Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Các thông tin về chuẩn mực IFRS trong bài viết này sẽ giúp những ai làm trong lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Kiểm toán tiếp cận đến gần hơn chuẩn mực kế toán quốc tế. Cùng 1BOSS tìm hiểu IFRS là gì nhé!
Xem thêm một số bài viết liên quan:
IFRS hay International Financial Reporting Standards được hiểu là chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành chuẩn mực này để đặt ra các quy tắc chung nhằm đảm bảo báo cáo tài chính có tính thống nhất, minh bạch và có thể so sánh trên toàn thế giới.
Chuẩn mực IFRS ra đời để tạo ra ngôn ngữ kế toán chung, khi đó các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau có thể hiểu được báo cáo tài chính lẫn nhau, tạo điều kiện cho việc đầu tư giữa các doanh nghiệp không cùng một nước.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, giao thương giữa các nước ngày càng mạnh thì sự ra đời của các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS là điều cực kỳ cần thiết. Vai trò quan trọng của IFRS có thể điểm đến như:
IFRS ra đời trở thành ngôn ngữ kế toán chung phổ biến trên toàn cầu. Theo thống kê của IFRS.org, tính đến tháng 4/2018 đã có 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bắt buộc sử dụng chuẩn mực IFRS tại nước đó (Nguồn – PWC). Việt Nam là một trong số 22 quốc gia còn lại vẫn sử dụng chuẩn mực kế toán riêng.
Chính phủ Việt Nam nhận thấy tầm quan trọng của việc áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS để hỗ trợ cho quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của các doanh nghiệp trong nước nên cũng có những động thái liên quan đến lộ trình ứng dụng IFRS tại nước ta.
Quá trình này thực sự là thách thức lớn khi IFRS không đơn thuần chỉ dừng ở các vấn đề về kế toán mà còn có những ảnh hưởng trọng yếu đến doanh nghiệp trong cả hoạt động thường ngày. Hơn nữa, VAS và IFRS hiện cũng có những khác biệt nhất định.
Nhìn chung, lộ trình này cần thời gian để cả Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước thích nghi để có những giải pháp phù hợp.
Ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính soạn thảo và công bố tại Quyết định số 345/QĐ-BTC – “Đề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam”. Theo đó, lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam trải qua 3 giai đoạn:
IAS (International Accounting Standards) là tên gọi chung các Chuẩn mực Kế toán quốc tế do Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ban hành Các chuẩn mực này ra đời và được áp dụng từ năm 1973 và hỗ trợ doanh nghiệp hiểu được cách thức ghi nhận cụ thể từng giao dịch vào báo cáo tài chính. Tất cả các doanh nghiệp tại những quốc gia chấp nhận các chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS đều phải tuân thủ và sử dụng Báo cáo tài chính theo chuẩn mực. Ngoài việc nắm rõ IFRS là gì thì việc hiểu sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS cũng là điều quan trọng với người là kế toán.
Trong bối cảnh hiện nay, IAS mang tính nguyên tắc giá gốc sẽ không thể phù hợp bằng nguyên tắc giá trị hợp lý của IFRS được. Các công cụ tài chính đặc biệt là công nghệ thông tin, công cụ phái sinh ngày càng nhiều, bên cạnh đó là sự gia tăng trong hoạt động đầu tư vào lĩnh vực giá trị gia tăng. Tức là giá gốc và giá trị thực tế của công nợ, tài sản ngày càng khác biệt nên nguyên tắc giá gốc không còn phù hợp nữa.
Mặc dù một số chuẩn mực thuộc IAS cũng có nguyên tắc giá trị hợp lý song các chuyên gia nhận định như vậy là chưa đủ, khó để tuy duy và đồng bộ báo cáo. Sự ra đời của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS là tất yếu để đảm bảo tài sản và công nợ được thể hiện đúng giá trị hợp lý của chúng.
Dù đã có IAS song các quốc gia đều có chuẩn mực kế toán riêng cần tuân thủ, ví dụ tại Việt Nam có VAS. Đối với các doanh nghiệp có chi nhánh, trụ sở tại nhiều quốc gia hoặc các các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán trên thị trường quốc gia không phải nước mà họ thành lập thì điều này gây nhiều cản trở.
Để hiểu rõ hơn hãy nhìn vào ví dụ sau: Doanh nghiệp A thành lập tại Việt Nam, hàng năm lập báo cáo tài chính tuân theo chuẩn mực VAS – chuẩn mực kế toán Việt Nam. Khi doanh nghiệp A niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ họ phải chuyển đổi báo cáo tài chính của mình tuân thủ chuẩn mực kế toán của Mỹ. Những sự khác biệt khiến doanh nghiệp A tốn thời gian và chi phí để thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính.
Sự ra đời của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS sẽ giúp các doanh nghiệp lập báo cáo tuân theo một chuẩn mực chung từ đó giảm thiểu việc phải chuyển đổi báo cáo, tiết kiệm nguồn lực và tăng tính minh bạch cho thông tin.
Thực tế thì chuẩn mực kế toán riêng của từng quốc gia tuy có những khác biệt song cũng có những điểm tương đồng. Tuy nhiên, thiên hướng của các điểm tương đồng là làm thế nào để hòa hợp giữa các chuẩn mực kế toán riêng của mỗi quốc gia.
IFRA ra đời giúp chuẩn mực kế toán của từng quốc gia có thể tiến gần đến nhau, xóa bỏ rào cản chênh lệch giữa các chuẩn mực riêng, tăng cường tính minh bạch và nâng cao tính tin cậy cho báo cáo tài chính và các doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, sự ra đời của IFRS là điều cực kỳ cần thiết.
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Giai đoạn hiện tại là giai đoạn của sự cạnh tranh không hồi kết giữa các doanh nghiệp để có thể tồn tại trên thị trường. Chính vì thế, quản lý tốt dòng tiền chính là chiếc chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu thực trạng dòng tiền hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam và phương pháp làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán nhé.
Quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của các doanh nhân. Làm thế nào để quản lý tài chính công ty hiệu quả? Tôi sẽ trả lời điều đó trong bài viết tiếp theo.
Kế toán tài chính được coi là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán trong quy trình quản lý của công ty là điều cần thiết. Phần mềm quản lý tài chính kế toán cung cấp giải pháp tốt nhất giúp người dùng đo lường và theo dõi tình hình tài chính, giám sát hiệu quả hoạt động của công ty.
Lập kế hoạch tài chính là một trong những bước quan trọng nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty theo mục tiêu và định hướng phát triển của công ty. Nó cũng cho thấy năng lực của người lãnh đạo và tương lai của công ty. Vậy kế hoạch tài chính là gì? Làm thế nào để quá trình làm việc?
CFO là viết tắt của Chief Finance Officer có nghĩa là Giám đốc tài chính, đây được xem là một ví giữ vai trò vô cùng quan trọng và chịu trách nhiệm quản lý đối với mảng tài chính của doanh nghiệp. Vậy vai trò và những công việc là gì? Cùng 1BOSS tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc