Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Các chỉ số tài chính là gì? Làm sao để đánh giá các chỉ số tài chính doanh nghiệp? Bài viết này sẽ trình bày các chỉ số tài chính và cách tính các chỉ số ấy.
Chỉ số tài chính là gì
Chỉ số tài chính được hiểu là một công cụ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp; hoặc các nhà đầu tư có thể thực hiện công việc so sánh; phân tích mối quan hệ tài chính giữa các tài khoản được hiển thị trên báo cáo của doanh nghiệp. Chúng là một mấu chốt quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty, một ngành nghề hay một lĩnh vực.
Một số kiến thức quản lý tài chính khác mà bạn có thể tham khảo:
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính doanh nghiệp theo quy trình từ A - Z
Hiện nay, đa số các nhà quản lý thường dùng 4 loại chỉ số tài chính. Trong 4 loại này có 17 chỉ số tài chính khác nhau; giúp các nhà đầu tư và nhà quản lý thực hiện công việc đánh giá tổng quan doanh nghiệp.
Phản ánh khả năng hoạt động doanh nghiệp dựa trên 3 chỉ số sau:
Công thức: Vòng quay hàng hóa tồn kho = Doanh số bán hàng hóa / Hàng tồn còn lại kho.
Hệ số hàng tồn kho này có doanh nghiệp biết được kỳ hàng tồn kho quay mấy vòng; từ đó giúp các nhà quản trị tính toán được hiệu quả trong vấn đề quản lý hàng tồn kho. Hệ số vòng quay tồn khi càng lớn thì thời hạn tồn kho càng ngắn; kéo theo tỷ lệ rủi ro tài chính càng thấp.
- Công thức: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/ Bình quân các khoản phải thu.
- Hệ số vòng quay phải thu cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp; hệ số này càng lớn thì tốc độ thu nợ càng nhanh
Công thức: Vòng quay nguồn vốn lưu động = Doanh thu/ Bình quân vốn lưu động.
Hệ số vòng quay nguồn vốn lưu động nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp. Hệ số vòng quay này càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp có sự chuyển động nguồn vốn càng nhanh.
Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm 6 hệ số đánh giá:
Chỉ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán tổng quát
- Công thức: Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán tổng quát = Tổng tài sản của doanh nghiệp/ Tất cả số nợ phải trả.
- Hệ số phản ánh khả năng thanh toán tổng quát là chỉ số tài chính quan trọng; nhằm đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ của một doanh nghiệp.
- Công thức: Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản doanh nghiệp ngắn hạn / Số nợ ngắn hạn.
- Hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhằm đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ tạm thời; nợ ngắn hạn (dưới thời hạn 1 năm) bằng các tài sản của doanh nghiệp có sự chuyển đổi trong một thời gian ngắn.
- Công thức: Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán nhanh = (Tài sản doanh nghiệp ngắn hạn – Số lượng hàng hóa tồn kho)/ Số nợ ngắn hạn.
- Hệ số phản ánh khả năng thanh toán nhanh là chỉ số tài chính; nhằm đo lường khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán nợ ngắn hạn nhanh chóng bằng cách lấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trừ đi hàng hóa tồn kho (hàng hóa tồn kho có tính chất thanh khoản thấp).
- Công thức: Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán tức thời = (Tiền + tài sản có thể chuyển đổi thành tiền) / Số nợ ngắn hạn.
- Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán tức thời thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn bằng tài sản; cụ thể tài sản ở đây là tiền hoặc các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền của doanh nghiệp.
- Công thức: Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán lãi vay = Lợi nhuận thu được trước lãi vay và nghĩa vụ thuế / Lãi vay được trả trong kỳ.
- Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán lãi vay nhằm đo lường khả năng trả lãi vay mượn tại tổ chức tín dụng; và khả năng thanh toán nghĩa vụ Thuế cho nhà nước.
Công thức: Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp chi trả bằng tiền = Tiền lưu chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh / Bình quân số ngắn hạn.
Hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp chi trả ngắn hạn là chỉ số tài chính giúp đo lường khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp ở trạng thái động; (nghĩa là trạng thái hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng tiền sẽ chuyển động không ngừng).
Có 4 chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cụ thể:
Chỉ số tài chính phản ánh khả năng kinh doanh sinh lời của doanh nghiệp
Công thức: Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn = Lợi nhuận thu được sau nghĩa vụ thuế /Bình quân nguồn vốn của chủ sở hữu.
Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn cho biết vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ sinh ra bao nhiêu lợi nhuận; sau khi doanh nghiệp đã thanh toán xong các nghĩa vụ thuế cho nhà nước.
- Công thức: Tỷ suất lợi nhuận sau nghĩa vụ thuế được tính trên doanh thu = Lợi nhuận sau nghĩa vụ thuế / Doanh thu.
- Tỷ suất lợi nhuận sau nghĩa vụ thuế được tính trên doanh thu; cho biết doanh thu mà doanh nghiệp có trong kỳ bằng bao nhiêu lợi nhuận sau khi đã thanh toán xong nghĩa vụ thuế. Hệ số này càng lớn thì tỷ lệ lợi nhuận càng cao.
- Công thức: Tỷ suất sinh lời từ tài sản doanh nghiệp = Lợi nhuận thu được sau thuế / Bình quân tổng tài sản doanh nghiệp.
- Tỷ suất sinh lời cho doanh nghiệp từ tài sản cho biết nguồn vốn đầu tư vào tài sản; chúng sẽ sinh được bao nhiêu lợi nhuận sau khi doanh nghiệp đã thanh toán nghĩa vụ thuế; và trả lãi vay. Chỉ số tài chính quan trọng này; giúp các tổ chức cho vay biết được khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp.
- Công thức: Tỷ suất sinh lời cho doanh nghiệp trên tổng số vốn đầu tư = Lợi nhuận thu được sau thuế /Bình quân vốn kinh doanh.
- Tỷ suất sinh lời cho doanh nghiệp trên tổng số vốn đầu tư giúp các nhà quản trị đánh giá được lợi nhuận của từng đồng vốn đầu tư. Chỉ số tài chính này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Có 4 chỉ tiêu đánh giá vấn đề cơ cấu tài chính, tài sản của doanh nghiệp, cụ thể:
Chỉ số tài chính phản ánh vấn đề cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Công thức: Tỷ lệ số nợ của doanh nghiệp = Tổng số nợ phải trả / Tổng số tài sản hiện có.
Nếu tỷ lệ số nợ này quá cao sẽ dẫn đến rủi ro tài chính; doanh nghiệp rất có thể bị tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Công thức: Tỷ lệ nguồn vốn hiện có của chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn của chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hiện đó.
- Tỷ số này nói lên sự phụ thuộc vào các tài sản đi vay của chủ sở hữu. Hệ số càng cao cho thấy doanh nghiệp càng độc lập, rủi ro tài chính càng thấp.
- Công thức: Tỷ lệ nợ tính trên nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng số nợ phải trả / Tổng nguồn vốn chủ sở hữu.
- Tỷ lệ số nợ tính trên nguồn vốn chủ sở hữu giúp đo lường quy mô trong mỗi doanh nghiệp; tính toán trong một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì có bao nhiêu đồng nợ.
- Công thức: Cơ cấu tài sản doanh nghiệp = Tổng số tài sản ngắn hạn / Tổng số tài sản dài hạn.
- Cơ cấu tài sản doanh nghiệp phản ánh hệ số tài sản ngắn hạn (sinh lời ngắn hạn) nhiều hơn hay ít hơn tài sản dài hạn (sinh lời dài hạn) của doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Đồng thời mạng lại sự lựa chọn chính xác cho các nhà đầu tư; khi muốn đầu tư vốn vào bất kỳ doanh nghiệp nào. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu các phần mềm giúp quản lý các chỉ số tài chính; vui lòng liên hệ về 1BOSS để được đội ngũ chuyên gia quản trị doanh nghiệp tư vấn phần mềm phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình.
Tiền thân của 1BOSS chính là công ty Cổ phần ASOFT – một nền tảng phần mềm có bề dày hơn 19+ năm kinh nghiệm. 1BOSS ra đời là sự kế thừa và phát huy những kiến thức, hiểu biết về quản trị kinh doanh; đáp ứng nhu cầu quản trị của mọi ngành nghề. Trong 1BOSS tích hợp tất cả các ứng dụng mà mọi doanh nghiệp đều cần có. Ví dụ: ứng dụng quản lý nhân sự; đo lường lợi nhuận kinh doanh; đo lường khả năng doanh nghiệp trả lãi, trả nợ; đo lường khả năng sinh lời; quản lý công việc; ứng dụng giúp quá trình kê khai thuế của bộ phần kế toán; chữ ký điện tử; in ấn hóa đơn điện tử;…
Ngoài ra, 1BOSS cũng cung cấp phần mềm 1BOSS Payment, giúp tháo gỡ các khó khăn trong việc thanh toán, quản lý các giao dịch và dòng tiền thu chi. Mọi thông tin doanh nghiệp có thể tham khảo thêm tại:
Ban Biên Tập 1BOSS.
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Giai đoạn hiện tại là giai đoạn của sự cạnh tranh không hồi kết giữa các doanh nghiệp để có thể tồn tại trên thị trường. Chính vì thế, quản lý tốt dòng tiền chính là chiếc chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu thực trạng dòng tiền hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam và phương pháp làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán nhé.
Quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của các doanh nhân. Làm thế nào để quản lý tài chính công ty hiệu quả? Tôi sẽ trả lời điều đó trong bài viết tiếp theo.
Kế toán tài chính được coi là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán trong quy trình quản lý của công ty là điều cần thiết. Phần mềm quản lý tài chính kế toán cung cấp giải pháp tốt nhất giúp người dùng đo lường và theo dõi tình hình tài chính, giám sát hiệu quả hoạt động của công ty.
Lập kế hoạch tài chính là một trong những bước quan trọng nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty theo mục tiêu và định hướng phát triển của công ty. Nó cũng cho thấy năng lực của người lãnh đạo và tương lai của công ty. Vậy kế hoạch tài chính là gì? Làm thế nào để quá trình làm việc?
CFO là viết tắt của Chief Finance Officer có nghĩa là Giám đốc tài chính, đây được xem là một ví giữ vai trò vô cùng quan trọng và chịu trách nhiệm quản lý đối với mảng tài chính của doanh nghiệp. Vậy vai trò và những công việc là gì? Cùng 1BOSS tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc