Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự (Coming soon)
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Cách quản lý nhân viên cứng đầu, việc đầu tiên một người quản lý nên làm đó là tìm hiểu lý do tại sao họ có thái độ như vậy. Đôi khi sự cứng đầu của nhân viên chỉ đến từ việc họ có khúc mắc, vấn đề riêng dẫn đến thái độ chống đối. Xử lý khôn khéo trong mọi tình huống, không những nhận được sự tôn trọng của nhân viên mà chúng ta còn giúp cho doanh nghiệp phát triển doanh thu một cách hiệu quả.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Quản lý nhân viên hay quản lý nhân sự (Human Resource Management) là công việc không thể thiếu khi vận hành một doanh nghiệp. Công việc này đảm nhiệm vai trò quản lý nguồn nhân sự, đội ngũ nhân viên, quản lý con người tại các doanh nghiệp, tổ chức. Quản lý nhân viên hiệu quả giúp doanh nghiệp vận hành suôn sẻ, đạt năng suất cao và gặt hái được nhiều thành quả hơn.
Người giữ nhiệm vụ quản lý nhân sự có thể là: ban lãnh đạo, giám đốc quản lý nhân sự, tổ trưởng phòng ban hoặc leader của một team cụ thể. Nhờ việc quản lý, nguồn nhân sự trong doanh nghiệp luôn đảm bảo tốt về chất lượng và số lượng.
Mỗi nhân viên là những “mảnh ghép” khác nhau mang “màu sắc” và cá tính riêng biệt. Vì vậy, trong đội ngũ nhân sự, có thể tồn tại song song hai “thái cực” nhân viên là: nhóm nhân viên tích cực và nhóm nhân viên cứng đầu.
Trong đó, nhóm nhân viên cứng đầu là một “tín hiệu” xấu đối với các doanh nghiệp. Họ là căn nguyên tạo ra môi trường làm việc độc hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của các nhân viên khác. Nhóm nhân viên cứng đầu tác động tiêu cực đến hiệu suất làm việc, khiến doanh nghiệp vận hành khó khăn hơn.
Hoàn thành tốt công việc được giao là chức trách bắt buộc của một nhân viên. Nhưng điều này không áp dụng cho những nhân viên có thái độ lười biếng, trì trệ trong công việc. Nhóm người này biểu hiện qua tinh thần làm việc kém hiệu quả, luôn tìm lý do bao biện cho sự trễ nải của mình.
Nhân viên có thái độ chống đối
Tuy nhiên, nếu một nhân viên đang thực hiện nhiệm vụ kém hiệu quả, chưa chắc họ là người lười biếng. Một số lý do khác khiến nhân viên trì trệ trong công việc như:
Đây là những nhân viên khiến môi trường làm việc trở nên độc hại và bị xáo trộn. Một vài đặc điểm nhận diện nhân viên có thái độ không tốt như:
Một nhân viên cố ý hạ thấp quyền hạn của bạn có thể ảnh hưởng đến tinh thần và năng suất làm việc của nhân viên khác. Bởi họ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và năng lực trong mắt mọi người.
Tuy nhiên, với cương vị là người quản lý, bạn cần phân biệt rạch ròi giữa việc cố ý hạ thấp và đóng góp ý kiến. Đôi khi, nhân viên có thiện chí muốn bày tỏ quan điểm để nâng cao hiệu quả làm việc của cả nhóm. Những quan điểm đó có thể bạn không nhìn thấy nên không thể quy chụp nhân viên cố ý hạ thấp quyền hạn của mình.
Khi đối diện với một nhân viên cứng đầu, bạn không thể để những cảm xúc nóng giận, tức tối lấn át suy nghĩ và hành động của mình. Nhân viên cứng đầu thường có “cái tôi” khá lớn nhưng họ cũng rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, giữ thái độ bình tĩnh và bày tỏ thiện chí là cách tốt nhất để bạn “thuần phục” nhân viên cứng đầu.
Là một người quản lý, bạn cần biết cách điều khiển cảm xúc và giữ im lặng trong những tình huống cần thiết. Hành động la mắng, tức giận giúp bạn giải tỏa cảm xúc nhất thời, nhưng sẽ khiến bạn mất đi sự tôn trọng từ nhân viên.
Lời khuyên: hãy ra ngoài hít thở sâu hoặc uống một ngụm nước để “hạ hỏa”. Bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn.
Đừng khiến bản thân trở nên xa cách với nhân viên bởi cương vị là người lãnh đạo. Để có thể thấu hiểu cộng sự của mình, bạn cần xóa bỏ rào cản và trở thành bạn của họ.
Những nhân viên cứng đầu thường không nghe lời, cư xử trái nguyên tắc quy định chung. Điều này khiến họ trở nên khác biệt, thậm chí là bị tẩy chay trong môi trường công sở. Tuy nhiên, đây là thói quen và bản chất của họ, bạn không thể ép họ thay đổi trong “một sớm một chiều”.
Đóng vai trò là một người bạn, bạn có thể tìm hiểu tâm tư, suy nghĩ và đưa ra lời khuyên cho nhân viên của mình. Người cứng đầu không có nghĩa là họ không làm được việc. Chính vì thế, làm bạn và quan tâm đến nhân viên vừa giúp bạn giữ chân nhân tài, vừa giúp họ hoàn thiện bản thân.
Nhân viên cứng đầu vẫn là người đồng hành cùng bạn trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Thế nên, bạn cần giữ thái độ tôn trọng, không phân biệt cấp bậc và công bằng với họ.
Có thể, cách làm việc và ứng xử của họ chưa tốt, nhưng bạn không nên phê bình hoặc chỉ trích họ trước mặt các nhân viên khác. Thay vào đó, bạn hãy trao đổi riêng, khéo léo phê bình họ một cách kín đáo. Đây là cách giúp bạn thể hiện sự tôn trọng với nhân viên của mình.
Bên cạnh đó, bạn đừng quên động viên, khen ngợi nhân viên trước mặt mọi người nếu họ làm tốt công việc hoặc đạt được thành tích nào đó. Dù là nhân viên cứng đầu, nhưng họ vẫn mong muốn được thừa nhận công lao.
Thiết lập cơ chế thưởng phạt rõ ràng là phương pháp hữu hiệu giúp bạn quản lý nhân viên cứng đầu tốt hơn. Nếu nhân viên khó bị thuyết phục về mặt tinh thần, hãy “đánh” thẳng vào vật chất để “thuần phục” họ.
Thông qua các chế độ thưởng phạt, nhân viên dù là cứng đầu đến đâu cũng phải tuân thủ quy tắc. Vì không một ai muốn bị giảm lương hoặc cắt tiền thưởng bởi những sai phạm nhỏ nhặt của mình.
Đứng trên cương vị là nhà lãnh đạo/người quản lý, bạn cần thẳng thắn trong mọi vấn đề. Nếu nhân viên phạm lỗi hoặc vi phạm nội quy của doanh nghiệp, bạn cần trao đổi, chia sẻ thẳng thắn riêng với họ ngay lập tức.
Trong quá trình trao đổi với nhân viên, bạn có thể chỉ ra những lỗi sai mà họ phạm phải. Bên cạnh đó, hãy đặt ra một số câu hỏi liên quan đến cách quản lý, môi trường làm việc, phương pháp làm việc,…, để “thăm dò” suy nghĩ của nhân viên và đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Bạn không nên chọn cách im lặng, mặc kệ nhân viên vi phạm rồi gửi “tối hậu thư” sa thải họ. Điều này không chỉ khiến bạn mất đi một nhân sự mà còn gây ảnh hưởng đến niềm tin của những nhân viên khác.
Quản lý nhân viên cứng đầu đòi hỏi bạn cần có tính linh hoạt và khả năng ứng biến. Nếu nhân viên lần đầu phạm lỗi hoặc phạm phải các quy tắc đơn giản, bạn có thể nhắc nhở, động viên và cho họ cơ hội sửa chữa sai lầm. Tuy nhiên, nếu nhân viên thường xuyên phạm lỗi, không có thiện chí sửa đổi, bạn cần áp dụng các biện pháp “mạnh tay” hơn.
Là một người lãnh đạo, bạn có thể tổ chức các buổi “tụ tập”, ăn uống, vui chơi sau giờ làm để gắn kết tình cảm với nhân viên, tháo gỡ những hiểu lầm và giải quyết mâu thuẫn trước đó. Nhưng khi bước vào công việc, bạn cần giữ thái độ nghiêm túc, đảm bảo các quy tắc chung của doanh nghiệp.
Bạn có thể rút ngắn khoảng cách với nhân viên nhưng đừng để họ vượt qua giới hạn cho phép. Nếu bạn đã cho nhân viên quá nhiều cơ hội nhưng họ vẫn cứng đầu, làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc, bạn nên có quyết định dứt khoát là sa thải họ.
Nhu cương đúng lúc
Quản lý nhân viên cứng đầu là cả một hành trình dài và khó khăn, đòi hỏi người quản lý cần thường xuyên trau dồi, mài giũa kỹ năng cũng như rèn luyện một “tinh thần thép”. Hy vọng từ những kiến thức trên, bạn sẽ tìm ra giải pháp phù hợp nhất khi quản lý nhân viên cứng đầu của mình. Chúc bạn sớm xây dựng được một môi trường làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp!
Bạn có thể dựa trên mức độ, số lần vi phạm và thiện chí sửa đổi của nhân viên để đưa ra quyết định. Dù vậy, sa thải chỉ nên là biện pháp cuối cùng mà bạn nên áp dụng trong trường hợp bất khả kháng.
Bạn có thể trở thành “cầu nối” gắn kết nhân viên của mình lại với nhau bằng cách:
Với cương vị là người quản lý, trách nhiệm quan trọng nhất của bạn đó chính là: trở thành tấm gương sáng cho nhân viên. Bạn có thể cho nhân viên thấy được sự nỗ lực từng ngày của mình để hoàn thành công việc. Một tấm gương sáng về phong cách làm việc, kỷ cương là động lực giúp nhân viên của bạn noi theo.
Cách quản lý nhân viên cứng đầu là một nghệ thuật mà các nhà quản lý cần phải thường xuyên trau dồi kỹ năng chuyên môn. Thông qua bài viết dưới đây, 1BOSS hy vọng rằng bạn sẽ có cách điều chỉnh phù hợp trong cách quản lý nhân viên cứng đầu với những giải pháp hợp lý và hiệu quả tùy theo từng trường hợp, nhằm xây dựng một môi trường làm việc hòa đồng và chuyên nghiệp hơn.
Ban biên tập 1BOSS
Nguồn tài liệu tham khảo:
Các cuộc phỏng vấn đã diễn ra tốt đẹp, và CV của ứng viên rất tôt và hấp dẫn. Nhưng mọi người có thể chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn và CV có thể được đánh bóng một cách chuyên nghiệp. Reference Checking ( xác minh thông tin ứng viên) là một cách hiệu quả để hiểu rõ hơn về ứng viên và đưa ra quyết định tuyển dụng tốt nhất.
Bạn đã tự hỏi liệu bạn có nên tuyển dụng một HRBP hay không và liệu điều đó có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn không? Nhiều công ty lớn trên thế giới dường như cũng nghĩ như vậy, vì hầu hết đang thuê các HRBP có kinh nghiệm về nhân sự để điều chỉnh chiến lược thu hút nhân tài của họ với các mục tiêu tăng trưởng kinh doanh tổng thể để đạt được kết quả tốt nhất.
Trong thập kỷ qua, xây dựng Employer Branding đã trở thành một trong những ưu tiên thu hút nhân tài và nhân sự quan trọng nhất. Cuộc chiến giành nhân tài vẫn còn khốc liệt và nhiều tổ chức đang phải vật lộn để thu hút, tuyển dụng và giữ chân những người giỏi nhất trong tổ chức của họ.
Các mô hình quản lý nhân sự giúp giải thích vai trò của nhân sự trong doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 5 mô hình nhân sự thiết thực nhất. Những mô hình này giải thích vai trò của nhân sự là gì, cách nhân sự gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và cách doanh nghiệp ảnh hưởng đến nhân sự.
Các mô hình huấn luyện được sử dụng như một khuôn khổ để tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển tích cực. Nhằm giúp mọi người dễ dàng đặt mục tiêu, theo dõi tiến độ và xác định thời điểm họ thành công. Mô hình GROW là một trong những phương pháp huấn luyện đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất.Và có thể là một mô hình vô cùng hữu ích để giúp nhóm và nhân viên của họ phát triển sự tự tin và khả năng.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc