Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số và sự phát triển của doanh nghiệp chính là chiến lược giá, vậy thì chiến lược giá là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể xác định chiến lược giá phù hợp? Để giải đáp câu hỏi này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Chiến lược giá là gì ?
Chiến lược giá (Pricing Strategy) là chiến lược hay chiến thuật các doanh nghiệp sử dụng để tìm ra định hướng về giá của sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó. Chiến lược giá giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu Marketing như tăng thị phần, tăng doanh thu hay tối đa hoá lợi nhuận bằng cách đặt ra những phương hướng về giá thành của sản phẩm hay dịch vụ hợp lý trong một thời điểm xác định.
Có rất nhiều chiến lược giá đã và đang được áp dụng bởi các doanh nghiệp
Có rất nhiều chiến lược giá đã và đang được áp dụng bởi các doanh nghiệp. Vì vậy sẽ rất khó khăn nếu nhận định con số chính xác về số lượng, cũng như đánh giá chiến lược giá nào hiệu quả nhất. Tùy vào mỗi giai đoạn trong kế hoạch Marketing của mỗi doanh nghiệp, họ sẽ sử dụng và triển khai chiến lược giá phù hợp. Sau đây là một số những chiến lược định giá phổ biến:
Chiến lược này còn được gọi là định giá cao cấp và định giá xa xỉ. Chiến lược định giá uy tín này được áp dụng khi các doanh nghiệp định giá sản phẩm của họ ở mức cao để thể hiện sản phẩm có giá trị cao, sang trọng và cao cấp. Việc định giá uy tín này tập trung vào giá trị cảm nhận sản phẩm của khách hàng hơn là giá trị thực tế hay chi phí sản xuất.
Chiến lược dựa trên giá trị được áp dụng khi các doanh nghiệp định giá sản phẩm dịch vụ của họ dựa trên những gì khách hàng sẵn sàng chi trả. Thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp tính phí nhiều hơn giá trị thực của sản phẩm, chiến lược này vẫn ưu tiên việc đặt giá dựa trên sự quan tâm và dữ liệu từ khách hàng. Chiến lược giá hớt váng Chiến lược về giá kiểu hớt váng được hiểu khi các doanh nghiệp tính giá bán cao nhất có thể cho một sản phẩm mới ngay khi vừa tung ra thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao.
Chiến lược định giá xâm nhập là một chiến lược mà các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm / dịch vụ với mức giá thấp (hoặc thậm chí là miễn phí) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là trong khoảng vài tháng), mục đích là để gia tăng thị phần hoặc thu hút nhóm khách hàng mục tiêu bắt đầu làm quen và sử dụng thương hiệu.
Chiến lược định giá tiết kiệm là chiến lược mà các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cố định ở mức giá thấp. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ hạn chế tối đa ngân sách truyền thông, ngân sách quảng bá khi áp dụng chiến lược định giá này. Mục đích của việc định giá này là để doanh nghiệp thu hồi vốn trong những sản phẩm / dịch vụ vào mùa kinh doanh thấp điểm.
Định giá đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng
Việc định giá theo tâm lý là phương thức định giá đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng. Chiến lược này nhắm vào tâm lý con người để thúc đẩy doanh số bán hàng của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp.
Để kích thích khách hàng mua sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng chính sách khuyến mãi (như giảm giá, tặng voucher, coupon hoặc quà tặng) để định giá sản phẩm.
Chiến lược giá sản phẩm vì thương hiệu phù hợp với các thương hiệu cung cấp sản phẩm sang trọng, dành cho đối tượng khách hàng cao cấp, như trang sức, dịch vụ lưu trú khách sạn, điện thoại phân khúc trên,…Vì nếu doanh nghiệp áp mức giá cho sản phẩm quá thấp, hình ảnh, nhận thức về thương hiệu từ công chúng có thể bị tổn hại, có thể khiến một bộ phận khách hàng ngừng sử dụng sản phẩm / dịch vụ của hãng.
Định giá theo giá trị sản phẩm đôi khi không phải doanh nghiệp, mà chính thị trường là người định giá cho sản phẩm. Có nhiều tác nhân bên ngoài có thể ảnh hưởng tới giá của sản phẩm, như cung – cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh.
Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh
Việc định giá dựa trên sự cạnh tranh còn được gọi là định giá cạnh tranh hoặc định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh. Chiến lược về giá này tập trung vào tỷ giá thị trường hiện tại (hoặc tỷ giá diễn ra trong tương lai) cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mà không tính đến yếu tố giá thành sản phẩm hay nhu cầu của người tiêu dùng.
Chiến lược giá phù hợp với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp
Việc lựa chọn chiến lược giá phù hợp với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ cung cấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp cần xác định rõ các điều kiện cơ bản như sau:
Mục tiêu Marketing chính là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn chiến lược giá. Đó có thể là tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu,...
Trong trường hợp không thể thu hồi vốn liền được cần xác định rõ tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.
Xác định xem sản phẩm của doanh nghiệp hiện đang ở giai đoạn nào: giai đoạn mới thâm nhập vào thị trường, giai đoạn đang tăng trưởng, giai đoạn bão hòa hay suy thoái.
Xác định phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp muốn nhắm tới, phân tích dựa trên hành vi tiêu dùng của họ và khả năng chi trả của họ đối với sản phẩm.
Xác định số lượng đối thủ cùng ngành hàng. Để định giá phù hợp chúng ta cần phân tích chi tiết về sản phẩm của họ có đang thỏa mãn nhu cầu khách hàng hay không, mức giá là bao nhiêu, chiếm thị phần bao nhiêu.
Định giá là một quá trình lặp đi lặp lại và có rất ít khả năng doanh nghiệp đặt đúng giá sản phẩm ngay lần đầu tiên mà sẽ mất thời gian cho vài lần thử nghiệm và nghiên cứu. Nhưng sẽ là cần thiết hành động ngay từ bây giờ cho mỗi doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh với đối thủ cũng như tối đa hóa lợi nhuận.
Chúc doanh nghiệp thành công với chiến lược định giá sản phẩm cho doanh nghiệp mình !
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) đã trở thành công cụ quan trọng đối với doanh nghiệp trong thời đại số hóa hiện nay. CRM giúp các doanh nghiệp quản lý quan hệ với khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Trong bài viết này, 1BOSS sẽ thảo luận về tại sao phần mềm CRM là công cụ quan trọng đối với doanh nghiệp, những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi không sử dụng phần mềm CRM, và cung cấp các ví dụ cụ thể để minh họa lợi ích của phần mềm CRM đối với doanh nghiệp
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc quản lý và chăm sóc khách hàng là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng. Và để thực hiện được điều này, phần mềm CRM đã trở thành một công cụ quản lý khách hàng được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp.
Phần mềm CRM giúp cho các doanh nghiệp quản lý thông tin về khách hàng, phát triển mối quan hệ với khách hàng và nắm bắt nhu cầu của khách hàng để tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Trong bài viết này, 1BOSS sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về phần mềm CRM cùng các bạn nhé.
Lead form là gì? Nó có vai trò như thế nào trong hoạt động kinh doanh? Hầu hết các doanh nghiệp và những người kinh doanh đều biết rằng việc áp dụng những chiến lược tạo khách hàng tiềm năng tốt, sẽ thu hút được những đối tượng khách hàng tiềm năng chất lượng.
Trong thời đại công nghệ số, rất khó để kết nối với khách hàng tiềm năng nếu không biết họ đã biết gì về sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, ngày nay với lượng thông tin khổng lồ trên internet và khách hàng rất dễ tìm kiếm các thông tin về sản phẩm mà họ đang có nhu cầu. Nhờ đó, khách hàng có thể tự tìm hiểu về sản phẩm mà không cần nhờ đến nhân viên bán hàng hay đến trực tiếp cửa hàng địa phương để mua. Với sự xuất hiện kịp thời của marketing automation (tự động hóa tiếp thị), có thể nói rằng việc tiếp cận khách hàng hiện nay đối với các công ty đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Hiện nay để quản lý thông tin khách hàng vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp sử dụng CRM Google Sheet. Vậy CRM Google Sheets có những ưu nhược điểm gì và cách sử dụng công cụ này như thế nào, hãy cùng 1BOSS tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc