, đối với những nội dung phòng cháy chữa cháy, HR nên tổ chức dưới dạng bài tập trải nghiệm để tăng tương tác của nhân viên. Ngược lại, đối với nội dung kiểm tra kiến thức, HR có thể tổ chức ở dạng bài thi trên website để tăng quy mô và giảm số lượng tài liệu cần in ra.
Bảng dưới đây mô tả những hình thức đào tạo phù hợp với nội dung đào tạo khác nhau:
Hình thức đào tạo | Nội dung đào tạo |
Đào tạo trực tiếp trong công việc Hoặc Một kèm một |
Đào tạo kỹ thuật |
Đào tạo nghiệp vụ | |
Đào tạo quản lý | |
Đào tạo an toàn | |
Đào tạo trên website Hoặc Đào tạo nhân viên mới |
Đào tạo kỹ thuật |
Đào tạo nghiệp vụ | |
Đào tạo quản lý | |
Đào tạo an toàn | |
Đào tạo kỹ năng mềm | |
Đào tạo kiến thức nền tảng | |
Đào tạo kỹ năng đội nhóm | |
Đào tạo chất lượng | |
Đổi vị trí công việc | Đào tạo kỹ thuật |
Đào tạo nghiệp vụ | |
Đào tạo quản lý | |
Đào tạo an toàn | |
Đào tạo kiến thức nền tảng | |
Đào tạo kỹ năng đội nhóm | |
Đào tạo chất lượng |
Để thực hiện quy trình đào tạo nhân sự bài bản và đạt được hiệu quả cao, HR cần lên kế hoạch thời gian đào tạo cụ thể. Ví dụ, một số khóa đào tạo về bảo mật thông tin, văn hóa công ty cần được tổ chức cố định khi nhân viên bắt đầu vào công ty làm. Trong khi đó, một số chương trình đào tạo về kỹ năng và nâng cao nghiệp vụ phát sinh trong quá trình nhân viên làm tại công ty.
Ngoài ra, trong khi thiết kế nội dung đào tạo, HR và giảng viên cần nghiên cứu cụ thể thời gian cần cho mỗi buổi đào tạo và tổng thời gian hoàn thành chương trình đào tạo. Điều này giúp nội dung đào tạo được truyền tải rõ ràng nhưng không ảnh hưởng đến sự tập trung và độ tiếp thu của người học.
Việc đặt ra kế hoạch thời gian đào tạo sẽ giúp HR thực hiện mục tiêu phát triển của công ty và bản thân nhân viên. Hơn nữa, một kế hoạch cụ thể cũng giúp bản thân HR và nhân viên sắp xếp công việc để tham gia và tăng hiệu quả của quy trình đào tạo nhân sự.
Ngân sách đào tạo ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp, chất lượng và mục tiêu đào tạo. Ví dụ, nếu doanh nghiệp quyết định lựa chọn hình thức đạo tạo trực tuyến, tuy nhiên lại không thể chi trả chi phí người dùng của nền tảng, thì đây không phải là lựa chọn phù hợp. Mặt khác, nếu công ty chọn hình thức một kèm một, vậy công ty cần đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện công việc khi lực lượng lao động bị phân tán trong quá trình đào tạo.
Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp sẽ quyết định hiệu quả của chương trình đào tạo. Như đã phân tích ở trên, có ba kiểu học viên ứng với những phương pháp học khác nhau. Bởi vậy, nếu ngân sách đào tạo không cho phép thực hiện những hình thức đào tạo tốn kém, HR cần xem xét lại mục tiêu và chương trình đào tạo phù hợp.
Bên cạnh chi phí đào tạo thực tế, HR nên xem xét chi phí thời gian nhân viên trong quá trình đào tạo. Ví dụ, công ty cần trả những chi phí gì trong thời gian người lao động được đào tạo. Từ đó, HR có thể tính được tỉ lệ hoàn vốn của quy trình đào tạo nhân sự.
Nói tóm lại, để đưa ra hình thức và nội dung đào tạo phù hợp, HR cần cân đối và lên kế hoạch chi tiết cho ngân sách đào tạo nhân sự.
Mô hình đánh giá quy trình đào tạo nhân sự đưa ra những tiêu chí tập nhằm xem xét nỗ lực đào tạo của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực này, có chín mô hình được phát triển xuyên suốt từ những năm 70s của thế kỉ 20. Bảng dưới đây mô tả đầy đủ những các mô hình đánh giá quy trình đào tạo nhân sự.
Mô hình | Tiêu chí đánh giá đào tạo |
1. Kirkpatrick (1994) | 4 cấp độ đánh giá: Phản ứng, Học hỏi, Hành vi trong công việc và Kết quả. |
2. CIPP (Galvin, 1993) | 4 cấp độ đánh giá: Bối cảnh, Tài liệu, Quy trình và Sản phẩm. |
3. CIRO (Warr et al., 1970) | Bối cảnh, Tài liệu, Quy trình và Kết quả |
4. Brinkerhoff (1987) | 6 bước: Xác định mục tiêu, Thiết kế chương trình, Thực hiện đào tạo, Kế quả tức thời, Kết quả ứng dụng, Tác động và giá trị tương ứng. |
5. Phương pháp hệ thống (Bushnell, 1990) | Bốn nhóm hành động: Tài liệu đào tạo,Quy trình, Sản phẩm và Kết quả. |
6. Kraiger, Ford and Salas(1993) | Một sơ đồ phân loại ba phạm trù của kết quả học tập (kết quả nhận thức được, kết quả thể hiện ở kỹ năng và kết quả cảm tính). Tác giả đã đúc kết sơ đồ này từ lý thuyết và những đề xuất phương pháp đánh giá phù hợp với từng loại kết quả. |
7. Kaufman and Keller (1994) | Năm cấp độ: Năm cấp độ: Tạo điều kiện và Phản ứng, Tiếp thu, Ứng dụng, Kết quả đối với doanh nghiệp và Kết quả đối với xã hội. |
8. Holton (1996) | Mô hình xác định mối quan hệ giữa năm phạm trù: Ảnh hưởng thứ cấp, Yếu tố thúc đẩy, Yếu tố môi trường, Kết quả, Khả năng/Yếu tố điều kiện. |
9. Phillips (1996) | Năm cấp độ: Phản ứng và kế hoạch đào tạo, Học hỏi, Áp dụng kiến thức vào công việc, Kết quả doanh nghiệp, Tỉ lệ hồi vốn (ROI). |
Mô hình hoàn chỉnh và được sử dụng rộng rãi nhất được phát triển bởi Kirkpatrick vào năm 1994. Dựa vào các cấp độ kết quả mà quy trình đào tạo mang lại cho doanh nghiệp, Kirkpatrick đã xây dựng nên mô hình đánh giá quy trình đào tạo bốn cấp độ. Dựa vào những cấp độ này, nhà quản lý hay phòng HR sẽ biết được hiệu quả của quá trình đào tạo.
Mô hình đánh giá hiệu quả quy trình đào tạo nhân sự Kirkpatrick
Chúng ta đã cùng tìm hiểu về quy trình đào tạo nhân sự trong công ty và mức độ quan trọng của nó trong mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Quy trình đào tạo nhân sự giúp tăng động lực của người lao động và sự gắn kết giữa nhân viên với doanh nghiệp.
Bài viết cũng cung cấp cái nhìn tổng quan về năm bước trong quy trình đào tạo từ xác định nhu cầu đào tạo, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá quy trình đào tạo nhân sự. Bên cạnh đó, bài viết đưa ra bốn bước thực hiện chi tiết một quy trình đào tạo nhân sự. Ngoài ra, bài viết hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá quy trình đào tạo nahan sự của mình thông qua mô hình bốn cấp độ kết quả. Việc đánh giá này giúp cải thiện và điều chỉnh các hoạt động đào tạo của doanh nghiệp trong tương lai.
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Hiện nay Coaching trong doanh nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân viên, cải thiện hiệu suất làm việc, và xây dựng môi trường làm việc tích cực. Bằng cách tạo cơ hội cho sự học hỏi và phát triển cá nhân, Coaching giúp tăng cường sự tự chủ và đóng góp vào sự thành công và bền vững của tổ chức.
Quy trình quản lý nhân sự là tập hợp các bước cơ bản và hoạt động mà mọi tổ chức cần thực hiện để tối ưu hóa sự quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của họ. Điều này bao gồm việc xác định nhu cầu nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất, và nhiều hoạt động khác để tạo một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
Trong tình cảnh kinh tế ngày càng không mấy khởi sắc như hiện tại. Các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu tối ưu chi phí nhân sự để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tình hình càng trở nên tệ hơn khi những doanh nghiệp từng được ca tụng là có chế độ đãi ngộ trong mơ nhưng Google, Amazon, Facebook…cũng phải cắt giảm từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn nhân sự.
Khi thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp không chỉ cần có sản phẩm chất lượng, mà còn phải tìm cách quản lý và tối ưu hóa quá trình kinh doanh của mình. Trong đó, sử dụng phần mềm quản lý nhân viên thị trường kinh doanh là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng cường quản lý và theo dõi hoạt động của đội ngũ nhân viên kinh doanh.
Trong kinh doanh, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là một phần quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng và tạo ra sự tương tác tích cực giữa các bên. Trong bài viết này, 1BOSS sẽ tìm hiểu về CRM là gì, hướng dẫn cho người mới bắt đầu quản lý quan hệ khách hàng và các ví dụ về cách hoạt động của nền tảng CRM.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc