Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Phân khúc thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp để xác định chân dung khách hàng và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả. Vậy bản chất của phân khúc thị trường là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phân khúc thị trường.
Xem thêm bài viết liên quan:
Phân khúc thị trường, tiếng Anh là Market Segmentation, là hoạt động phân chia khách hàng trong thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ khác nhau. Những nhóm khách hàng này sẽ có những đặc điểm, nhu cầu và phản hồi tương tự nhau.
Phân khúc thị trường là gì ?
Việc phân chia nhóm khách hàng khác nhau có thể dựa trên những đặc điểm cụ thể của khách hàng như: tuổi tác, thu nhập, đặc điểm tính cách hoặc hành vi. Những phân khúc này sau đó có thể được sử dụng để tối ưu hóa sản phẩm và quảng cáo cho các phân khúc khách hàng khác nhau.
Doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về từng đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách nắm bắt được các đặc điểm chính, nhu cầu cũng như hành vi, tâm lý của họ để từ đó xây dựng được các chiến lược Marketing cũng như chiến lược bán hàng phù hợp với từng phân khúc thị trường.
Nhìn chung, việc xác định phân khúc thị trường có thể đem tới cho doanh nghiệp một số những lợi ích nổi bật như sau.
Giúp doanh nghiệp xây dựng được các chiến lược Marketing hiệu quả
Khi xác định được phân khúc thị trường phù hợp, doanh nghiệp có thể hiểu rõ về khách hàng của mình hơn, nắm bắt được hành vi, tâm lý cũng như xu hướng mua hàng trên hành trình khách hàng của họ để từ đó có thể xây dựng được các chiến lược Marketing hiệu quả, thu hút khách hàng thành công và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Việc xác định các loại phân khúc thị trường khác nhau cũng sẽ giúp các chiến lược Marketing hoạt động hiệu quả hơn. Khi doanh nghiệp biết đối tượng mà mình muốn hướng đến là ai thì doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng triển khai được các giải pháp và phương pháp tốt nhất để tiếp cận họ.
Giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh
Khi xác định phân khúc thị trường, doanh nghiệp có thể truyền tải những thông điệp, nội dung của các chiến dịch Marketing một cách phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng hiệu quả hơn và thuyết phục họ lựa chọn đầu tư chi trả cho sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thay vì sản phẩm / dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp có thể tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình bằng cách tập trung vào nhu cầu và đặc điểm cụ thể của khách hàng trong từng phân khúc thị trường cụ thể.
Giúp doanh nghiệp xây dựng liên kết bền chặt với khách hàng
Việc thấu hiểu khách hàng bằng cách xác định phân khúc thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có thể sản xuất và phát triển được những sản phẩm chất lượng hơn phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như cung cấp những giải pháp hiệu quả giúp khách hàng giải quyết được những vấn đề của họ.
Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp biết khách hàng của mình muốn gì và cần gì, doanh nghiệp có thể phân phối, truyền đạt các dịch vụ độc nhất như là một USP của mình và gây được tiếng vang với họ. Giá trị và thông điệp khác biệt này giúp mối liên kết giữa thương hiệu và khách hàng trở nên lâu dài và bền chặt hơn.
Khi xác định phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần chú trọng đến những tiêu chí như thế nào? Mỗi phân khúc thị trường cần có những tiêu chí như sau:
Tiêu chí cần có đối với doanh nghiệp
Hiện tại có 4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất hiện nay, đó là:
Phân khúc thị trường theo địa lý là việc doanh nghiệp sẽ tạo ra các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau dựa trên ranh giới địa lý.
Bởi vì khách hàng tiềm năng có nhu cầu và sở thích khác nhau dựa vào nơi họ sinh sống, cho nên việc hiểu được khí hậu và khu vực địa lý của các nhóm khách hàng có thể giúp doanh nghiệp xác định được nên tiếp cận vào vùng địa lý nào trong các chiến dịch quảng cáo cũng như nơi mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Ví dụ về phân khúc thị trường mục tiêu theo địa lý có thể được kể đến như:
Khi xác định phân khúc thị trường theo địa lý, doanh nghiệp có thể đề cập đến ranh giới địa lý xác định (chẳng hạn như thành phố hoặc mã ZIP) hoặc loại khu vực (chẳng hạn như kích thước của thành phố hoặc kiểu khí hậu).
Nhân khẩu học là sự phân tích về tính cách khách hàng của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu dựa vào các đặc điểm nhân khẩu học. Những đặc điểm này cung cấp thông tin cơ bản về khách hàng mục tiêu và thường được coi là một trong những kiểu phân khúc thị trường mục tiêu rộng.
Ví dụ về thông tin khách hàng để phân loại thị trường mục tiêu theo nhân khẩu học như sau:
Đối với các doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh B2B, các yếu tố về nhân khẩu học mà doanh nghiệp có thể phân tích bao gồm:
Các yếu tố phân khúc tâm lý hơi khó xác định hơn so với nhân khẩu học vì các yếu tố tâm lý mang tính chủ quan. Phân khúc thị trường theo tâm lý khách hàng không tập trung nhiều vào dữ liệu và yêu cầu doanh nghiệp cần nghiên cứu để khám phá và tìm hiểu.
Ví dụ về các đặc điểm tâm lý của khách hàng như:
Phân loại thị trường mục tiêu theo hành vi yêu cầu doanh nghiệp hiểu về những hành vi của khách hàng. Những hoạt vi này có thể liên quan đến cách khách hàng và doanh nghiệp tương tác với nhau.
Ví dụ về những đặc điểm hành vi của khách hàng như:
Một ví dụ về doanh nghiệp B2C trong cách phân loại thị trường mục tiêu này có thể kể đến thương hiệu xe hơi hạng sang nhắm đến mục tiêu là những khách hàng đã mua xe cao cấp trong ba năm qua. Bên cạnh đó, doanh nghiệp B2B có thể tập trung vào những khách hàng tiềm năng đã đăng ký một trong những sự kiện miễn phí trên website của họ.
Nhìn chung, ta có thể tóm tắt 4 cách xác định phân khúc thị trường theo bảng dưới đây:
Phân khúc thị trường theo địa lý | Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học | Phân khúc thị trường theo tâm lý khách hàng | Phân khúc thị trường theo hành vi khách hàng | |
Định nghĩa | Phân khúc theo địa lý là việc doanh nghiệp sẽ tạo ra các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau dựa trên ranh giới địa lý. | Phân khúc theo nhân khẩu học là sự phân tích về tính cách khách hàng của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu dựa vào các đặc điểm nhân khẩu học. | Phân khúc theo tâm lý là việc doanh nghiệp phân loại được khách hàng mục tiêu của mình theo các yếu tố liên quan đến tính cách và đặc điểm tâm lý của họ. | Phân khúc theo hành vi là việc phân loại khách hàng qua hành động của họ. |
Ví dụ | Mã bưu điện, tỉnh, thành phố, quốc gia, khí hậu,… | Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập,… | Đặc điểm tính cách, phong cách sống, thái độ, động lực,… | Thói quen mua hàng, thói quen chi tiêu, tâm trạng khách hàng, tương tác với doanh nghiệp |
Mục tiêu | Xác định được nên tiếp cận vào vùng địa lý nào trong các chiến dịch quảng cáo cũng như nơi mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai | Đi sâu vào việc phân tích những thông tin cơ bản của khách hàng mục tiêu. Hoặc sử dụng những thông tin cơ bản này để khai thác những người tiêu dùng tiềm năng mà doanh nghiệp chưa tiếp cận. | Hiểu được suy nghĩ của khách hàng, từ đó đưa ra những chiến lược Marketing và bán hàng phù hợp. | Xác định được thói quen mua hàng cũng như thói quen chi tiêu của khách hàng trong việc mua sắm. |
Khi xác định phân khúc thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng 2 chiến lược sau.
Chiến lược tập trung là khi doanh nghiệp đã xác định rằng họ chỉ tập trung nguồn lực cũng như chi phí của mình vào một phân khúc duy nhất.
Chiến lược này đặc biệt phù hợp đối với các doanh nghiệp nhỏ, đang phát triển đã chứng minh sự thành công của mình khi tập trung hoạt động trong một phân khúc cụ thể. Tập trung vào một phân khúc sẽ cho phép doanh nghiệp đầu tư nhiều thời gian, năng lượng và tài nguyên hơn vào một đối tượng khách hàng cụ thể.
Khác với chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường, doanh nghiệp áp dụng chiến lược đa phân khúc sẽ hoạt động trong nhiều phân khúc khác nhau.
Chiến lược đa phân khúc là một chiến lược an toàn hơn, từ quan điểm rằng nếu một doanh nghiệp quảng cáo trên nhiều kênh, họ nhất định sẽ tiếp cận được tới một số lượng khách hàng lớn hơn, từ đó có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.
Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược đa phân khúc là việc triển khai các chiến dịch và hoạt động Marketing ít nhắm mục tiêu hơn và do đó có thể dẫn đến chỉ số ROI trung bình thấp hơn so với chiến lược tập trung vào một phân khúc.
Khi đã tìm hiểu những thông tin tổng quan về phân khúc thị trường, vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể xác định phân khúc thị trường hiệu quả?
Doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình 5 bước để xác định phân khúc thị trường như sau.
Doanh nghiệp có thể bắt đầu quá trình xác định phân khúc thị trường bằng cách thực hiện phân tích đối tượng khách hàng hiện tại của mình. Việc phân tích đối tượng khách hàng hiện tại sẽ cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng mà mình hiện có và bắt đầu xác định các xu hướng tồn tại trong cơ sở khách hàng hiện tại.
Để có thể hiểu thêm về khách hàng hiện tại của mình, doanh nghiệp có thể sử dụng những cách dưới đây.
Phỏng vấn khách hàng
Doanh nghiệp có thể liên hệ và mời một số khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm / dịch vụ của mình đến buổi phỏng vấn để có thể tìm hiểu thêm về các đặc điểm chính của họ cũng như nhu cầu, mong muốn phổ biến của nhóm khách hàng hiện tại.
Phỏng vấn khách hàng
Phỏng vấn đội ngũ nhân viên kinh doanh
Nếu doanh nghiệp có một nhóm đội ngũ nhân viên kinh doanh đã từng làm việc với nhiều khách hàng, hãy sử dụng họ như một nguồn thông tin đáng tin cậy. Phỏng vấn họ để tìm ra những điểm chung hoặc xu hướng mà họ thường thấy khi làm việc với khách hàng.
Sử dụng dữ liệu trên website
Trang website của doanh nghiệp cũng có dữ liệu có thể giúp tìm hiểu về khách hàng hiện tại của mình. Sử dụng Google Analytics để tìm hiểu chi tiết các thông tin về khách hàng. Ví dụ: doanh nghiệp có thể tìm hiểu về hành vi của khách hàng bằng cách xem những trang nào mà người dùng truy cập, họ ở lại trang đó trong bao lâu và nơi mà hầu hết khách hàng đang sinh sống.
Sau khi đã hiểu rõ hơn về khách hàng hiện tại, đã đến lúc doanh nghiệp cần tìm hiểu khách hàng tiềm năng bằng cách vẽ chân dung khách hàng mục tiêu của mình.
Chân dung khách hàng (Buyer persona) là hồ sơ về khách hàng lý tưởng bao gồm những thông tin như nhân khẩu học, sở thích, đặc điểm hành vi và những yếu tố quyết định đến việc mua hàng của đối tượng.
Doanh nghiệp có thể vẽ chân dung khách hàng qua 3 bước:
Khi đã hiểu về khách hàng, bước tiếp theo trong quá trình xác định phân khúc thị trường đó là việc nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường hay Market Research là một quá trình thu thập, xử lý, phân tích những thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu với mục đích giúp doanh nghiệp có thể triển khai được những chiến lược marketing phù hợp hơn nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Có 2 phương pháp nghiên cứu thị trường chính mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
Nghiên cứu thị trường
Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định phân khúc thị trường phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Để xác định phân khúc thị trường, doanh nghiệp có thể trả lời những câu hỏi sau:
Một khi doanh nghiệp tìm thấy một phân khúc mới mà mình muốn khám phá, đừng vội vàng mà hãy tạo một vài chiến dịch để kiểm tra lại và đánh giá hiệu quả của phân khúc thị trường đó.
Sau một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của phân khúc thị trường mà mình lựa chọn. Liệu phân khúc đó có đem lại doanh thu và lợi nhuận kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp hay không?
Để có thể hiểu rõ hơn về phân khúc thị trường, dưới đây là một số ví dụ về các phân khúc thị trường của những thương hiệu nổi tiếng.
Vinamilk là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất các sản phẩm từ sữa.
Thị trường của Vinamilk
Với số lượng mặt hàng đa dạng nên những phân khúc thị trường của Vinamilk được xác định dựa trên 3 cách sau.
Thị trường của Coca-Cola
Cocacola là tập đoàn sản xuất nước ngọt lớn nhất thế giới. Khi quyết định thâm nhập vào thị trường Việt Nam, thương hiệu này đã xác định phân khúc thị trường dựa vào 2 cách chính như sau.
Biti’s là một doanh nghiệp chuyên về sản xuất giày dép nổi tiếng ở Việt Nam. Biti’s luôn chú trọng tập trung cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã phong phú, giá cả phải chăng đặc biệt là cơ cấu sản xuất chuyển sang các sản phẩm mới như: Giày tây, giày dép thời trang đa dạng phù hợp với nhu cầu và xu hướng thị trường.
Thị trường của Biti's
Thương hiệu này đã xác định phân khúc thị trường của mình theo 2 cách chính:
Khi xác định phân khúc hiệu quả, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về từng đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách nắm bắt được các đặc điểm chính, nhu cầu cũng như hành vi, tâm lý của họ, từ đó xây dựng những chiến lược phù hợp để thu hút khách hàng và tối ưu chuyển đổi. Chúc anh/chị thành công.
Ban Biên Tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Tăng trưởng doanh số bán hàng với phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay. Từ tích hợp đa kênh đến giao diện thân thiện, tính năng quản lý tồn kho chính xác, tùy chỉnh linh hoạt, và khả năng bảo mật dữ liệu, bài viết này sẽ đưa bạn vào thế giới của những ưu điểm mà phần mềm quản lý bán hàng hàng đầu mang lại. Không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, mà còn thúc đẩy sự tương tác và tin cậy từ phía khách hàng.
Việc quản lý kênh phân phối hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, khi hoạt động của doanh nghiệp phát triển và mở rộng, xung đột trong quản lý kênh phân phối là một rủi ro không thể tránh khỏi. Những xung đột này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sự uy tín của thương hiệu, giảm hiệu suất kinh doanh và làm mất lòng khách hàng. Trong bài viết này, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu về cách ngăn chặn xung đột kênh phân phối và giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện đặc thù ngành Thương mại - Phân phối để đạt được sự hiệu quả tối đa trong quản lý.
Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng phần mềm quản lý kênh phân phối trở thành xu hướng đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tối ưu hóa hoạt động phân phối. Theo thống kê của Forbes, hơn 60% doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm quản lý kênh phân phối và đạt được nhiều thành công đáng kể.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới là yếu tố vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp có thể giữ vững và phát triển thương hiệu của mình. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng thay đổi và cách mà các doanh nghiệp có thể thích ứng với những thay đổi đó với phần mềm CRM.
Kinh doanh cửa hàng đòi hỏi người quản lý phải luôn đối mặt với những thách thức khó khăn. Trong đó, việc quản lý và vận hành hệ thống cửa hàng một cách hiệu quả và hiệu suất cao là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng và đang gặp rất nhiều khó khăn khi không có phần mềm này. Bài viết này sẽ trình bày về thách thức khi hoạt động kinh doanh không có phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng, lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng và giải pháp cho doanh nghiệp.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc