Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Trong kinh doanh, đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nhằm giúp gia tăng tỷ suât lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp có hệ số cao thì đồng nghĩa doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Đòn bẩy tài chính cao có thể gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, tuy nhiên cũng làm gia tăng gánh nặng chi phí, gây nguy cơ mất khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage – FL) là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS).
Nói một cách dễ hiểu, để nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp sẽ huy động thêm các nguồn vốn vay ngoài vốn chủ sở hữu. Sử dụng đòn bẩy tài chính chính sử dụng vốn vay để tăng hiệu quả sinh lời của vốn.
Trong thực tế, doanh nghiệp có thể huy động và sử dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau, xây dựng cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhằm thực hiện kế hoạch và mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được phản ánh thông qua chỉ tiêu hệ số nợ.
Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn
Doanh nghiệp có hệ số nợ càng cao phản ánh doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại.
Trên góc độ tài chính, một trong những yếu tố quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế và tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, chủ sở hữu doanh nghiệp thường đặc biệt quan tâm mỗi đồng vốn mà họ bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Mục đích của việc sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng ROE – tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cũng có thể được hiểu là gia tăng giá trị cho các nhà đầu tư hiện hữu cũng như tăng sức hút đối với các nhà đầu tư tiềm năng, qua đó gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Công thức trên có thể được biến đổi thông qua các hệ số tài chính khác như sau:
ROE = [BEP + *(BEP – r)] * (1-t)
Trong đó:
Do (1-t) là hằng số nên tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ phụ thuộc vào hệ số BEP, r và hệ số D/E.
®: Giả định cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Từ công thức trên sẽ xảy ra 3 trường hợp:
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay EPS) phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DEGREE OF FINANCIAL LEVERAGE – DFL) được thể hiện qua công thức sau:
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) = Tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (∆ROE/ROEo) / Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (∆EBIT/EBITo)
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính phản ánh khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng lên hay giảm đi 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (hay EPS) sẽ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu phần trăm.
Công thức trên có thể được biến đổi thông qua các hệ số tài chính khác như sau:
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) = EBIT EBIT – I
Trong đó:
Ví dụ: Doanh nghiệp XYZ chuyên sản xuất sản phẩm A có số vốn kinh doanh là 1.000 triệu đồng, trong đó vốn vay là 350 triệu đồng với lãi suất 10%/năm. Đầu năm 2020, do nhận thấy cơ hội lớn trên thị trường tiêu thụ sản phẩm A, ban lãnh đạo doanh nghiệp quyết định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, doanh thu dự kiến tăng từ 5.000 triệu đồng lên 8.000 triệu đồng.
Cũng trong năm 2020, để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô, doanh nghiệp đã tăng vốn bằng cách vay ngân hàng với số tiền là 500 triệu đồng nhằm trang bị thêm máy móc, thiết bị. Dự kiến lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng từ 200 triệu đồng lên 700 triệu đồng. Xác định mức độ tác động của đòn bẩy tài chính?
Ta có bảng xác định độ lớn đòn bẩy tài chính như sau, đơn vị tính: triệu đồng, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
STT | Chỉ tiêu | Năm 2019 | Năm 2020 |
1 | Doanh thu bán hàng | 5.000 | 8.000 |
2 | Chi phí lãi vay (I) | 35 | 85 |
3 | Lợi nhuận trước lãi vay, thuế (EBIT) | 200 | 700 |
4 | Lợi nhuận sau thuế | 132 | 492 |
5 | Vốn chủ sở hữu bình quân (E) | 650 | 650 |
6 | Cơ cấu nguồn vốn (D/E) | 0.5385 | 1.3077 |
7 | ∆ROE/ROEo | 2.7273 | |
8 | ∆EBIT/EBITo | 2.5 | |
9 | Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) | 1.091 |
Như vậy, với việc huy động thêm vốn vay nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng 2.5 lần, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng 2.7273 lần, doanh nghiệp XYZ sử dụng đòn bẩy tài chính có độ lớn là 1.091. Hệ số này có nghĩa là cứ 1% tăng lên của lợi nhuận trước thuế và lãi vay dẫn đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 1.091%.
Rủi ro tài chính là sự dao động hay không chắc chắn của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí tài chính cố định.
Nếu doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, doanh thu không những bù đắp được chi phí phát sinh trong kỳ (trong đó có chi phí lãi vay) mà còn gia tăng lợi nhuận sau thuế, cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến ROE. Do đó doanh nghiệp có thể cân nhắc việc tận dụng đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, trong trường hợp kết quả kinh doanh không như kỳ vọng, doanh thu không đủ bù đắp chi phí phát sinh trong kỳ (đặc biệt là chi phí lãi vay) hoặc bù đắp được chi phí phát sinh trong kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại sụt giảm so với trường hợp không sử dụng đòn bẩy tài chính có thể làm gia tăng gánh nặng chi phí, dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nếu tình hình kinh doanh không được cải thiện trong thời gian dài. Qua đó cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính luôn luôn tiềm ẩn rủi ro tài chính.
Tiếp tục tình huống của doanh nghiệp XYZ nêu trên, trong năm 2020, do các yếu tố khách quan ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm A, dẫn đến doanh thu sụt giảm còn 2.000 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay là -50 triệu đồng. Độ lớn của đòn bẩy tài chính được xác định như sau:
STT | Chỉ tiêu | Năm 2019 | Năm 2020 |
1 | Doanh thu bán hàng | 5.000 | 2.000 |
2 | Chi phí lãi vay (I) | 35 | 85 |
3 | Lợi nhuận trước lãi vay, thuế (EBIT) | 200 | -50 |
4 | Lợi nhuận sau thuế | 132 | -108 |
5 | ∆ROE/ROEo | -1.8182 | |
6 | ∆EBIT/EBITo | -1.25 | |
7 | Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) | 1.455 |
Trong trường hợp này, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp XYZ là kém hiệu quả khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm 1.25 lần, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm 1.8182 lần. Gánh nặng chi phí lãi vay khiến cho doanh nghiệp XYZ có nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu tình kinh doanh không được cải thiện trong thời gian dài.
Như vậy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính luôn luôn tác động theo hai mặt, hoặc là gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hoặc là sụt giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, qua đó cho thấy rủi ro tài chính luôn hiện hữu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, ban giám đốc cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố khách quan, yếu tố nội tại của doanh nghiệp, đo lường giữa cái được và mất trước khi đưa ra quyết định sử dụng. Các yếu tố thường được cân nhắc đến bao gồm các yếu tố khách quan như môi trường kinh doanh, sự phát triển của ngành hay yếu tố nội tại của chính doanh nghiệp.
Để giảm thiểu rủi ro từ đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp có thể xem xét thêm một số loại đòn bẩy kinh doanh khác.
Mặc dù việc sử dụng đòn bẩy tài chính dẫn tới rủi ro tài chính cho doanh nghiệp nhưng nó vẫn là công cụ tài chính đắc lực nếu doanh nghiệp biết sử dụng một cách phù hợp, linh hoạt và có kế hoạch cụ thể.
Như chúng ta đã biết đây là công cụ bù đắp sự thiếu hụt về vốn qua đó giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, vốn vay có chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với các kênh huy động vốn khác như huy động vốn từ các nhà đầu tư hiện hữu hoặc các nhà đầu tư tiềm năng. Cuối cùng, quan trọng hơn cả là sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
Vậy thì, làm thế nào để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, hạn chế rủi ro tài chính, doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung sau:
Thứ nhất, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào nhằm hạn chế khả năng xấu nhất có thể xảy ra đối với doanh nghiệp khi nguồn cung và cầu trên hai thị trường này biến động mạnh. Để làm rõ nội dung này cần xem xét các yếu tố như môi trường kinh doanh, sự phát triển của ngành cũng như năng lực của các đối tác quan trọng của doanh nghiệp.
Đối với yếu tố môi trường kinh doanh, cụ thể là hành lang pháp lý, điều kiện tự nhiên, chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước như lãi suất, tỷ giá hối đoái, chính sách thuế….doanh nghiệp cần xem xét liệu những yếu tố trên có khả năng ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như thị trường cung ứng đầu vào của doanh nghiệp hay không. Qua đó đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố, đưa ra các giải pháp cụ thể, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp và linh động cho từng thời kỳ.
Đối với các các bên liên quan, doanh nghiệp cần đánh giá tổng thể, định kỳ tình hình kinh doanh, sức khỏe tài chính của các đối tác quan trọng trong chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó, đánh giá mức độ tác động và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Thứ hai, tăng cường công tác quản trị các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu về lợi nhuận nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, khi sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp cần nâng cao công tác quản trị chi phí. Cụ thể, doanh nghiệp cần chú trọng việc chuẩn hóa có hệ thống quy trình quản lý từ hoạt động mua hàng, bán hàng, quản lý kho bãi, quy trình sản xuất đến quản lý nhân sự, quản lý tài chính, kế toán…. thông qua các chính sách như chính sách mua hàng, chính sách bán hàng, quy trình bảo quản hàng tồn kho, quy trình quản lý máy móc, thiết bị, quy trình kiểm tra chất lượng, chính sách khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên…
Thứ ba, lập kế hoạch kinh doanh, đánh giá các phương án có khả năng xảy ra đối với doanh nghiệp và biện pháp xử lý tương ứng. Việc lập kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết, cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp phản ứng nhanh, xử lý kịp thời và đưa ra quyết định phù hợp trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi.
Thứ tư, doanh nghiệp có thể kết hợp đòn bẩy tài chính với đòn bẩy kinh doanh nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Có thể được hiểu là, doanh nghiệp huy động vốn vay để đầu tư máy móc, thiết bị nhằm khuếch đại lợi nhuận trước thuế và lãi vay qua đó làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Giai đoạn hiện tại là giai đoạn của sự cạnh tranh không hồi kết giữa các doanh nghiệp để có thể tồn tại trên thị trường. Chính vì thế, quản lý tốt dòng tiền chính là chiếc chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu thực trạng dòng tiền hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam và phương pháp làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán nhé.
Quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của các doanh nhân. Làm thế nào để quản lý tài chính công ty hiệu quả? Tôi sẽ trả lời điều đó trong bài viết tiếp theo.
Kế toán tài chính được coi là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán trong quy trình quản lý của công ty là điều cần thiết. Phần mềm quản lý tài chính kế toán cung cấp giải pháp tốt nhất giúp người dùng đo lường và theo dõi tình hình tài chính, giám sát hiệu quả hoạt động của công ty.
Lập kế hoạch tài chính là một trong những bước quan trọng nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty theo mục tiêu và định hướng phát triển của công ty. Nó cũng cho thấy năng lực của người lãnh đạo và tương lai của công ty. Vậy kế hoạch tài chính là gì? Làm thế nào để quá trình làm việc?
CFO là viết tắt của Chief Finance Officer có nghĩa là Giám đốc tài chính, đây được xem là một ví giữ vai trò vô cùng quan trọng và chịu trách nhiệm quản lý đối với mảng tài chính của doanh nghiệp. Vậy vai trò và những công việc là gì? Cùng 1BOSS tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc