Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Làm thế nào để tăng năng suất làm việc của bản thân và team của mình? 12 mẹo nhỏ 1BOSS chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn đẩy nhanh năng suất làm động, hoàn thành gấp đôi công việc chỉ với một nửa thời gian.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Nếu bạn muốn tăng hiệu suất doanh nghiệp, trước tiên hãy bắt đầu với chính ngày làm việc của bản thân bạn. Nỗ lực khiến bản thân mình làm việc hiệu quả không chỉ góp phần thúc đẩy năng suất công ty, mà còn giúp bạn biết đâu là phương pháp phù hợp để bạn áp dụng cho nhân viên của mình.
Với những nhiệm vụ hoặc dự án mở không có thời hạn kết thúc rõ ràng, hãy tự mình đặt một deadline để có động lực làm việc chăm chỉ hơn. Khi thông báo với người khác về deadline tự đặt ra, bạn sẽ có trách nhiệm hơn trong việc hoàn thành đúng deadline.
Con người khác với máy móc: Máy móc hoạt động theo tuyến tính, còn con người hoạt động theo chu kỳ. Để có một ngày làm việc hiệu quả và vận hành theo bản chất tự nhiên của con người, bạn cần để tâm đến các chu kỳ Ultradian.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Bộ não con người có thể tập trung vào một công việc bất kì trong khoảng 90 - 120 phút. Sau 90 phút, năng suất làm việc sẽ bắt đầu giảm xuống, chúng ta cần một quãng giải lao khoảng 20 phút để phục hồi năng lượng và đảm bảo hiệu suất cao trong phiên làm việc tiếp theo. Để tối ưu hoá năng suất, hãy chia ngày làm việc của bạn ra thành 4 - 5 phiên 90 phút, mỗi phiên hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định.
Để có một ngày làm việc hiệu quả, hãy làm việc theo chu kì Ultradian
Các nghiên cứu cho thấy rằng: nghỉ ngơi trong quãng thời gian ngắn giúp duy trì sự tập trung tốt hơn và ngăn cản sự suy giảm hiệu quả làm việc. Hãy tạm ngưng tập trung vào một nhiệm vụ trong vòng 1 - 2 phút, khoảng 2 - 3 lần một giờ, giúp bạn tập trung tốt hơn trong cả ngày dài làm việc.
Bên cạnh đó, hãy tập thể dục ít nhất 1 lần trong ngày, dù đó chỉ là một vài cái chống đẩy hay tập thể dục tại chỗ, chúng cũng giúp năng suất làm việc tốt hơn.
Nếu một công việc hoặc nhiệm vụ chỉ mất 2 phút để hoàn thành, hãy làm nó ngay lập tức. Bạn sẽ mất ít thời gian cho nó hơn, so với việc quay lại hoàn thành nó sau. Đây là một quy tắc đơn giản từ cuốn sách "Getting Things Done" của David Ailen. Hầu hết công việc mà bạn trì hoãn không khó để làm, bạn có đủ khả năng để thực hiện chúng, bạn chỉ đang né tránh bắt đầu thực hiện vì một vài lý do nào đó. Quy tắc 2 phút giúp bạn vượt qua sự trì hoãn, lười biếng, với 2 nguyên tắc:
Trả lời email, xem lại danh sách việc cần làm, brainstorming, đọc lại tài liệu trước cuộc họp là những công việc có thể tranh thủ khi bạn tận dụng thời gian chờ đợi, ví dụ như khi bạn ngồi trên taxi di chuyển tới chỗ làm, hoặc đợi trong phòng chờ của bác sĩ.
Tất cả công việc bạn làm đều nên được hoàn thành càng nhanh càng tốt, sau đó tiếp nhận feedback để chỉnh sửa, hơn là lãng phí thời gian cố gắng khiến nó hoàn hảo. Bạn sẽ thấy bạn có thể hoàn thành các dự án nhanh hơn nhiều nếu bạn thực hiện chúng trong bốn hoặc năm "bản nháp" thay vì cố gắng hoàn thành dự án ngay từ lần đầu tiên.
Hoàn thành hơn hoàn hảo
Khi bạn đã áp dụng thành công những phương pháp tăng năng suất cho bản thân, bạn có thể chọn những phương pháp phù hợp với mình và áp dụng nó cho bộ máy nhân sự.
Có những giờ nghỉ ngắn trong ngày làm việc: bạn có thể tạo ra các hoạt động như chúc mừng sinh nhật, tổ chức hoạt động nhóm hàng tuần, cùng ăn trưa hàng tuần…
Ra quy định làm việc với email. Nếu nhân viên muốn có phản hồi ngay lập tức, họ nên gọi cho nhau hoặc đến văn phòng của nhau. Mong đợi email được đọc ngay lập tức dẫn đến thói quen kiểm tra email liên tục, làm lãng phí thời gian.
Đặt deadline. Dù là dự án dài hạn hay dự án mở (không thời hạn), nhân viên của bạn sẽ có nhiều động lực làm việc hơn nếu bạn đặt ra mục tiêu và deadline rõ ràng để họ đạt được trong quá trình thực hiện.
Cấp cho nhân viên quyền sử dụng phòng gym: Có một phòng gym ở văn phòng hoặc cho nhân viên một thẻ thành viên tại phòng gym gần đó, có thể tăng năng suất làm việc của họ.
Việc hoàn thành công việc ở đâu và vào lúc nào, không quan trọng bằng việc hoàn thành công việc trong bao lâu. Một nghiên cứu của Gallup đã chỉ ra rằng: những nhân viên được phép làm việc từ xa gắn kết với công ty và làm việc trong thời lượng lâu hơn. Hãy cho phép nhân viên của bạn làm việc linh hoạt tại thời điểm và nơi họ cảm thấy làm việc tốt nhất.
Bên cạnh đó, làm việc từ xa cũng là mô hình các doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai trong bối cảnh thị trường rủi ro như Covid-19. Nếu doanh nghiệp không quen với quản lý từ xa trước đó, sẽ rất khó để bắt đầu thiết lập và nối liền mạch giai đoạn này với giai đoạn phục hồi sau dịch.
Một "Bộ giải pháp Kinh doanh không gián đoạn" - có thể áp dụng cho cả hai mô hình làm việc trực tiếp và làm việc từ xa - là lựa chọn phù hợp doanh nghiệp nên tham khảo.
Cho phép nhân viên làm việc linh hoạt
Khi nhân viên cảm thấy được ghi nhận nỗ lực làm việc, họ sẽ có thêm động lực và làm việc năng suất hơn. Hãy khen ngợi họ trong cuộc họp, trao thưởng nếu họ có kết quả làm việc tốt. Nếu nhân viên của bạn làm thêm giờ, hãy ghi nhận công sức của họ. Nếu bạn thất bại trong việc tưởng thưởng sự chăm chỉ của nhân viên, thì họ cũng không làm việc chăm chỉ như bạn mong muốn.
Khi nhân viên được trao quyền tự chủ trong công việc và biết rằng họ sẽ nhận được feedback để cải thiện, họ sẽ làm việc một cách tỉ mỉ hơn. Trao trách nhiệm cũng có nghĩa là đưa cho nhân viên một định hướng rõ ràng về lộ trình phát triển của công ty, công việc của họ đóng góp như thế nào vào sự phát triển đó. Nếu nhân viên hiểu được công việc của họ có ý nghĩa như thế nào, thay vì chỉ là một con ốc nhỏ trong bộ máy khổng lồ, họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn.
Gợi ý: Đưa ra phần thưởng về tài chính xứng đáng, tương ứng với mục tiêu rõ ràng là một cách tuyệt vời để tăng sự gắn kết của nhân viên với công ty, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Làm việc nhóm có thể cải thiện kết quả công việc, bởi một công việc được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Phương pháp này sẽ khiến nhân viên làm việc cẩn thận hơn, họ không muốn cả team bị ảnh hưởng hoặc họ bị lép vế hơn so với những người trong nhóm. Ngoài ra, làm việc nhóm cũng ngăn cản cảm giác cô lập khi nhân viên cảm thấy bị phớt lờ và không quan trọng.
Nguồn tham khảo:
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Quản lý dự án với những phương pháp truyền thống hiện đã không mang lại hiệu quả cao, mà còn gặp rất nhiều trở ngại, gây khó khăn và sai sót trong quá trình xử lý công việc. Phần mềm quản lý dự án được xây dựng dựa trên các đặc điểm và yêu cầu của từng ban quản lý dự án.
Quy trình quản lý dự án là rất quan trọng để đảm bảo thành công của dự án. Chính vì thế, việc thực hiện các quy trình cần phải được thực hiện đầy đủ, khoa học và chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện dự án. Trong bài viết này, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu một số mô hình quản lý dự án phổ biến và cách để quản lý dự án hiệu quả với phần mềm quản lý dự án 1BOSS PROJECT.
Trong thời đại công nghệ hiện đại, việc quản lý công việc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với sự phát triển của ứng dụng di động, các ứng dụng quản lý công việc đã trở thành một công cụ cần thiết để tăng cường hiệu suất làm việc và tổ chức công việc một cách hiệu quả. Trong số đó, có một ứng dụng được ưa chuộng nhất hiện nay - đó là phần mềm quản lý công việc.
Quản lý dự án là một khâu quan trọng trong quy trình làm việc của mỗi doanh nghiệp. Một phần mềm quản lý dự án tốt sẽ giúp doanh nghiệp có thể sát sao chặt chẽ quy trình của dự án từ lúc khởi tạo cho đến khi thực hiện và hoàn thiện dự án. Nếu doanh nghiệp vẫn đang còn lăn tăn trước vô vàn sự lựa chọn trên thị trường, hãy để 1BOSS liệt kê cho doanh nghiệp top 5 phần mềm quản lý dự án tốt nhất hiện nay.
Quản lý công việc bằng Excel là việc phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp. Bởi lẽ đây là công cụ miễn phí và khá dễ sử dụng. Tuy nhiên, đi đôi với lợi ích cũng có nhiều “lợi bất cập hại” do Excel mang lại, nhất là khi doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh thì Excel ngày càng để lộ nhược điểm của nó. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu quản lý công việc bằng Excel như thế nào và cách quản lý công việc hiệu quả với phần mềm quản lý công việc 1BOSS WORKS nhé.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc