• 24/04/2022
  • Quản lý nhân sự
  • Multitasking là khái niệm rất phổ biến trong môi trường làm việc công sở ngày nay. Multitasking là làm việc đa tác vụ, đây dường như đã trở thành thói quen của rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Dù vô tình hay cố ý, thật sự đã có khá nhiều người lạm dụng hình thức làm việc này quá nhiều.

    Phần lớn, các nhận định từ mọi người đều cho rằng multitasking không hiệu quả. Vậy, hãy cùng xem xét theo góc độ khoa học nhé! Trong bài viết này, 1BOSS sẽ giúp mọi người tìm hiểu xem, multitasking có phù hợp để áp dụng vào công việc hằng ngày hay không?


    Xem thêm bài viết liên quan:


     

    Khi chúng ta multitask thì não bộ hoạt động như thế nào?

     

    Đối với đại đa số chúng ta, multitasking, hay nói nôm ra rằng làm nhiều việc khác nhau cùng lúc khiến chúng ta mệt mỏi, bị stress và giảm năng suất hơn. Tại sao việc tập trung vào chỉ một thứ duy nhất lại khó đến vậy?

    Để trả lời cho câu hỏi đó, ta cần biết rõ những gì thực sự diễn ra trong bộ não của chúng ta khi multitask và đánh giá liệu tất cả quá trình đó đều mang lại ý nghĩa hay không.

    May mắn thay, câu trả lời đã được tìm thấy ở một số nghiên cứu thành công trên toàn thế giới.

     

    1. Lý do khiến nhiều người trong số chúng ta không thể từ bỏ thói quen multitasking

     

    Vì sao chúng ta luôn bị chìm đắm trong thói quen đa tác vụ ngay cả khi biết rằng không nên làm điều đó? Câu trả lời được đề cập trong một công bố gần đây về multitasking của nhà nghiên cứu Zhen Wang.

    “[People who multitask] are not being more productive — they just feel more emotionally satisfied from their work.”

    Multitasking không giúp con người làm việc hiệu quả hơn mà chỉ giúp họ đạt được cảm xúc thỏa mãn hơn về công việc.

     

    Theo đó, nếu một nhà phân tích dữ liệu vừa ngồi chạy các thuật toán trong khi vẫn mở một cuốn sách bên cạnh, cùng lúc với việc xem tivi và trao đổi thông tin với khách hàng, anh ta sẽ có một cảm giác mãn nguyện. Anh ta đang hoàn thành tất cả những điều này cùng một lúc và tự mình cảm thấy vô cùng đáng tự hào.

    Thật không may, kết quả công việc của anh ta tệ hơn nhiều so với những đồng nghiệp khác - những người không để chồng chéo các tác vụ lên nhau.

     

    Các đánh giá chính xác về multitasking theo góc độ khoa học

    Multitask tốn kém thời gian và rắc rối hơn so với single-task

     

    Một vấn đề khác là multitaskers - những nhà quản lý đa tác vụ dường như thể hiện ra ngoài rằng họ đang làm việc rất hiệu quả. Vì vậy, chúng ta muốn được như họ.

    Ví dụ, một CEO bận rộn luôn cùng lúc làm nhiều thứ - tay phải trả lời email, tay trái nhấc điện thoại lên nghe, và não thì đang nghĩ về điều cần nói trong cuộc họp sắp tới. Các manager hằng ngày chứng kiến điều đó sẽ nảy sinh tâm lý ngưỡng mộ, và lấy luôn multitasking đó làm đích đến cho sự phấn đấu.

     

    2.  Khi multitask thì điều gì đang xảy ra trong bộ não của chúng ta?

     

    Kết luận này vừa bất ngờ vừa thú vị: Bộ não của chúng ta không thể đa nhiệm.

    Nói cách khác, trong khi chúng ta đang cố gắng làm nhiều hơn một việc cùng lúc, thì bộ não của chúng ta không hề tập trung được vào tất cả các tác vụ này!

    Thay vào đó, multitasking chia tách não bộ thành nhiều phần. Nó tạo ra một khái niệm mà các nhà nghiên cứu gọi là spotlight - sự tập trung cao độ. Vì vậy, tất cả những gì bộ não của chúng ta đang làm chỉ là cố gắng chuyển đổi liên tục giữa các tác vụ đó - một cách điên cuồng và tiêu cực.

    Theo một nghĩa nào đó, bộ não của chúng ta phải khởi động lại khi chuyển đổi hành vi từ tác vụ này sang tác vụ khác, đồng nghĩa với việc năng lượng và thời gian bị tiêu hao đáng kể.

    Trong hình ảnh dưới đây, bạn có thể hình dung được các hoạt động khác nhau của não để đối phó với multitask - liên tục nhảy qua nhảy lại để chuyển đổi khi bạn chỉ tập trung vào từng tác vụ vài giây mỗi lần:

     

    Các đánh giá chính xác về multitasking theo góc độ khoa học

    Multitasking chia tách não bộ thành nhiều phần và ép chúng phải chuyển đổi liên tục

     

    Đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu: Multitasking ảnh hưởng xấu tới con người như thế nào?

     

    1. Multitasking làm giảm năng suất lao động

     

    Theo nghiên cứu của Zhen Wang, rất vô tình, chúng ta tự gây áp lực lên chính mình để multitask ngày càng nhiều nhiệm vụ. Không rõ cảm giác mãn nguyện “ảo” sẽ kéo dài bao lâu, nhưng năng suất công việc chắc chắn bị giảm xuống.

    Khẳng định của Zhen Wang trùng khớp với kết quả nghiên cứu được báo cáo trên Journal of Experimental Psychology - Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm. Trong quá trình giải quyết các vấn đề toán học phức tạp, học sinh bị chậm hơn 40% khi được yêu cầu tạm dừng tính toán để chuyển sang nhiệm vụ khác.

     

    2. Mutitasking làm mai một các kỹ năng

     

    Clifford Nass, một nhà nghiên cứu tại Stanford, đã từng cho rằng multitasking dù sao cũng hỗ trợ con người phát triển một số kỹ năng nổi bật khác, ví dụ như trong việc lọc thông tin, chuyển đổi giữa các tác vụ nhanh chóng và có được bộ nhớ khổng lồ vượt trội.

    Nhưng sau khi có kết quả nghiên cứu, ông thấy rằng cả 3 giả thuyết trên đều sai. Multitasking hoàn toàn khủng khiếp ở mọi khía cạnh!

    Trên thực tế, những nhà quản lý đa tác vụ bị kém hơn rất nhiều trong việc chọn lọc thông tin không liên quan và chuyển đổi giữa các tác vụ so với những người làm việc đơn tác vụ.Và việc chồng chéo các tác vụ như vậy khiến cho luồng thông tin trong bộ nhớ bị lộn xộn và dễ “rơi rụng” hơn đáng kể.

    Điều đáng sợ nhất là, tình trạng xấu này có diễn ra trong khi những multitasker chỉ đang thực hiện đơn tác vụ. Như vậy là, ngay cả khi chỉ tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất, bộ não và quá trình nhận thức của người đa tác vụ mãn tính vẫn kém hiệu quả. Đó là tác hại nghiêm trọng về mặt lâu dài, có nguy cơ kéo dài vĩnh viễn.

    Cho đến hiện tại, hầu hết các nghiên cứu khoa học về multitasking đều xác nhận một điều rằng đa tác vụ ảnh hưởng xấu tới con người. Chúng ta làm việc kém năng suất hơn, đồng thời các kỹ năng cũng dần bị mai một.

     

    3. Multitasking làm giảm IQ

     

     

    Đó là kết quả của một nghiên cứu được thực hiện bởi The Institute of Psychiatry - Viện Tâm thần học và được công bố bởi BBC News.

    Báo cáo cho thấy tình trạng nghiện công nghệ ngày càng gia tăng, dẫn chứng điển hình là mọi người có thói quen kiểm tra email và tin nhắn liên tục trong khi đáng lẽ ra họ cần tập trung cao độ cho hội nghị đang diễn ra.

    “Infomania” (trạng thái cuồng thông tin) này được chứng minh làm giảm sút 10 điểm IQ của những người tham gia nghiên cứu đã mắc phải. Điều thú vị là, Viện tâm thần học cũng đưa ra so sánh, sự giảm sút này cao hơn gấp 2 lần so với tác động của cần sa lên IQ con người.

     

    4. Multitask càng nặng, tác hại càng nghiêm trọng

     

    Nghiên cứu từ The National Academy of Sciences - Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia cho thấy rằng "heavy multitaskers" - những người đa tác vụ cấp độ nặng thực sự làm việc kém hiệu quả hơn so với những người mới ở cấp độ nhẹ.

     

    Kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh được lợi ích của multitasking

     

    Theo một nghiên cứu được thực hiện ở Đại học Hồng Kông, không phải lúc nào multitasking cũng bị đánh giá là tồi tệ.

    Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người có thói quen “media multitasking”, được hiểu rằng thường xuyên sử dụng nhiều hơn một hình thức truyền thông hoặc loại hình công nghệ cùng lúc, có khả năng tích hợp thông tin thị giác và thính giác tốt hơn.

     

    Các đánh giá chính xác về multitasking theo góc độ khoa học

    Media multitasking là thói quen phổ biến của chúng ta hiện nay

     

    Những người tham gia trong độ tuổi 19-28 được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi về thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của họ. Sau đó, họ đã hoàn thành một visual search task - nhiệm vụ tìm kiếm trực quan bao gồm 2 tình huống có và không có âm thanh báo hiệu khi vật phẩm đổi màu.

    Trong kết quả nghiên cứu được công bố trên Psychonomic Bulletin & Review - Bản tin Tâm lý học, những media multitasker đã tìm kiếm hiệu quả hơn khi có âm thanh báo hiệu, cho thấy rằng họ giỏi hơn trong việc tích hợp hai nguồn thông tin cảm giác.

    Tác giả của bản báo cáo đã nhận định rằng "Mặc dù những phát hiện trên không chứng minh được bất kỳ tác động nhân quả nào, nhưng chúng nhấn mạnh tác động thú vị của multitasking lên một số khả năng nhận thức nhất định, đặc biệt là tích hợp đa phương tiện.

     

    Tạm kết

     

    Có thể thấy multitasking là một chủ đề nhận được khá nhiều sự quan tâm của giới các nhà nghiên cứu. Thứ nhất là bởi thực sự multitask có thể được nghiên cứu bởi khoa học tâm lý - hành vi và phân tích não bộ. Thứ hai là bởi nó tồn tại trong cuộc sống đời thường và công việc của hầu hết chúng ta, nên việc biết rằng đâu là đúng - đâu là sai và làm thế nào để tối ưu nhất là một bài toán cần giải.

     

    Ban biên tập 1BOSS

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    Bài viết khác
    Coaching là gì? Những lợi ích khi áp dụng Coaching trong doanh nghiệp
    Coaching là gì? Những lợi ích khi áp dụng Coaching trong doanh nghiệp
    • 14/09/2023

    Hiện nay Coaching trong doanh nghiệp đang đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân viên, cải thiện hiệu suất làm việc, và xây dựng môi trường làm việc tích cực. Bằng cách tạo cơ hội cho sự học hỏi và phát triển cá nhân, Coaching giúp tăng cường sự tự chủ và đóng góp vào sự thành công và bền vững của tổ chức.

    Quy trình quản lý nhân sự là gì? Cách xây dựng quy trình quản lý nhân sự hiệu quả
    Quy trình quản lý nhân sự là gì? Cách xây dựng quy trình quản lý nhân sự hiệu quả
    • 12/09/2023

    Quy trình quản lý nhân sự là tập hợp các bước cơ bản và hoạt động mà mọi tổ chức cần thực hiện để tối ưu hóa sự quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của họ. Điều này bao gồm việc xác định nhu cầu nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất, và nhiều hoạt động khác để tạo một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. 

    Cắt giảm nhân sự: Liệu có đúng đắn trong giai đoạn hiện tại
    Cắt giảm nhân sự: Liệu có đúng đắn trong giai đoạn hiện tại
    • 05/06/2023

    Trong tình cảnh kinh tế ngày càng không mấy khởi sắc như hiện tại. Các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu tối ưu chi phí nhân sự để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tình hình càng trở nên tệ hơn khi những doanh nghiệp từng được ca tụng là có chế độ đãi ngộ trong mơ nhưng Google, Amazon, Facebook…cũng phải cắt giảm từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn nhân sự.

     

    Sử dụng phần mềm quản lý nhân viên thị trường kinh doanh để tăng cường hiệu quả kinh doanh
    Sử dụng phần mềm quản lý nhân viên thị trường kinh doanh để tăng cường hiệu quả kinh doanh
    • 06/05/2023

    Khi thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp không chỉ cần có sản phẩm chất lượng, mà còn phải tìm cách quản lý và tối ưu hóa quá trình kinh doanh của mình. Trong đó, sử dụng phần mềm quản lý nhân viên thị trường kinh doanh là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng cường quản lý và theo dõi hoạt động của đội ngũ nhân viên kinh doanh.

     

    CRM là gì? Hướng dẫn cho người mới bắt đầu về quản lý quan hệ khách hàng
    CRM là gì? Hướng dẫn cho người mới bắt đầu về quản lý quan hệ khách hàng
    • 04/05/2023

    Trong kinh doanh, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là một phần quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng và tạo ra sự tương tác tích cực giữa các bên. Trong bài viết này, 1BOSS sẽ tìm hiểu về CRM là gì, hướng dẫn cho người mới bắt đầu quản lý quan hệ khách hàng và các ví dụ về cách hoạt động của nền tảng CRM.

     

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn