Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự (Coming soon)
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Dựa vào tính chất và khối lượng công việc mà mỗi vị trí nhân sự tại mỗi doanh nghiệp lại có cách tính lương khác nhau. Hãy cùng 1BOSS tìm hiểu các cách tính lương phổ biến trong bài viết sau nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan:
Đây là phương pháp tính phổ biến nhất, dựa trên thời gian làm việc, cấp bậc công việc và bậc lương của người lao động. Để tính lương theo cách này, người lao động và doanh nghiệp cần nắm rõ các yếu tố sau:
Đây là lương thỏa thuận của giám đốc với người lao động, là cơ sở tính bảo hiểm, các khoản trích, và tiền lương thực lĩnh của người lao động. Lương cơ bản không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của chính phủ tại thời điểm giao kết hợp đồng. Đặc biệt đối với lao động đã qua học nghề thì phải được cộng thêm 7% lương tối thiểu nữa.
Kể từ ngày 25/01/2018, mức lương tối thiểu vùng 1 là 3.980.000 theo Nghị định 141/2017. Như vậy nếu đang làm việc tại vùng 1, đã qua đào tạo từ cấp nghề trở lên (đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng…) thì mức lương thấp nhất mà bạn được nhận là: 3.750.000 * 7% = 4.258.600.
Tương tự, mức lương tối thiểu vùng 2 đã tăng lên 3.530.000 đồng, vùng 3 là 3.090.000 đồng và vùng 4 là 2.760.000 đồng/tháng.
Cách tính lương cơ bản
Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, hoặc phụ cấp gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Một số loạt phụ cấp thường gặp là:
Các loại phụ cấp nếu có, sẽ được quy định rõ trong hợp đồng lao động hoặc trong quy chế lương thưởng của công ty.
Đây số ngày bạn đi làm trong tháng, thường được thống kê dựa trên bảng chấm công. Từ các thông số trên, doanh nghiệp có 2 cách tính lương cho người lao động:
Cách 1: Khi doanh nghiệp không quy định ngày công chuẩn
“Lương tháng” = “Lương cơ bản”+ “Phụ cấp (nếu có)” / “ngày công chuẩn của tháng” x “số ngày làm việc thực tế"
Ngày công chuẩn là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ ví dụ như nghỉ chủ nhật, nghỉ lễ. Tháng 30 và 31 ngày có tối đa 26 ngày công chuẩn. Tháng 28 ngày thì ngày công chuẩn có thể chênh lệch một chút.
Ví dụ tháng 10/2017 có 31 ngày, 4 ngày chủ nhật. Nhân viên A được trả lương 5 triệu đồng/ tháng (đã bao gồm cả phụ cấp).
Cách 2: Doanh nghiệp quy định ngày công chuẩn
Doanh nghiệp tự quy định là 24 hoặc 26 ngày. Ví dụ công ty của A quy định ngày công chuẩn là 26:
“Lương tháng” = “Lương” + “Phụ cấp (nếu có)” / “26” x “ngày công thực tế làm việc”
Đây là hình thức thức trả lương dựa trên chất lượng và số lượng sản phẩm hoặc phần trăm công việc mà người lao động đã hoàn thành. Do gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, hình thức này thường được áp dụng khi cần khuyến khích năng năng suất, tăng số lượng sản phẩm.
Công thức tính lương theo sản phẩm khá đơn giản:
Lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm
Đây là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành được đúng khối lượng công việc theo thỏa thuận giữa hai bên.
Lương = Mức lương khoán * Tỷ lệ % hoàn thành công việc
Thông thường, lương khoán được áp dụng cho những công việc mang tính chất thời vụ.
Đây là hình thức trả lương dựa trên doanh số đạt được của nhóm hoặc cá nhân. Phương thức này thường được áp dụng phổ biến với nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh.
Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm có quy định:
Người lao động làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng ít nhất 150% so với đơn giá tiền lương đang được hưởng. Nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần – ít nhất bằng 200%. Nếu làm việc trong ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.
Người lao động làm việc vào ban đêm được trả thêm ít nhất bằng 30% đơn giá tiền lương được hưởng. Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì được hưởng thêm 20%. Như vậy nếu làm vào ngày thường, thì người sẽ được trả ít nhất là: 150% lương của ngày làm việc bình thường + 30% lương của ngày làm việc bình thường + 20% lương của ngày làm việc bình thường = 200% lương của ngày làm việc bình thường;
Làm thêm vào ban đêm của ngày nghỉ hàng tuần, người lao động được hưởng ít nhất: 200% lương của ngày làm việc bình thường + 30% lương của ngày làm việc bình thường + 20% x 200% lương của ngày làm việc bình thường = 270% lương của ngày làm việc bình thường.
Ban biên tập 1BOSS
Nguồn tài liệu tham khảo:
Các cuộc phỏng vấn đã diễn ra tốt đẹp, và CV của ứng viên rất tôt và hấp dẫn. Nhưng mọi người có thể chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn và CV có thể được đánh bóng một cách chuyên nghiệp. Reference Checking ( xác minh thông tin ứng viên) là một cách hiệu quả để hiểu rõ hơn về ứng viên và đưa ra quyết định tuyển dụng tốt nhất.
Bạn đã tự hỏi liệu bạn có nên tuyển dụng một HRBP hay không và liệu điều đó có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn không? Nhiều công ty lớn trên thế giới dường như cũng nghĩ như vậy, vì hầu hết đang thuê các HRBP có kinh nghiệm về nhân sự để điều chỉnh chiến lược thu hút nhân tài của họ với các mục tiêu tăng trưởng kinh doanh tổng thể để đạt được kết quả tốt nhất.
Trong thập kỷ qua, xây dựng Employer Branding đã trở thành một trong những ưu tiên thu hút nhân tài và nhân sự quan trọng nhất. Cuộc chiến giành nhân tài vẫn còn khốc liệt và nhiều tổ chức đang phải vật lộn để thu hút, tuyển dụng và giữ chân những người giỏi nhất trong tổ chức của họ.
Các mô hình quản lý nhân sự giúp giải thích vai trò của nhân sự trong doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 5 mô hình nhân sự thiết thực nhất. Những mô hình này giải thích vai trò của nhân sự là gì, cách nhân sự gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và cách doanh nghiệp ảnh hưởng đến nhân sự.
Các mô hình huấn luyện được sử dụng như một khuôn khổ để tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển tích cực. Nhằm giúp mọi người dễ dàng đặt mục tiêu, theo dõi tiến độ và xác định thời điểm họ thành công. Mô hình GROW là một trong những phương pháp huấn luyện đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất.Và có thể là một mô hình vô cùng hữu ích để giúp nhóm và nhân viên của họ phát triển sự tự tin và khả năng.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc