Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Làm thế nào để có thể quản lý tài chính doanh nghiệp? Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu?
Quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính doanh nghiệp là việc tổ chức, lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động tài chính doanh nghiệp. Cụ thể: Kiểm soát dòng tiền; cân bằng giữa tỷ lệ sinh lời và rủi ro kinh doanh; lợi nhuận từ nguồn vốn chủ sở hữu,…..Tất cả đều nằm trong kế hoạch tài chính doanh nghiệp.
Quản lý tài chính là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Quản lý tài chính hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận; mà còn hỗ trợ phát triển vững mạnh trên thị trường kinh trường. Vậy các bước xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập phải bắt đầu từ đâu?
Thế nào là chỉ số tài chính doanh nghiệp? Cùng xem bài viết sau:
Xây dựng kế hoạch tài chính doanh nghiệp là một việc làm thiết yếu và được thực hiện định kỳ. Mục tiêu của kế hoạch quản lý tài chính là giúp doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát dòng tiền; tối ưu hóa mọi chi tiêu; kiểm soát mọi khoản đầu tư sinh lời. Kế hoạch tài chính doanh nghiệp sẽ được xây dựng theo trình tự các bước sau đây:
Thực hiện công việc nghiên cứu xu hướng thị trường là một bước không thể thiếu khi tiến hành lập kế hoạch quản lý tài chính doanh nghiệp. Công việc này giúp doanh nghiệp thu thập đầy đủ các thông tin quan trọng, bao gồm: Số liệu kinh doanh của doanh nghiệp; và sự phản hồi của thị trường kinh doanh. Các nhà quản lý doanh nghiệp càng có tầm nhìn rộng và thiệt thực, thì càng thiết lập một mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp hiệu quả.
Đánh giá tình hình tài chính trong nội bộ doanh nghiệp giúp nhà quản lý có các nhìn tổng thể, chính xác; đánh giá mức độ tài chính hiện tại của doanh nghiệp trên nhiều phương diện. Trước khi bắt đầu một kế hoạch quản lý tài chính mới, doanh nghiệp phải thống kê, đánh giá lại tất cả các kế hoạch “cũ” của doanh nghiệp; giúp các nhà quản lý đề xuất phương án cần thiết để phát triển tài chính doanh nghiệp trong tương lai.
Xác định nhu cầu tài chính doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là “vốn” hay nói cách khác là “tiền”; đó là một loại tài sản có tính linh động và hữu ích nhất. Nếu như nguồn tình mặt của doanh nghiệp bị sụt giảm nhanh chóng; việc này đồng nghĩa với tính chủ động kiểm soát tài chính của doanh nghiệp đang gặp vấn đề lớn. Doanh nghiệp cần sử dụng tiền mặt trong các hoạt động đầu tư; thanh toán hàng hóa; mở rộng quy mô kinh doanh. Những hoạt động này nếu bị dừng lại thì khả năng phát triển của doanh nghiệp sẽ không còn.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần cân bằng giữa mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời với nguồn vốn của doanh nghiệp đang có; có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định mục tiêu của mình muốn hướng đến; đầu tư vào dự án nào để sinh lời ngắn hạn hay dài hạn; nói cách khác đó là xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp.
Có rất nhiều phương án để doanh nghiệp xác định nhu cầu tài chính, bao gồm: Tính toán tỷ lệ phần trăm trên doanh thu giúp doanh nghiệp dễ dàng dự đoán như cầu tài chính; lập bảng cân đối kế toán (phương án này được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn); Dự báo vòng quay của nguồn vốn,…. Xác định mục tiêu, nhu cầu tài chính rõ ràng; giúp cho các nhà quản lý lên ý tưởng phù hợp cho kế hoạch tài chính doanh nghiệp.
Thu thập thông tin doanh nghiệp
Muốn lập một bản kế hoạch quản lý tài chính có thể triển khai trong thực tế; thì không thể bỏ qua bước thu thập dữ liệu nền tảng của doanh nghiệp. Những thông tin hữu ích này sẽ là “kim chỉ nam” giúp các nhà quản lý định hướng một chiếc lược xác thực nhất.
Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một bản báo cáo tổng quát các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể. Bảng báo cáo này sẽ là một công cụ hữu ích trong định hướng quản trị kinh doanh; vì mọi nhà quản lý muốn lập kế hoạch tài chính tối ưu nhất phải nắm rõ tình hình thực tế trong doanh nghiệp.
Dự báo dòng tiền này sẽ giúp các nhà quản lý theo dõi các khoản dự kiến sẽ chi hoặc thu. Dựa vào đó có thể lập bảng kế hoạch cân đối dòng tiền thu – chi phù hợp; tránh rủi ro bội chi mà các doanh nghiệp trong kinh doanh thường mắc phải. Điều này giúp cân bằng vốn nội tại doanh nghiệp; lập nguồn tiền dự trù trong tương lai.
Bảng cân đối kế toán sẽ phản ánh được giá trị của toàn bộ tài sản doanh nghiệp hiện có của doanh nghiệp. Đây được xem là một dữ liệu quan trọng; nó có thể giúp các nhà quản lý nhìn toàn cảnh nguồn lực tài chính ở một chu kỳ cụ thể. Nguồn gốc hình thành nên tài sản được gọi là nguồn vốn; nguồn vốn được cấu tạo từ 2 loại là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Bảng cân đối này sẽ hiển thị rõ chủ sở hữu doanh nghiệp có đang bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nợ phải trả; từ đó các nhà quản trị sẽ lên kế hoạch nên thanh lý; thu mua doanh nghiệp; hay luân chuyển,… để phù hợp với kế hoạch quản lý tài chính.
Dựa vào các thông tin, dữ liệu đã thu thập ở trên; nhà quản lý doanh nghiệp cùng đội ngũ sáng lập kế hoạch bắt đầu phác thảo những bước đi cho kế hoạch quản lý tài chính. Nhà sáng tạo kế hoạch buộc phải phân tích những ưu điểm và nhược điểm từ những kế hoạch trước; rút kinh nghiệm và đề ra một kế hoạch tối ưu, có lợi và thực thi nhất. Sau khi đã lập bảng kế hoạch, nhà sáng tạo phải chú thích rõ ưu và nhược điểm của bảng kế hoạch; những lưu ý về nghĩa vụ nộp thuế nhà nước; hệ thống tài chính với nguồn tiền được phép thu – chi; xem xét vấn đề nhân lực doanh nghiệp,…
Cần một thời gian khá dài để doanh nghiệp có thể triển khai kế hoạch quản lý tài chính. Có những kế hoạch phải mất hơn nửa năm để triển khai; tiếp đến sẽ là quá trình doanh nghiệp thu nhận kết quả của kế hoạch, tiến hành ngay việc chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với thực tiễn. Sẽ có nhiều vấn đề sẽ xảy ra trong giai đoạn này; bởi dù ít hay nhiều thì bản kế hoạch quản lý tài chính mới sẽ thúc đẩy việc kinh doanh của doanh nghiệp; nhưng cũng sẽ có những rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro nhất thời để thay đổi toàn bị cục diện; dù là phát triển hay chỉ là tồn tại.
Để tham khảo cách thức nộp báo cáo tài chính qua mạng được áp dụng thực trong khoảng thời gian gần đây, bạn có thể xem tại bài viết:
Trong quá trình kế hoạch quản lý tài chính được thực thi trên thực tế; các nhà quản lý phải theo dõi sát sao từng bước “chuyển mình” của bản kế hoạch; nhằm kịp thời bổ sung, sửa chữa; điều chỉnh tránh xảy ra sơ suất. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng ra một phương án phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch dự phòng và lập nguồn vốn dự trù. Ngoài ra, các nhà quản lý phải luôn theo dõi thị trường kinh doanh; bởi chỉ có nắm bắt thị trường nhanh nhạy thì mới có thể thay đổi kịp thời kế hoạch tài chính; đây là một “chìa khóa vàng” đem đến sự thành công cho doanh nghiệp.
Theo khảo sát gần đây nhất của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính; có hơn 95% doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng phần mềm quản lý tài chính cho doanh nghiệp mình. 1 BOSS là sự lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp bạn. Phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp 1 BOSS có thể mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cụ thể:
Bài viết trên đây đã trình bày chi tiết các bước lập kế hoạch quản lý tài chính doanh nghiệp. Không có kế hoạch nào là hoàn hảo; vậy nên các nhà quản lý phải bám sát thị trường để có thể thay đổi hướng đi của kế hoạch; nhằm đạt hiệu quả cao nhất, tránh được các rủi ro đáng tiếc xảy ra. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến thông tin hữu ích cho khách hàng; để quá trình kinh doanh trở lên tối ưu hơn, doanh nghiệp nên đầu tư một phần mềm quản lý tài chính, tiêu chí tiết kiệm – hữu ích – dễ sử dụng – độ bảo mật cao.
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang cần phần mềm giúp quản lý các vấn đề về thuế và bảo hiểm; thì phần mềm 1BOSS Tax & Insurance chính là một sự lựa chọn tuyệt vời. Không chỉ phục vụ nhu cầu quản trị doanh nghiệp với một nền tảng dễ vận hành và sử dụng; đồng thời đây cũng là một phần mềm quản lý tài chính, thuế, bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của mọi ngành nghề kinh doanh; mang đến hiệu quả thiết thực cho mỗi doanh nghiệp.
Tìm hiểu chi tiết về các tính năng của phần mềm tại:
Ban Biên Tập 1BOSS.
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Giai đoạn hiện tại là giai đoạn của sự cạnh tranh không hồi kết giữa các doanh nghiệp để có thể tồn tại trên thị trường. Chính vì thế, quản lý tốt dòng tiền chính là chiếc chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu thực trạng dòng tiền hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam và phương pháp làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán nhé.
Quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của các doanh nhân. Làm thế nào để quản lý tài chính công ty hiệu quả? Tôi sẽ trả lời điều đó trong bài viết tiếp theo.
Kế toán tài chính được coi là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán trong quy trình quản lý của công ty là điều cần thiết. Phần mềm quản lý tài chính kế toán cung cấp giải pháp tốt nhất giúp người dùng đo lường và theo dõi tình hình tài chính, giám sát hiệu quả hoạt động của công ty.
Lập kế hoạch tài chính là một trong những bước quan trọng nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty theo mục tiêu và định hướng phát triển của công ty. Nó cũng cho thấy năng lực của người lãnh đạo và tương lai của công ty. Vậy kế hoạch tài chính là gì? Làm thế nào để quá trình làm việc?
CFO là viết tắt của Chief Finance Officer có nghĩa là Giám đốc tài chính, đây được xem là một ví giữ vai trò vô cùng quan trọng và chịu trách nhiệm quản lý đối với mảng tài chính của doanh nghiệp. Vậy vai trò và những công việc là gì? Cùng 1BOSS tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc