Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Nội quy lao động là văn bản bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Là căn cứ để kỷ luật và xử lý vi phạm lao động. Hãy tham khảo mẫu nội quy lao động đúng chuẩn theo quy định trong bài viết dưới đây.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Theo quy định tại khoản 1 điều 118 Bộ luật lao động năm 2019:
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
Ngoài ra, điều 69 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP cũng quy định như sau:
Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2 điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP liệt kê các nội dung chủ yếu của nội quy lao động như sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
b) Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
c) An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo quy định tại Điều 85 Nghị định này;
đ) Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật; hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động: quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật Lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động; quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;
h) Trách nhiệm vật chất: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
Lưu ý:
- Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan.
- Trước khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Theo Điều 121 Bộ luật Lao động 2019, nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký mà không xét đến trường hợp nội quy lao động có quy định trái với pháp luật phải sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
Theo điều 120 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về hồ sơ đăng ký nội quy lao động như sau:
Điều 120. Hồ sơ đăng ký nội quy lao động
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:
1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
2. Nội quy lao động;
3. Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
4. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
Mẫu 1 nội quy lao động Tải ngay tại đây
Mẫu 2 nội quy lao động Tải ngay tại đây
Mẫu 3 nội quy lao động Tải ngay tại đây
Trên đây là mẫu nội quy lao động theo quy định mới nhất cùng các quy định liên quan.
Tải miễn phí 1000+ template giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả và dễ dàng hơn
Ban biên tập 1BOSS
Trong thời đại phát triển kinh tế như hiện nay, việc tạo ra kế hoạch nhân sự phù hợp và hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng giúp các công ty đạt được sự thành công. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch nhân sự là một công việc không hề đơn giản và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vì vậy, để giúp cho các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch nhân sự đạt hiệu quả cao nhất, 1BOSS đã tổng hợp và giới thiệu đến bạn Top 10 mẫu kế hoạch nhân sự cho công ty hay nhất năm 2023.
Download 15 file excel quản lý nhân sự chuyên nghiệp năm 2023 là một tài nguyên hữu ích cho các nhà quản lý nhân sự và các chuyên gia về quản lý. Trong bài viết này, 1BOSS giới thiệu cho bạn 15 file Excel đa dạng về quản lý nhân sự, bao gồm các mẫu biểu, bảng tính và công cụ quản lý nhân sự.
Tiến hành đánh giá nhân viên là điều cần thiết cho sự phát triển của một công ty .Nắm rõ các tiêu chí đánh giá nhân viên sẽ giúp bạn tiến hành đánh giá một cách chính xác và hiệu quả hơn. Cùng 1BOSS tham khảo mẫu đánh giá nhân viên trong bài viết dưới đây.
Nhân viên là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bằng cách cung cấp cho họ những công cụ phù hợp, bạn có thể giúp doanh nghiệp của mình thành công. Một kế hoạch đào tạo tốt là một phần thiết yếu để đảm bảo rằng mọi nhân viên đều hiểu công việc của họ và những gì được mong đợi ở họ. Cùng 1BOSS tham khảo mẫu kế hoạch đào tạo dưới đây.
Hợp đồng lao động là văn bản quan trọng được ký kết bởi người lao động và người sử dụng lao động. Nó là bằng chứng để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan. Cùng 1BOSS tìm hiểu và tham khảo mẫu hợp đồng lao động trong bài viết dưới đây.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc