• 06/06/2022
  • Quản lý kế toán
  • Trích lập dự phòng phải thu khó đòi giúp doanh nghiệp dự phòng được phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu nhưng không có khả năng thu hồi được đúng hạn. Bài viết sau sẽ nói rõ về trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo các căn cứ pháp lý chính xác: 


    Xem thêm một số bài viết liên quan:


     

    1. Quy định về các điều kiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi

     

    Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về đối tượng lập dự phòng các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn.

    Cũng theo quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về các điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi bao gồm:

    a. Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:

     

    b. Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi

     

     trích lập dự phòng phải thu khó đòi

     

    2. Quy định về mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi

     

    Căn cứ quy định tại khoản 2 điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi như sau:

    a. Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

     

    b. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:

     

    c. Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.

    Lưu ý: 

    Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ có phát sinh cả nợ phải thu và nợ phải trả, căn cứ biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên để doanh nghiệp trích lập dự phòng trên cơ sở số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả của đối tượng này.

    Mức trích lập dự phòng của từng khoản nợ quá hạn được tính theo tỷ lệ (%) của khoản nợ quá hạn phải trích lập theo thời hạn quy định nhân (x) với tổng nợ còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả.

    Ví dụ: Công ty A có phát sinh các nghiệp vụ bán hàng cho Công ty B theo từng hợp đồng và đã quá hạn thanh toán như sau:

    Bán lô hàng theo hợp đồng 01 cho Công ty B, giá trị hợp đồng là 15 triệu đồng, Công ty B chưa trả nợ, quá hạn 7 tháng.

    Bán lô hàng theo hợp đồng 02 cho Công ty B, giá trị hợp đồng là 10 triệu đồng, Công ty B chưa trả nợ, quá hạn 13 tháng.

    Bán lô hàng theo hợp đồng 03 cho Công ty B, giá trị hợp đồng là 25 triệu đồng, Công ty B chưa trả nợ, quá hạn 25 tháng.

    Như vậy, số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả đối với Công ty B là: 20 triệu đồng.

     

    3. Các nguyên tắc cần đảm bảo khi trích lập dự phòng phải thu khó đòi

     

    - Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.

    - Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

     

     trích lập dự phòng phải thu khó đòi

     

    4. Tài khoản 2293 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi

     

    - Hoàn chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết

    - Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra

    - Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ

    - Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập báo cáo tài chính

     

    5. Hạch toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi

     

    Căn cứ quy định tại điểm 3.3 khoản 3 điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC, kế toán doanh nghiệp thực hiện hạch toán dự phòng phải thu khó đòi như sau:

    a) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

    Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

    Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

    b) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

    Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

    Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

    c) Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

    Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)

    Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng)

    Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

    Có các TK 131, 138, 128, 244…

    d) Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

    Nợ các TK 111, 112,….

    Có TK 711 – Thu nhập khác.

    đ) Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

    Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

    Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

    Có các TK 131, 138,128, 244…

    Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
    Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

    Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

    Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

    Có các TK 131, 138,128, 244…

    e) Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:

    Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

    Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

    Để đảm bảo dự phòng tổn thất do các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán, cuối năm kế toán phải lập danh sách các khoản công nợ phải thu theo từng nhóm hạn nợ tương ứng với mức tỷ lệ trích lập dự phòng, từ đó tính toán được số tiền trích lập dự phòng hàng năm. 

     

    Ban biên tập 1BOSS

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Bài viết khác
    Phần mềm kế toán cho ngành thực phẩm có tính năng gì ?
    Phần mềm kế toán cho ngành thực phẩm có tính năng gì ?
    • 11/07/2023

    Cho dù là doanh nghiệp thực phẩm hay doanh nghiệp sản xuất; thì chúng đều sở hữu những đặc điểm nghiệp vụ công việc có phần giống nhau. Tuy nhiên, trong ngành thực phẩm sẽ tồn tại những lưu ý sau đây. Doanh nghiệp cần để tâm tới để bộ phận kế toán ngành thực phẩm có thể quản lý công việc tài chính được tốt. Trong bài viết này, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu tại khó khăn của kế toán ngành thực phẩm và cách giải quyết với phần mềm kế toán.

     

    Doanh nghiệp SME nên sử dụng phần mềm kế toán online hay offline
    Doanh nghiệp SME nên sử dụng phần mềm kế toán online hay offline
    • 29/12/2022

    Một bài toán khá đau đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đó chính là việc lựa chọn sử dụng giữa phần mềm kế toán chuyên nghiệp và công cụ quản lý dữ liệu kế toán miễn phí Excel. Khi đã quyết định sử dụng phần mềm kế toán chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, câu hỏi khó nhất là lựa chọn giữa phần mềm kế toán online và offline. Qua bài viết này, 1BOSS sẽ giúp bạn đưa ra đáp án cho những câu hỏi trên.

    7 tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho doanh nghiệp
    7 tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho doanh nghiệp
    • 22/12/2022

    Để quản lý tốt hệ thống kế toán, hỗ trợ công tác quản lý doanh nghiệp, tối ưu hóa lợi nhuận, tăng trưởng và phát triển, doanh nghiệp phải lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm trong và ngoài nước. Bộ phận kế toán cần biết những tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán nhằm phát huy hiệu quả tối đa. 

     

    Tài sản ngắn hạn là gì? Nội dung và ý nghĩa của tài sản ngắn hạn
    Tài sản ngắn hạn là gì? Nội dung và ý nghĩa của tài sản ngắn hạn
    • 06/07/2022

    Tài sản ngắn hạn là gì? Trong khá nhiều trường hợp, tài sản ngắn hạn có vai trò quan trọng trong hoạt động vốn của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn thể hiện khả năng về tài chính trong thời gian ngắn của doanh nghiệp. Cùng 1BOSS tìm hiểu trong bài viết sau để nắm rõ hơn về loại sản này và cách phân biệt với tài sản dài hạn.

    Danh mục hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ, chính xác nhất
    Danh mục hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ, chính xác nhất
    • 03/07/2022

    Hệ thống tài khoản kế toán được quy định giúp các kế toán viên giữa nhiều đơn vị hành chính nhà nước với doanh nghiệp dễ dàng trao đổi và kiểm duyệt sự chuẩn xác. Sau đây là danh mục hệ thống tài khoản đầy đủ nhất theo quy định.

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn