Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của thương hiệu Coca Cola là gì? Chất lượng sản phẩm, giá thành cạnh tranh, hay thông điệp truyền tải luôn mang ý nghĩa sâu sắc của Coca Cola đều luôn là những bài học đắt giá cho những nhà tiếp thị. Sự thành công không chỉ nhờ vào sản phẩm chất lượng mà còn do các chiến lược marketing của Coca Cola vô cùng thông minh. Hãy cùng 1BOSS phân tích chiến lược 4P của Coca Cola trong bài viết sau nhé!
Xem thêm bài viết tham khảo:
Coca Cola là một trong những thương hiệu kiến tạo nên “đế chế” sản xuất soda và đồ uống có gas lớn nhất thế giới. Sản phẩm của thương hiệu này đã trải dài hơn 200 quốc gia thuộc các châu lục khác nhau.
Mỗi năm, Coca Cola luôn được “xướng tên” trong danh mục “những sản phẩm giải khát được yêu thích nhất”. Theo đánh giá của Brand Finance, hình ảnh thương hiệu của Coca Cola có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất Hoa Kỳ.
Được thành lập vào năm 1886 tại Wilmington Delaware, Coca Cola đã trở thành “gương mặt vàng” đại diện cho sản phẩm thương mại thành công nhất lịch sử. Hơn 100 năm phát triển, “gã khổng lồ” Coca Cola nghiễm nhiên là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu thế giới.
Chiến lược 4P có tên chuyên ngành là Marketing Mix (tiếp thị hỗn hợp) theo định nghĩa của Neil Borden qua bài báo vào năm 1964. Mô hình 4P bao gồm 4 nhân tố chính: product (sản phẩm), price (giá cả), place (địa điểm) và cuối cùng là promotion (khuyến mại).
4P được xem là công cụ tiếp thị hiệu quả trong việc mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu. Đối với mọi doanh nghiệp, chiến lược 4P chính là “chiếc đũa thần” giúp doanh nghiệp tạo ra và duy trì nguồn doanh thu. Chiến lược 4P càng thành công, sức mạnh của doanh nghiệp càng được củng cố trên thị trường.
Các chiến lược của Coca Cola:
Coca Cola đã tạo ra sự đa dạng về các chủng loại sản phẩm trong suốt tiến trình hình thành và phát triển. Hiện tại, thương hiệu đã cung cấp hơn 500 nhãn hiệu nước có gas với hơn 3.900 sản phẩm.
Một số nhãn hiệu nổi tiếng
Một số nhãn hiệu nổi tiếng được cung cấp bởi Coca Cola có thể kể đến như: Sprite, Fanta, Diet Coke, Dasani, Del Valle, Osewalle, Fuze Tea,… Các dòng sản phẩm này đều có những đặc tính riêng, tạo nên sự đa dạng và mới mẻ về chủng loại. Sản phẩm cốt lõi của Coca Cola chủ yếu ở dạng chai nhựa, thủy tinh hoặc lon với dung tích từ 200ml – 2l.
Bên cạnh đó, Coca Cola còn nhân đôi tính đa dạng bởi hương vị và tính năng sản phẩm. Thương hiệu này cho ra đời nhiều sự lựa chọn khác nhau, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, như: nước có gas truyền thống, nước có gas không đường, nước uống không calo,…
Trong các phân khúc sản phẩm, Coca Cola, Sprite và Fanta là ba nhãn hiệu có thị phần lớn nhất. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các nhãn hiệu này tương đối chậm.
Đối với chiến lược Price (giá cả), Coca Cola tuân theo nguyên tắc phân biệt giá cấp độ 2. Nghĩa là thương hiệu sẽ tính các mức giá khác nhau cho các sản phẩm thuộc phân khúc khác nhau.
Coca Cola và Pepsi được xem là hai “thủ lĩnh” dẫn đầu đối với thị trường nước giải khát. Vì vậy, nếu Coca Cola định giá sản phẩm của mình quá cao so với Pepsi hoặc ngược lại trong một phân khúc cụ thể, người tiêu dùng có thể bị chuyển đổi.
Thế nên, cả hai thương hiệu đã ra quyết định thống nhất duy trì mức giá ngang nhau trong từng phân khúc. Tuy nhiên, chiến lược khác biệt của Coca Cola là giảm giá khi người dùng mua sản phẩm có kích cỡ lớn hơn.
Tính đến thời điểm hiện tại, Coca Cola đã có mặt trên thị trường hơn 130 năm và hoạt động hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là minh chứng rõ ràng nhất về mạng lưới phân phối cực khủng của thương hiệu. Điều này khiến cho chiến lược Place của Coca Cola nổi bật hơn cả trong mô hình 4P.
Các nhà phát triển Coca Cola tạo ra sản phẩm bằng những công thức “gia truyền” và vận chuyển đến các nhà máy đóng chai trên toàn thế giới. Hình dạng và kích thước sản phẩm được quy định trước bởi thương hiệu.
Sau khi hoàn tất công đoạn đóng chai, sản phẩm sẽ được cung ứng đến các đại lý vận chuyển. Những sản phẩm sẽ được chuyển đi bằng đường bộ đến các kho dự trữ và đưa đến các nhà phân phối. Tiếp đó, sản phẩm sẽ đến tay nhà bán lẻ và bán ra cho người tiêu dùng.
Coca Cola có kênh phân phối rộng khắp, phần lớn sản phẩm của thương hiệu đều có mặt tại các siêu thị và những điểm bán lẻ trên toàn cầu. Ngoài ra, sản phẩm Coca Cola còn được phân phối cho nhiều nhà hàng, khách hàng lớn nhỏ ở mọi nơi trên thế giới.
Promotion là chiến lược quảng cáo và khuyến mại trong mô hình 4P của Coca Cola. Chiến dịch tiếp thị của Coca Cola chủ yếu truyền tải các thông điệp tích cực, lan tỏa yêu thương và niềm vui đến mọi người.
Phương tiện truyền thông chủ yếu của Coca Cola là TV, mạng xã hội, Internet, báo in,… Ngoài ra, thương hiệu còn trở thành nhà tài trợ cho các chương trình lớn như: FIFA World Cup, American Idol, BET Network, NASCAR,…
Đầu năm 2016, Coca Cola phát động chiến dịch “Taste the Feeling” tại Ấn Độ nhằm tôn vinh những khoảnh khắc vui vẻ và hạnh phúc mà Coca Cola mang lại trong cuộc sống. Tại Việt Nam, Coca Cola cũng tổ chức nhiều chiến dịch mới lạ, gần gũi với người tiêu dùng, nhất là giới trẻ. Điển hình như: Happiness Factory, Hát cùng Coca Cola, Có Coca Cola món nào cũng ngon,…
Các chiến dịch quảng cáo như những “con sóng” lớn lan rộng trên các kênh truyền thông khác nhau. Điều này đã giúp Coca Cola tạo ra những kết nối đặc biệt nhất đến người tiêu dùng của mình.
Thông qua những chiến lược quảng cáo và khuyến mại, doanh số bán hàng của Coca Cola tăng lên không ngừng. Đồng thời, thương hiệu cũng duy trì được lượng người dùng trung thành và mang đến những dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách hàng tiềm năng.
Trên đây là những chia sẻ và phân tích về chiến lược 4P của Coca Cola – “ông hoàng giải khát” lớn nhất thế giới. Thông qua bài viết, Tino Group hy vọng bạn đã phần nào tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp.
Coca Cola đã áp dụng 2 chiến lược định giá là 3P (Price to Value – Pervasiveness – Preference) và 3A (Affordability – Availability – Acceptability).
Các sản phẩm Coca Cola tại Việt Nam được sản xuất tại 3 nhà máy lớn phân bố đồng đều từ Bắc – Nam, lần lượt là: Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.
Coca Cola được người tiêu dùng Việt Nam biết đến vào năm 1960. Tuy nhiên, đến năm 1994 thương hiệu này mới chính thức “nhập gia tùy tục” vào thị trường nước ta. Thời điểm hiện tại, Coca Cola Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tổng doanh thu mỗi năm lên đến hơn 38.000 USD.
Coca Cola đặc biệt chú trọng các thị trường truyền thống và lớn mạnh như: Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Sau khi có được vị thế vững chắc tại các thị trường này, sản phẩm Coca Cola bắt đầu thâm nhập vào thị trường của những quốc gia khác, phân bố rộng khắp trên toàn cầu.
Coca Cola đã đi được một chặng đường khá dài đề vừa nghiên cứu, rút kinh nghiệm và phát triển các chiến lược marketing. Từ đó, định hình những mô thức marketing phù hợp với hãng.
Do đó, với các doanh nghiệp muốn tiếp nối theo cách xây dựng định hướng marketing của Coca Cola. Thì việc đầu tiên chính là định vị được sản phẩm và insight khách hàng của mình. Chỉ nên chắc lọc những mục marketing của Coca Cola có độ tương thích lớn với doanh nghiệp bạn. Đồng thời, tránh máy móc và rập khuôn. Vì điều này rất dễ dẫn đến phản tác dụng và gây sự sụp đổ nghiệm trọng.
Ban biên tập 1BOSS
Tài liệu tham khảo:
Chi phí triển khai phần mềm CRM cho doanh nghiệp SME tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô của doanh nghiệp, tính năng cụ thể cần thiết và lựa chọn giữa các phiên bản đóng gói hay tùy chỉnh. Giá phần mềm CRM thường được tính dựa trên số lượng người dùng và loại hình sử dụng - đám mây hoặc cài đặt trên máy chủ riêng. Để xác định chi phí chính xác, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng, yêu cầu báo giá từ các nhà cung cấp, và cân nhắc nguồn ngân sách để đảm bảo rằng họ chọn được giải pháp phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, ngoài sự chú trọng vào yếu tố chất về lượng sản phẩm dịch vụ, yếu tố con người vận hành, mà truyền thông mạng xã hội còn là yếu tố tiên quyết để tạo nên giá trị của thương hiệu, xây dựng sự phát triển toàn diện, và một phần giúp cho doanh nghiệp đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Theo đó, các giải pháp truyền thông ngày càng đa dạng và tối ưu, mạng xã hội không chỉ là một trong những lựa chọn về truyền thông mà còn là "mảnh đất" mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phái đặt chân đến.
Dưới sự chuyển dịch từ sản phẩm sang dịch vụ khách hàng, sự thành công của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào khả năng hiểu và đáp ứng khách hàng. Vì vậy, việc xây dựng hành trình khách hàng là một trong những điều tất yếu để doanh nghiệp đạt được thành công trên con đường chinh phục khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hành trình khách hàng là gì và tối ưu hành trình khách hàng với phần mềm CRM như thế nào.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc chăm sóc khách hàng đòi hỏi sự nhanh nhạy, thông minh và hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Sự kết hợp giữa AI và CRM không chỉ đem lại lợi ích lớn cho việc chăm sóc khách hàng mà còn mở ra những cơ hội mới để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả trong tương tác với khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự hợp tác này và tìm hiểu các lợi ích mà việc tích hợp AI vào phần mềm CRM mang lại trong việc chăm sóc khách hàng.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc