Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Tài sản ngắn hạn là gì? Trong khá nhiều trường hợp, tài sản ngắn hạn có vai trò quan trọng trong hoạt động vốn của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn thể hiện khả năng về tài chính trong thời gian ngắn của doanh nghiệp. Cùng 1BOSS tìm hiểu trong bài viết sau để nắm rõ hơn về loại sản này và cách phân biệt với tài sản dài hạn.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Theo định nghĩa tại điều 111, mục 2 thống tư 200/2014/TT-BTC,
Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Trong khái niệm trên cần lưu ý: khoảng thời gian mà tài sản ngắn hạn “có thể chuyển đổi thành tiền, bán hay sử dụng” sẽ tính theo mốc thời gian còn lại tính đến thời điểm báo cáo.
Chẳng hạn, Đầu tháng 5/2021, doanh nghiệp mua trái phiếu thời hạn 24 tháng với lãi suất 10%/năm.
Kết cấu của Bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần là Tài sản và Nguồn vốn. Để theo dõi số liệu về Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, bạn đọc có thể xem tại bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phần Tài sản.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn bao gồm:
Nhìn chung tài sản ngắn hạn tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn.
Tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp tăng lên cho biết doanh nghiệp có thể đã thu hồi được nợ hoặc doanh nghiệp đang tiết kiệm các khoản chi phí đầu vào mà nhờ đó giúp doanh nghiệp giảm bớt nỗi lo thanh toán nợ ngắn hạn.
Đối với hàng tồn kho, khoản mục này tăng lên cho thấy doanh nghiệp đang trong tình trạng vốn bị ứ đọng. Doanh nghiệp cần có kế hoạch và biện pháp để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa, giải phóng lượng hàng trong kho.
Nếu các khoản phải thu tăng cao cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Nguyên nhân đến từ việc doanh nghiệp nới lỏng chính sách bán hàng, chấp nhận cho khách hàng mua chịu để tạo sự cạnh tranh. Lúc này, để đảm bảo nguồn vốn và dòng tiền, doanh nghiệp nên thắt chặt chính sách bán hàng chịu cũng như tích cực thu hồi nợ.
Ngoài ra, tài sản ngắn hạn cũng là phản ánh khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn của DN thông qua chỉ số Hệ số thanh toán ngắn hạn. Chỉ số này cho biết cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ được bù đắp bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Công thức tính:
Hệ số khả năng thanh toán = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải sử dụng những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất là những tài sản ngắn hạn, đó là những tài sản có tính thanh khoản cao và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá lớn thì chưa hẳn là tốt vì nó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không tốt dẫn đến tồn tại một lượng tài sản ngắn hạn lớn không được vận động để sinh lời.
Nhìn chung, doanh nghiệp cần có kế hoạch cân đối tỷ trọng tài sản ngắn hạn phù hợp để tối ưu hiệu quả sử dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo được an toàn tài chính cho doanh nghiệp.
Trong mục Tài sản, khái niệm “Tài sản ngắn hạn” được sử dụng để phân biệt với “Tài sản dài hạn”. Tài sản dài hạn là các tài sản có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo, như: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Từ các khái niệm và đặc điểm của Tài sản Ngắn hạn và Tài sản dài hạn, ta có thể tổng hợp ra bảng sau, sử dụng để so sánh, phân biệt hai loại tài sản này:
Nội dung | Tài sản ngắn hạn | Tài sản dài hạn |
Thời hạn | Có thể chuyển đổi thành tiền, bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của DN tại thời điểm báo cáo. | Có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo. |
Bao gồm |
|
|
Đặc điểm |
|
|
Khấu hao | Do các tài sản ngắn hạn thời gian thu hồi trong vòng một năm tài chính hoặc một chu kỳ tài chính nên không bị tính khấu hao | Do tài sản dài hạn mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp nên chúng cần được tính khấu hao để phân bổ chi phí trong dài hạn. |
Ghi nhận giá trị | Do thu hồi trong vòng một năm và bị ảnh hưởng nhiều bởi biến động thị trường, do đó cần đánh giá lại hàng kỳ | Ghi nhận theo phương pháp giá gốc |
Tài sản ngắn hạn có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta việc quản lý thu chi và các khoản công nợ của doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng đối với kế toán nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung.
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Cho dù là doanh nghiệp thực phẩm hay doanh nghiệp sản xuất; thì chúng đều sở hữu những đặc điểm nghiệp vụ công việc có phần giống nhau. Tuy nhiên, trong ngành thực phẩm sẽ tồn tại những lưu ý sau đây. Doanh nghiệp cần để tâm tới để bộ phận kế toán ngành thực phẩm có thể quản lý công việc tài chính được tốt. Trong bài viết này, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu tại khó khăn của kế toán ngành thực phẩm và cách giải quyết với phần mềm kế toán.
Một bài toán khá đau đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đó chính là việc lựa chọn sử dụng giữa phần mềm kế toán chuyên nghiệp và công cụ quản lý dữ liệu kế toán miễn phí Excel. Khi đã quyết định sử dụng phần mềm kế toán chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, câu hỏi khó nhất là lựa chọn giữa phần mềm kế toán online và offline. Qua bài viết này, 1BOSS sẽ giúp bạn đưa ra đáp án cho những câu hỏi trên.
Để quản lý tốt hệ thống kế toán, hỗ trợ công tác quản lý doanh nghiệp, tối ưu hóa lợi nhuận, tăng trưởng và phát triển, doanh nghiệp phải lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm trong và ngoài nước. Bộ phận kế toán cần biết những tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán nhằm phát huy hiệu quả tối đa.
Hệ thống tài khoản kế toán được quy định giúp các kế toán viên giữa nhiều đơn vị hành chính nhà nước với doanh nghiệp dễ dàng trao đổi và kiểm duyệt sự chuẩn xác. Sau đây là danh mục hệ thống tài khoản đầy đủ nhất theo quy định.
Nguồn vốn kinh doanh là tài khoản nào? Bài viết sau đây 1BOSS sẽ trả lời giúp các kế toán viên câu hỏi này. Đồng thời, bài viết sẽ cung cấp chi tiết cách hạch toán tài khoản 411 - Nguồn vốn kinh doanh chính xác.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc