• 14/04/2022
  • Quản lý điều hành
  • Chiến lược kinh doanh của Samsung ra sao? Tại sao họ lại trở thành một trong những thương hiệu công nghệ đắt giá nhất thế giới và là niềm tự hào của người dân Hàn Quốc. Hãy cùng phân tích chiến lược kinh doanh của samsung để giải mã cho sự thành công này.

     


    Xem thêm bài viết liên quan:


     

    Tổng quan về tập đoàn Samsung

     

    Samsung là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Hàn Quốc có trụ sở chính được đặt tại khu phức hợp Samsung Town, quận Seocho, thành phố Seoul. Tập đoàn này hiện sở hữu rất nhiều công ty con, chuỗi hệ thống bán hàng cùng các văn phòng đại diện trên phạm vi toàn cầu; hầu hết đều đang hoạt động dưới tên thương hiệu ‘Samsung’. Là một trong những thương hiệu công nghệ đắt giá bậc nhất trên thế giới hiện nay.

    Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul – doanh nhân kiêm nhà tư bản công nghiệp người Hàn Quốc vào năm 1938; với sự khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ lẻ. Sau hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển; Tập đoàn Samsung dần đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm: chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản và bán lẻ.

    Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển chiến lược nhiều nhất vào lĩnh vực công nghệ cao và điện tử tiêu dùng; Cụ thể là các mảng điện thoại di động, TV, chip điện tử và chất bán dẫn. Kết quả là nhiều lĩnh vực trên dần trở thành mũi nhọn quan trọng bậc nhất; Có sự đóng góp ngày càng lớn và chiếm một tỷ lệ cao, đến mức gần như không thể thay thế vào tổng doanh thu chung của cả tập đoàn.

     

    Tổng quan về tập đoàn Samsung

     

    Phân tích SWOT trong chiến lược kinh doanh của Samsung

     

    Điểm mạnh (Strengths) trong chiến lược kinh doanh của Samsung 

     

    Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Samsung, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.

     

    Chiến lược nghiên cứu và phát triển (R&D) hiệu quả 

     

    Samsung là doanh nghiệp luôn chú trọng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. Chi tiêu cho hoạt động R&D của Samsung là rất lớn; với 34 trung tâm R&D trên khắp thế giới để nghiên cứu và phát triển các danh mục sản phẩm của mình. Samsung đã đầu tư hơn 13 tỷ euro cho hoạt động R&D; xếp thứ 4/20 công ty đầu tư nhiều nhất vào R&D trên thế giới (Theo Global Innovation 1000).

     

    Chiến lược nghiên cứu và phát triển (R&D) hiệu quả

     

    Giá trị của thương hiệu Samsung

     

    Theo một cuộc khảo sát bởi Nielsen, Samsung là thương hiệu châu Á có giá trị nhất. Đồng thời, công ty đã lọt vào top 10 thương hiệu giá trị nhất (hãng nghiên cứu Interbrand công bố). 

    Bên cạnh đó, Samsung có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phát triển công nghệ là một trong những lợi thế so với đối thủ. 

     

    Chiếm thị phần lớn trên thị trường Smartphone nhờ chiến lược hiệu quả

     

    Theo như số liệu thống kê của IDC, Samsung đã chiếm 29,3% so với tất cả những mẫu Android được bán ra. Ngoài ra; Samsung cũng bán ra thị trường được 81 triệu thiết bị trong năm 2020.

     

    Điểm yếu (Weaknesses) trong chiến lược kinh doanh của Samsung

     

    Bên cạnh những điểm mạnh, tập đoàn Samsung cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.

    Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Samsung có thể được kể đến như sau:

     

    Chiến lược kinh doanh tập trung vào thị trường Mỹ và Ấn độ

     

    Một phần lớn doanh thu của Samsung đến từ thị trường Mỹ và Ấn Độ. Tuy Samsung đã có những vị thế vững chắc ở một số thị trường nhưng về mặt tài chính; thị trường Mỹ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với Samsung.

    Tại Ấn Độ, Samsung vẫn là thương hiệu bán chạy thứ hai mặc cho có sự cạnh tranh từ các công ty Trung quốc. Tuy nhiên, sức ép từ các công ty Trung quốc sẽ mạnh lên khi các công ty này đang thúc đẩy việc chào bán các bộ điện thoại thông minh với giá rẻ, khiến doanh thu của Samsung bị ảnh hưởng mạnh.  

     

    Thiếu chiến lược phát triển Sản phẩm độc đáo độc đáo

     

    Một điểm yếu của Samsung là sản phẩm chưa độc đáo. Phần mềm ứng dụng và danh mục sản phẩm của Samsung quá nhiều, khá giống nhau và dễ gây nhầm lẫn.

     

    Cơ hội (Opportunities) trong chiến lược kinh doanh của Samsung

     

    Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Samsung có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau:

     

    Chiến lược kinh doanh dịch vụ kỹ thuật số của Samsung

     

    Cơ hội nổi bật nhất mà Samsung có thể nắm bắt đó là nhu cầu với dịch vụ kỹ thuật số ngày càng cao và phát triển.

    Nhu cầu về các dịch vụ kỹ thuật số đã không ngừng tăng lên trong vài năm qua. Và nhu cầu này đang được thúc đẩy lên một mức mới sau cơn sốt đại dịch Corona; Khi một số lượng lớn người phải ở nhà do lệnh phong tỏa. Khi đó; cuộc sống sẽ phải phụ thuộc vào các thiết bị số cho một số việc từ đặt hàng các sản phẩm thiết yếu cho tới giải trí. Và chắc chắn; điện thoại thông minh là một phương tiện không thể thiếu. 

     

    Chiến lược kinh doanh dịch vụ kỹ thuật số của Samsung

     

    Chiến lược công nghệ 5G của Samsung

     

    Samsung đã và đang gặt hái những chiến lợi đầu tiên khi trở thành người dẫn đầu trong phân khúc điện thoại thông minh 5G. Tại Mỹ, Samsung là thương hiệu giành được thị phần lớn nhất; đặc biệt là trong phân khúc thị trường điện thoại thông minh 5G.

     

    Thách thức (Threats) trong chiến lược kinh doanh của Samsung

     

    Bên cạnh cơ hội thì Samsung cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính trong phân tích SWOT của Samsung có thể được liệt kê như sau:

     

    Áp lực cạnh tranh từ các ông lớn của Samsung

     

    Dù cố gắng mở rộng nhiều phân khúc thị trường nhắm tới nhiều phân khúc khách hàng nhưng Samsung đang phải đối mặt với nhiều cạnh tranh từ Trung Quốc; Các nhà sản xuất điện thoại thông minh có trụ sở tại Mỹ. Và một trong những đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Samsung là Apple.

     

    Tác động của đại dịch Covid-19 đến Samsung như thế nào?

     

    Đại dịch kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của các nước trên thế giới. Các biến động kinh tế cũng có tác động khá lớn đến hoạt động kinh doanh của Samsung; Công ty đang cảm thấy sự bất ổn kinh tế khá lớn do dịch bệnh Corona gây ra.  

    Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế; Khiến nhu cầu việc làm giảm sút, mức độ chi tiêu của người tiêu dùng đối với điện thoại thông minh và điện tử cũng giảm tới mức tối đa và điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của Samsung rất nhiều trong hai quý đầu năm 2020. 

     

    Chi tiết chiến lược kinh doanh của Samsung

     

    Samsung là một tập đoàn nổi tiếng trên toàn thế giới. Để trở nên thành công ở những thị trường nước ngoài, Samsung đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung là gì? 

     

    Chiến lược kinh doanh của Samsung: Chiến lược toàn cầu (Global Strategy) 

     

    Chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung cho phép mỗi công ty con của Samsung có trách nhiệm cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm tới dây chuyền sản xuất của Khách hàng địa phương. Bằng chứng cho chiến lược toàn cầu này của Samsung nằm ở loại điện thoại thông minh hàng đầu, “Galaxy”. Galaxy có mặt ở hầu hết các quốc gia với thông số kỹ thuật và tính năng đồng nhất, bất kể nhu cầu của quốc gia đó như thế nào.

    Với chiến lược toàn cầu, Samsung đã có thể tiết kiệm được chi phí do sản phẩm được tiêu chuẩn hoá và sử dụng cùng một chiến lược Marketing. 

     

    Chiến lược kinh doanh của Samsung: Chiến lược toàn cầu (Global Strategy)

     

    Chiến lược kinh doanh của Samsung: Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy)

     

    Lý do mà Samsung lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho chiến lược kinh doanh quốc tế của mình có thể được kể đến như:

    Đối với chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung ở giai đoạn này; Samsung đã mở rộng, xây dựng các nhà máy sản xuất ở khu vực mới như ở Ai Cập và Nam Phi. Trước đó, khi mở nhà máy ở Nigeria; Samsung đã có những điều chỉnh thích hợp về quy mô hoạt động, dây chuyền sản xuất do sự khác biệt về cơ sở hạ tầng; các khoản giảm thuế có sẵn ở trong khu vực. Vì vậy, với chiến lược xuyên quốc gia; Samsung đã quan tâm đến sự phát triển của kinh tế theo quy mô khu vực. 

    Ngoài ra, một ví dụ khác cho thấy Samsung cũng chú ý đến nhu cầu của các quốc gia đang hoạt động là sự ra đời của dòng điện thoại thông minh giá rẻ; có tên là Galaxy A. Dòng điện thoại này không có sẵn ở Hoa Kỳ vì thu nhập bình quân cao cũng như các chính sách mua hàng chiết khấu của nhà mạng. Vậy nên, Galaxy A chỉ được bán ở các quốc gia ngoài Mỹ; với giá cả cực kỳ phải chăng.

     

    Chiến lược kinh doanh của Samsung: Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy)

     

    Tạm kết

     

    Để trở thành một trong những tập đoàn nổi tiếng trên toàn thế giới, Samsung đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế một cách hiệu quả. Các chiến lược chính trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung bao gồm

    Hy vọng qua bài viết này, anh/chị đã thêm về những chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung để từ đó tham khảo để triển khai những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Ghé thăm blog của chúng tôi để cập nhật kiến thức hay mỗi ngày nhé!

     

    Nguồn tài liệu tham khảo:

     

    Ban Biên Tập 1BOSS.

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    Bài viết khác
    Hoạch định mô hình kinh doanh của doanh nghiệp với mô hình Canvas
    Hoạch định mô hình kinh doanh của doanh nghiệp với mô hình Canvas
    • 15/03/2024

    Mô hình Canvas luôn là lựa chọn ưu tiên của các nhà quản trị chiến lược, điển hình là các nhà khởi nghiệp trẻ và các doanh nghiệp lớn.

    Vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong thời đại cách mạng 4.0
    Vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong thời đại cách mạng 4.0
    • 27/02/2024

    Trên con đường tiến vào thời đại Cách mạng 4.0, dữ liệu không chỉ là một phần mềm của doanh nghiệp mà còn là tài sản vô cùng quan trọng, là nguồn lực dẫn dắt sự thành công và phát triển bền vững. Trong bối cảnh này, quản trị dữ liệu doanh nghiệp trở thành một yếu tố không thể phủ nhận, với vai trò quyết định trong việc đo lường hoạt động, hỗ trợ ra quyết định, tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo tuân thủ pháp lý. Hãy cùng khám phá sâu hơn về vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.

    Các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp
    Các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp
    • 21/02/2024

    Nhân sự là tài sản quý giá nhất của một tổ chức, và để phát triển và duy trì sức mạnh cạnh tranh, việc quản lý nhân sự hiệu quả là không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp. Từ việc đặt ra mục tiêu rõ ràng đến việc quản lý năng lực và đào tạo, mỗi khía cạnh đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tổ chức với văn hóa mạnh mẽ và nhân sự đầy tiềm năng.

    Các phương pháp quản lý vốn lưu động hiệu quả mà doanh nghiệp cần lưu ý
    Các phương pháp quản lý vốn lưu động hiệu quả mà doanh nghiệp cần lưu ý
    • 31/01/2024

    Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển. Vốn lưu động đại diện cho khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, tức là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi sự cân nhắc và điều tiết khéo léo giữa tiền, chi phí và hoạt động kinh doanh.

    Các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn phương án huy động vốn của doanh nghiệp
    Các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn phương án huy động vốn của doanh nghiệp
    • 31/01/2024

    Trong quá trình phát triển và vận hành, việc huy động vốn là một phần quan trọng của chiến lược tài chính của một doanh nghiệp. Sự lựa chọn đúng phương án huy động vốn có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là khung các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn phương án huy động vốn

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn