• 29/04/2022
  • Quản lý tài chính
  • Xác định được nguyên giá tài sản cố định giúp ghi nhận, theo dõi và kiểm soát kỹ càng quá trình sử dụng tài sản cố định tại doanh nghiệp. Vậy nguyên giá tài sản cố định là gì? Các tính giá trị ban của tài sản cố định như thế nào? Cùng 1BOSS tìm hiểu thêm trong bài viết sau nhé!


    Xem thêm một số bài viết liên quan:


     

    1. Nguyên giá tài sản cố định là gì?

     

    Căn cứ vào các điều 35, 36 và 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì, nguyên giá tài sản cố định (Fixed asset costs) là giá trị ban đầu của tài sản cố định khi TSCĐ xuất hiện lần đầu ở doanh nghiệp. Nguyên giá TSCĐ thể hiện số tiền mà doanh nghiệp đã đầu tư vào để đưa TSCĐ đến trạng thái sẵn sàng sử dụng tại doanh nghiệp.

    Trong quá trình sử dụng, nguyên giá TSCĐ có thể thay đổi nếu doanh nghiệp tiến hành sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định và việc sửa chữa, nâng cấp này đưa TSCĐ lên mức độ cao hơn so với TSCĐ ban đầu (gia tăng thời hạn sử dụng, nâng cao năng suất hoạt động, giảm chi phí hoạt động…)

    Ngoài ra, nguyên giá TSCĐ cũng thay đổi nếu doanh nghiệp thực hiện đánh giá lại tài sản cố định. Dù là thay đổi theo trường hợp nào thì doanh nghiệp cũng cần tiến hành ghi nhận lại nguyên giá tài sản cố định để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến thông tin kế toán. Trường hợp doanh nghiệp tiến hành sửa chữa tài sản cố định và đưa TSCĐ về trạng thái như ban đầu sẽ có cách xử lý khác. 

     

    Nguyên giá tài sản cố định là gì? Cách tính giá trị ban đầu của TSCĐ

     

    2. Các loại nguyên giá tài sản cố định

     

    2.1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình

     

    Căn cứ vào khái niệm kể trên và điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì nguyên giá tài sản cố định hữu hình là số tiền mà doanh nghiệp đã đầu tư vào để đưa TSCĐ hữu hình đến trạng thái sẵn sàng sử dụng tại doanh nghiệp.

    Căn cứ vào điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định dựa theo nguồn hình thành. Theo đó, mỗi nguồn hình thành khác nhau sẽ có cách xác định nguyên giá phù hợp. Các nguồn hình thành nguyên giá tài sản cố định bao gồm:

    Hình thành do doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định:

     

    2.2 Nguyên giá tài sản cố định vô hình

     

    Căn cứ vào khái niệm nêu trên và điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến. Nguyên giá TSCĐ vô hình xác định dựa trên nhiều loại, bao gồm:

     

    2.3 Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính

     

    Trước khi tìm hiểu về khái niệm nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, chúng ta cần nắm rõ thế nào là tài sản cố định thuê tài chính bởi đây là loại TSCĐ đặc biệt, khác nhiều với TSCĐ vô hình và hữu hình mà độc giả được tìm hiểu ở trên.

    Căn cứ vào điều 36 Thông tư 200/2014/TT-BTC, thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

    Cũng theo điều 36 Thông tư 200/2014/TT-BTC nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính bao gồm: giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc là giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu; các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu không bao gồm số thuế GTGT phải trả cho bên cho thuê.

     

    Nguyên giá tài sản cố định là gì? Cách tính giá trị ban đầu của TSCĐ

     

    3. Hướng dẫn cách tính nguyên giá tài sản cố định chi tiết

     

    3.1 Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình

     

    Như đã nói ở trên, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định dựa trên nguồn hình thành. Với mỗi nguồn hình thành sẽ có cách thức xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình phù hợp.

     

    3.1.1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (mua cũ và mua mới)

     

    Công thức xác định:

    Nguyên giá TSCĐ hữu hình = Giá mua thực tế phải trả + Các khoản thuế không được hoàn lại + Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản về trạng thái sẵn sàng hoạt động

    Trong đó:

     

     

    3.1.2 Nguyên giá tài sản cố định mua theo hình thức trao đổi

     

    Trường hợp: trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự hoặc hình thành do bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ hữu hình tương tự thì nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về bằng Giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi, không ghi nhận khoản lãi lỗ nào.

    Trường hợp: TSCĐ nhận về là TSCĐ hữu hình không tương tự

    Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về = Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc TSCĐ đem đi trao đổi +/- Điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm / thu (Các khoản thuế không được hoàn lại) + Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản về trạng thái sẵn sàng hoạt động

     

    3.1.3 Nguyên giá tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự sản xuất

     

     

    3.1.4 Nguyên giá TSCĐ tăng từ các nguồn khác

     

    Bao gồm:

     

    3.2 Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình

     

    Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt = Giá mua – Các khoản chiết khấu thương mại / giảm giá + Các khoản thuế không được hoàn lại + Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản về trạng thái sẵn sàng hoạt động

    Nguyên giá TSCĐ vô hình mua trả chậm = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua

    Lưu ý: Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”;

    Nguyên giá TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu = Giá trị hợp lý ban đầu + Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản về trạng thái sẵn sàng hoạt động

     

    3.3 Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

     

    Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính = Giá trị hợp lý của tài sản thuê / giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu + Các chi phí trực tiếp phát sinh đến việc đưa tài sản về trạng thái sẵn sàng hoạt động

    Lưu ý: Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu không bao gồm số thuế GTGT phải trả cho bên cho thuê.

     

    Nhìn chung, TSCĐ là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp cần tiến hành ghi nhận, theo dõi và kiểm soát đồng thời đưa ra các văn bản, báo cáo khi cần thiết cho chủ doanh nghiệp để họ có cái nhìn tổng quan nhất phục vụ cho việc ra quyết định của mình. Đối với những doanh nghiệp có ít tài sản cố định thì việc theo dõi không quá phức tạp song với các doanh nghiệp có số lượng tài sản cố định là hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thì việc ghi nhận, kiểm soát sẽ không còn đơn giản nữa.

     

    Ban biên tập 1BOSS

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Bài viết khác
    Làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán: Mẹo thành công trong giai đoạn khủng hoảng
    Làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán: Mẹo thành công trong giai đoạn khủng hoảng
    • 08/06/2023

    Giai đoạn hiện tại là giai đoạn của sự cạnh tranh không hồi kết giữa các doanh nghiệp để có thể tồn tại trên thị trường. Chính vì thế, quản lý tốt dòng tiền chính là chiếc chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu thực trạng dòng tiền hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam và phương pháp làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán nhé.

     

    Quản lý tài chính doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?
    Quản lý tài chính doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?
    • 12/01/2023

    Quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của các doanh nhân. Làm thế nào để quản lý tài chính công ty hiệu quả? Tôi sẽ trả lời điều đó trong bài viết tiếp theo.

     

    Quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả vượt bậc nhờ vào phần mềm kế toán
    Quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả vượt bậc nhờ vào phần mềm kế toán
    • 05/01/2023

    Kế toán tài chính được coi là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán trong quy trình quản lý của công ty là điều cần thiết. Phần mềm quản lý tài chính kế toán cung cấp giải pháp tốt nhất giúp người dùng đo lường và theo dõi tình hình tài chính, giám sát hiệu quả hoạt động của công ty.

     

    Quy trình 7 bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp
    Quy trình 7 bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp
    • 15/12/2022

    Lập kế hoạch tài chính là một trong những bước quan trọng nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty theo mục tiêu và định hướng phát triển của công ty. Nó cũng cho thấy năng lực của người lãnh đạo và tương lai của công ty. Vậy kế hoạch tài chính là gì? Làm thế nào để quá trình làm việc? 

     

    CFO là gì? Vai trò và công việc của CFO
    CFO là gì? Vai trò và công việc của CFO
    • 01/12/2022

    CFO là viết tắt của Chief Finance Officer có nghĩa là Giám đốc tài chính, đây được xem là một ví giữ vai trò vô cùng quan trọng và chịu trách nhiệm quản lý đối với mảng tài chính của doanh nghiệp. Vậy vai trò và những công việc là gì? Cùng 1BOSS tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé. 

     

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn