Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Phụ thuộc vào các tính chất khác nhau của từng chủ đề nghiên cứu, việc vận dụng các phương pháp phỏng vấn phù hợp sẽ giúp thông tin thu về có giá trị cao. Cùng 1BOSS tham khảo 4 phương pháp phỏng vấn sâu trong bài viết sau nhé!
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Nghiên cứu định tính là phương pháp nghiên cứu quan trọng có tính ứng dụng cao trong nghiên cứu thị trường. Các kết quả của nghiên cứu định tính giúp đào sâu nguyên nhân, cũng như khám phá những yếu tố mới ảnh hưởng đến bản chất của vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu định tính, phỏng vấn chuyên sâu là cách thức phổ biến và hữu hiệu nhất để thu thập thông tin. Do đó, việc hiểu và nắm rõ các phương pháp phỏng vấn là điều cần thiết thi thực hiện nghiên cứu định tính.
Phỏng vấn trong nghiên cứu định tính nhằm mô tả ý nghĩa của các chủ đề trung tâm của một số đối tượng cụ thể. Theo nghiên cứu của Kvale (1996), nhiệm vụ chính của việc phỏng vấn là tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, ý nghĩa và khám phá các yếu tố mới thông qua đối tượng trả lời.
Những người phỏng vấn chuyên nghiệp có thể tận dụng buổi trò chuyện với các đáp viên để đào sâu và mở rộng thông tin xung quanh chủ đề được định sẵn. Khi thực hiện phỏng vấn, nhà nghiên cứu cần phải theo dõi thái độ, hành vi của đáp viên để ghi nhận và điều tra thêm thông tin dựa trên biểu hiện của họ (McNamara, 1999).
Phỏng vấn mang tính chất trò chuyện thân mật: Không có câu hỏi định trước nào được đặt ra, hoàn toàn ngẫu hứng theo tiến trình của câu chuyện. Phương pháp này giúp người phỏng vấn và người tham gia có được bầu không khí trao đổi cởi mở, thoải mái và dễ chia sẻ nhất. Đây cũng là phương pháp dễ thích nghi nhất đối với cả người phỏng vấn và đáp viên.
Phương pháp phỏng vấn có hướng dẫn chung/ tiếp cận bán cấu trúc nhằm mục đích đảm bảo thu thập được cùng khoảng thông tin chung giống nhau từ những người tham gia phỏng vấn. Điều này giúp cuộc phỏng vấn có tính tập trung cao hơn so với phương pháp phỏng vấn theo hướng trò chuyện, thân mật; đồng thời, giúp rút ngắn thời gian phỏng vấn cho cả hai bên. Bên cạnh đó, vì người phỏng vấn chỉ hướng dẫn sơ qua cho đáp viên, nên phương pháp này vẫn đảm bảo mức độ tự do chia sẻ thông tin và khả năng thích ứng trong việc thu thập thông tin từ người tham gia phỏng vấn.
Phương pháp phỏng vấn tiêu chuẩn hóa, kết thúc mở là đặt ra các câu hỏi mở giống nhau cho tất cả những người tham gia phỏng vấn. Cách tiếp cận này tạo điều kiện cho cuộc phỏng vấn diễn ra nhanh hơn.
Đồng thời, người phỏng vấn đảm bảo được việc thu thập thông tin trong một phạm vi lĩnh vực cụ thể, nhưng vẫn đảm bảo được việc khám phá ra các yếu tố mới nhờ vào việc đặt câu hỏi mở cho các đáp viên.
Trong phương pháp phỏng vấn có cấu trúc cố định, câu trả lời cố định, tất cả những người tham gia phỏng vấn được hỏi những câu hỏi giống nhau và được yêu cầu chọn câu trả lời trong số các lựa chọn đã được định sẵn, kể cả những lựa chọn thay thế.
Cách tiếp cận này giúp tối ưu hóa thời gian phỏng vấn, thông tin thu thập được cố định, dễ phân tích. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là hạn chế sự đào sâu, khám phá các yếu tố mới thông qua câu trả lời của đáp viên.
Việc xây dựng bảng câu hỏi nhằm thu thập và ghi chép thông tin một cách xác đáng. Một bảng câu hỏi rõ ràng giúp thúc đẩy sự hợp tác giữa người hỏi và người được hỏi, giúp cuộc phỏng vấn được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Đây là bước quan trọng mà nhà nghiên cứu cần biết để đảm bảo các câu hỏi được đưa ra phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và trả lời được vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Ví dụ:
Phụ thuộc vào tính chất vấn đề cần nghiên cứu mà mỗi nghiên cứu lại có những đối tượng khảo sát khác nhau. Dựa vào khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, nhà nghiên cứu có thể chia đối tượng khảo sát theo từng nhóm nhỏ dựa vào độ tuổi/giới tính/nghề nghiệp/hành vi tiêu dùng…
Ví dụ: Cửa hàng thực phẩm sạch có đối tượng khách hàng mục tiêu là nữ 25 – 50 tuổi. Nhà nghiên cứu có thể dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu để chia ra thành các nhóm nhỏ hơn theo độ tuổi (25 – 30, 30 – 40, 40- 50), theo khu vực địa lý (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…), theo hành vi (mua thực phẩm sạch 2 – 3 lần/tuần…)…
Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu từ tất cả các nhóm đối tượng khách hàng là không thể vì sự hạn chế về mặt nguồn lực, chi phí và thời gian. Vậy nên, chọn một tập mẫu đại diện (số lượng người tham gia khảo sát) sẽ giúp giải quyết được những khó khăn này mà vẫn thu thập được các dữ liệu cần thiết.
Khi thực hiện phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu định tính, nhà nghiên cứu có thể lựa chọn phương pháp phỏng vấn mang tính trò chuyện thân mật, phỏng vấn có cấu trúc, bán cấu trúc, … được đề cập ở trên.
Việc đặt các câu hỏi đúng sẽ giúp trả lời được vấn đề cần nghiên cứu. Thế nên các câu hỏi được đưa ra phải là những câu hỏi cần thiết. Các câu hỏi này có thể dựa vào các lý thuyết, các thang đo sử dụng trong các nghiên cứu trước hoặc các câu hỏi do nhóm nghiên cứu thiết kế.
Tính logic cần được đảm bảo khi sắp xếp thứ tự các câu hỏi vì chúng có sự liên kết với nhau. Việc sắp xếp câu hỏi có thể đi từ những câu hỏi chung và gợi mở trước khi đi vào những câu hỏi chi tiết, mang tính chuyên môn cao. Sắp xếp thứ tự câu hỏi hợp lý sẽ tránh gây ra sự phức tạp và giúp quá trình khảo sát diễn ra dễ dàng.
Trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi có thể gặp những sai sót như câu hỏi không rõ nghĩa, câu hỏi đa nghĩa, lặp câu hỏi… Vậy nên nhà nghiên cứu cần phỏng vấn thử một số đối tượng khảo sát nhất định để kịp thời phát hiện và sửa chữa những lỗi mắc phải.
Sau khi phát hiện ra những lỗi sai đó, nhóm nghiên cứu sẽ cùng thảo luận và điều chỉnh để có được bảng câu hỏi tốt nhất và sẽ được dùng để phỏng vấn chính thức.
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Chi phí triển khai phần mềm CRM cho doanh nghiệp SME tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô của doanh nghiệp, tính năng cụ thể cần thiết và lựa chọn giữa các phiên bản đóng gói hay tùy chỉnh. Giá phần mềm CRM thường được tính dựa trên số lượng người dùng và loại hình sử dụng - đám mây hoặc cài đặt trên máy chủ riêng. Để xác định chi phí chính xác, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng, yêu cầu báo giá từ các nhà cung cấp, và cân nhắc nguồn ngân sách để đảm bảo rằng họ chọn được giải pháp phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, ngoài sự chú trọng vào yếu tố chất về lượng sản phẩm dịch vụ, yếu tố con người vận hành, mà truyền thông mạng xã hội còn là yếu tố tiên quyết để tạo nên giá trị của thương hiệu, xây dựng sự phát triển toàn diện, và một phần giúp cho doanh nghiệp đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Theo đó, các giải pháp truyền thông ngày càng đa dạng và tối ưu, mạng xã hội không chỉ là một trong những lựa chọn về truyền thông mà còn là "mảnh đất" mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phái đặt chân đến.
Dưới sự chuyển dịch từ sản phẩm sang dịch vụ khách hàng, sự thành công của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào khả năng hiểu và đáp ứng khách hàng. Vì vậy, việc xây dựng hành trình khách hàng là một trong những điều tất yếu để doanh nghiệp đạt được thành công trên con đường chinh phục khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hành trình khách hàng là gì và tối ưu hành trình khách hàng với phần mềm CRM như thế nào.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc chăm sóc khách hàng đòi hỏi sự nhanh nhạy, thông minh và hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Sự kết hợp giữa AI và CRM không chỉ đem lại lợi ích lớn cho việc chăm sóc khách hàng mà còn mở ra những cơ hội mới để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả trong tương tác với khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự hợp tác này và tìm hiểu các lợi ích mà việc tích hợp AI vào phần mềm CRM mang lại trong việc chăm sóc khách hàng.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc