Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Xu hướng khách hàng thay đổi, sức mua giảm, thay vào đó là sự cạnh tranh gay gắt. Nghề sale cũng lao đao trước bão thị trường khủng hoảng. Thay vì chỉ ngồi ở văn phòng vẽ ra những viễn cảnh đẹp đẽ về thị trường, lên kịch bản hay và tập tư vấn tốt, thì các sale nên siêng năng “vi hành” để nắm được nhu cầu khách hàng trong giai đoạn hiện tại, từ đó lên chiến lược phù hợp. Vậy làm sao để sale sáng tạo hơn trong việc tiếp cận khách hàng trong giai đoạn khủng hoảng, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Người tiêu dùng đã và sẽ thay đổi cách mua sắm
Đại dịch COVID-19 đã thay đổi cách thức tiêu dùng của người tiêu dùng toàn cầu - từ cách nhìn nhận về giá trị, hành vi mua sắm cho đến cách họ tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ. Theo chỉ số Khảo sát Người tiêu dùng Tương lai của EY, 89% người tiêu dùng được khảo sát đã và sẽ thay đổi cách mua sắm, 76% đã và sẽ thay đổi cách lựa chọn sản phẩm và dịch vụ (SPDV), và tới một nửa (50%) có thể chỉ chi tiêu cho các SPDV thiết yếu. Do đó, những thay đổi này sẽ chắc chắn có tác động sâu rộng đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Xem thêm: Xu hướng tiêu dùng thay đổi: Doanh nghiệp làm gì để thích ứng
Khách hàng ngày càng thận trọng
Khách hàng cũng hạn chế hành vi mua sắm tùy ý trong thời điểm hiện tại
Nghề sale là một trong những ngành nghề có tính cạnh tranh cao và đòi hỏi kỹ năng tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng hiện tại, nhiều nhà kinh doanh đang cắt giảm chi phí, trong đó có chi phí quảng cáo và marketing. Điều này khiến cho việc bán hàng trở nên khó khăn hơn đối với các nhà kinh doanh.
Theo một khảo sát gần đây của Nielsen, chỉ có 24% người tiêu dùng tin tưởng vào các quảng cáo truyền thống. Thay vào đó, họ đang chuyển sang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và tìm kiếm thông tin trực tuyến để đưa ra quyết định mua hàng.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn khủng hoảng, việc làm khan hiếm thì khách hàng cũng hạn chế hành vi mua sắm tùy ý, không mục đích mà thay vào đó là mua sắm những đồ thiết yếu và tập trung tiết kiệm, chi tiêu bền vững.
Vấn đề khó khăn của sales là năng lực quản lý đội nhóm yếu kém
Tại Hội thảo “Bán hàng thời khủng hoảng - Chiến binh sales” do Viện Kinh tế và thương mại quốc tế tổ chức ông Nguyễn Thanh Hải - trưởng ngành hàng điện tử của LG Việt Nam chia sẻ:
Một trong những vấn đề khó khăn của sales là năng lực quản lý đội nhóm yếu kém, dẫn đến bỏ lỡ các cơ hội và lãng phí thời gian. Ông nhấn mạnh, khi đã thực hiện 2 chữ “bán hàng”, luôn phải xoay quanh câu hỏi từ phía người tiêu dùng “Tôi được giá trị gì khi sử dụng sản phẩm của anh?”.
Bằng việc đưa ra mô hình phát triển sản phẩm ra thị trường của các mặt hàng LG, ông đã chỉ ra kinh nghiệm khắc phục các khâu yếu kém dựa trên chuỗi các bước hành vi của một khách hàng điển hình. Theo đó bằng số liệu thu thập cụ thể, các công ty phải đo lường được số lượng khách hàng trong từng bước:
Nhận biết sản phẩm => Làm quen => Đánh giá => Quyết định mua => Trở nên trung thành. |
Giả sử từ bước đánh giá đến bước quyết định mua có sự sụt giảm mạnh trong số lượng khách hàng, vậy ngay lập tức, các công ty cần rà soát kiểm tra lại hệ thống bán lẻ, các kênh phân phối đưa sản phẩm tới tay khách hàng.
Làm Sale được tốt, đừng chỉ ngồi trong văn phòng vẽ vời ra các kế hoạch đẹp đẽ
Ông Vũ Hoài Vũ, doanh nhân nổi tiếng trong ngành bất động sản, chủ tịch công ty Netreal đưa ra những quan điểm rất đáng lưu tâm về cách làm việc cũng như suy nghĩ “think outside the box”. Ông nhấn mạnh, để làm Sale được tốt, đừng chỉ ngồi trong văn phòng vẽ vời ra các kế hoạch đẹp đẽ, thay vào đó, hãy thực sự “Vi hành để trải nghiệm”. Nguồn ngân sách cho các hoạt động không phải lúc nào cũng bó buộc ở ngân hàng, nó có thể đến từ rất nhiều nguồn như các mối quan hệ bạn bè, người thân, xã hội, những người chung chí hướng. Thậm chí ngay cả các công cụ trong Sales không phải lúc nào cũng chỉ có từ công ty, một nhân viên sale năng động hiện có thể tìm thấy vô số công cụ hỗ trợ dựa vào Internet.
Lắng nghe khách hàng là một kỹ năng quan trọng của nhân viên sale
Nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyên) từng nói với một người bẻm mép: "Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn"
Khi được hỏi đức tính gì đã giúp anh làm việc hiệu quả, Jeffry Harrison, một nhân viên bán hàng cao cấp, chia sẻ: "Việc giỏi lắng nghe và biết phân tích giúp tôi hiểu vấn đề của khách hàng sâu sắc hơn. Sau cùng, thì việc này mang lại nhiều hiệu quả hơn việc tôi cởi mở hay nói trơn tru đến mức nào".
Paula Tulis, người từng làm việc trong ngành quan hệ công chúng, một ngành nghề luôn được hiểu là dành cho những người cởi mở, hướng ngoại, cũng nhớ lại trải nghiệm của mình khi làm việc giữa những đồng nghiệp hướng ngoại của mình: "Trong nhóm, tôi luôn thấy mình là người biết lắng nghe hơn những người hướng ngoại. Là một người hướng nội, tôi cảm thấy thoải mái hơn khi quan sát người khác thay vì nói ra. Vì thế tôi có thể nhớ được những chi tiết có thể làm đồng nghiệp bất ngờ".
Và Anna Fajkowski, một giám đốc bán hàng phải dành nhiều giờ đồng hồ tương tác với khách hàng, cũng nhấn mạnh, cô không nghĩ mình trở nên quá "bán hàng" trong những cuộc trò chuyện với khách.
Lắng nghe khách hàng giúp nhân viên sale xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng
Thế nên, thay vì luôn nói về bản thân mình, về sản phẩm của công ty mình thì lắng nghe khách hàng là một kỹ năng quan trọng của nhân viên sale. Bằng cách lắng nghe khách hàng, nhân viên sale có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích và mục tiêu của khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn. Hơn nữa, việc lắng nghe khách hàng giúp nhân viên sale xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, tạo niềm tin và sự tin tưởng từ khách hàng cũng như tìm ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Do đó, lắng nghe nhiều hơn nói là chìa khóa để nhân viên sale đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố then chốt giúp nhân viên sale thành công trong kinh doanh
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố then chốt giúp nhân viên sale thành công trong kinh doanh. Nhân viên sale cần có khả năng giao tiếp tốt để tạo sự thoải mái và tin tưởng cho khách hàng. Bằng cách nói chuyện một cách trôi chảy, rõ ràng và thuyết phục, nhân viên sale có thể truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp cũng giúp nhân viên sale hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng. Bằng cách lắng nghe khách hàng và hỏi thăm thêm về nhu cầu của họ, nhân viên sale có thể tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề của khách hàng.
Kỹ năng giao tiếp cũng giúp nhân viên sale xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng. Khi nhân viên sale tạo được sự thoải mái và tin tưởng từ khách hàng bằng cách giao tiếp tốt, khách hàng sẽ có xu hướng quay lại mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty và giới thiệu sản phẩm và dịch vụ cho người khác.
Lên chiến lược doanh số phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty là điều tối quan trọng.
Nếu thất bại trong việc chuẩn bị, hãy chuẩn bị đón nhận thất bại”. Việc lên chiến lược doanh số rõ ràng, phù hợp với mục tiêu chiến lược trong từng hoàn cảnh của công ty là điều tối quan trọng.
Để có một chiến lược bài bản trong việc tiếp cận khách hàng, các sale cần chuẩn bị các bước sau:
Phân tích thị trường và đối tượng khách hàng: Nhân viên sale cần phân tích thị trường để hiểu rõ về xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Họ cũng cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, bao gồm độ tuổi, giới tính, sở thích và thu nhập của khách hàng.
Đặt mục tiêu bán hàng: Sau khi phân tích thị trường và đối tượng khách hàng, nhân viên sale cần đặt mục tiêu bán hàng cụ thể. Mục tiêu bán hàng nên được đặt theo thời gian (ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn) và theo số lượng khách hàng hoặc doanh số bán hàng.
Chọn phương thức tiếp cận khách hàng: Nhân viên sale cần chọn phương thức tiếp cận khách hàng phù hợp với đối tượng khách hàng. Phương thức này có thể là gặp trực tiếp, gọi điện thoại, gửi email hoặc sử dụng các kênh truyền thông xã hội.
Xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo: Nhân viên sale cần xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo để tiếp cận khách hàng. Chiến lược này bao gồm các thông tin như nội dung quảng cáo, hình ảnh, video, địa điểm hiển thị quảng cáo và ngân sách tiếp thị.
Phần mềm 1BOSS CRM với các tính năng chuyên sâu giúp phân tích khách hàng
Ngoài ra, để thấu hiểu và nắm bắt thông tin khách hàng cách nhanh chóng, phần mềm 1BOSS CRM hỗ trợ các tính năng để quản lý thông tin, lên kế hoạch nuôi dưỡng khách hàng và tối ưu hóa mọi điểm chạm của khách hàng.
Quản lý thông tin khách hàng: 1BOSS CRM giúp nhân viên sale lưu trữ thông tin khách hàng một cách chi tiết và dễ dàng truy cập. Nhân viên sale có thể lưu trữ các thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại, email, sở thích, nhu cầu và lịch sử mua hàng của khách hàng.
Theo dõi quá trình bán hàng: Phần mềm 1BOSS CRM giúp theo dõi quá trình bán hàng của nhân viên sale từ khi khách hàng tiếp cận công ty cho đến khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhân viên sale có thể lưu trữ các thông tin như tương tác với khách hàng, email, cuộc gọi, hội thoại trực tiếp, đơn hàng và hợp đồng.
Quản lý các tương tác với khách hàng: Giúp quản lý các tương tác với khách hàng, bao gồm các cuộc gọi, email, hội thoại trực tiếp và hội nghị trực tuyến. Nhân viên sale có thể đánh dấu các tương tác này để dễ dàng theo dõi và quản lý với phần mềm 1BOSS CRM.
Tạo báo cáo và đánh giá hiệu quả bán hàng: 1BOSS CRM giúp nhân viên sale tạo báo cáo về quá trình bán hàng và đánh giá hiệu quả bán hàng. Các báo cáo này giúp nhân viên sale phân tích và đánh giá kết quả để cải thiện quá trình bán hàng.
Thành công sẽ đến với những ai chủ động thay đổi. Vậy nên đứng trước những thay đổi của thị trường, thì các nhân viên sale cũng nên linh hoạt, tùy cơ ứng biến để tìm được điểm chạm của khách hàng. Chủ động thay đổi để đối mặt với thách thức, biến “nguy” thành “cơ”. Lấy khó khăn làm bàn đạp để vươn lên đứng đầu.
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Trong thời đại kỹ thuật số, email marketing vẫn là một trong những công cụ tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa tiềm năng của email marketing, việc chọn đúng công cụ hỗ trợ là vô cùng quan trọng. 1BOSS CRM không chỉ đơn giản hóa quá trình tạo và quản lý chiến dịch email marketing, mà còn giúp tối ưu hóa hiệu quả tiếp cận khách hàng.
Trong quản lý mua hàng, việc giảm thiểu các chi phí và rủi ro là mục tiêu quan trọng để tăng cường hiệu quả và lợi nhuận cho tổ chức. Quá trình mua hàng không chỉ đơn giản là việc đặt hàng và nhận hàng, mà còn bao gồm quản lý nguồn cung, kiểm soát chi phí và đối phó với rủi ro tiềm ẩn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách giảm thiểu các chi phí và rủi ro trong quản lý mua hàng và giới thiệu phần mềm quản lý mua hàng 1BOSS PURCHASING.
Phần mềm quản lý kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp. Để cạnh tranh và phát triển, các doanh nghiệp cần phải tìm cách tối ưu hoá quy trình quản lý hàng hóa, từ quản lý nguồn cung đến phân phối sản phẩm cho khách hàng. Tuy nhiên, việc quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi sự phức tạp và đòi hỏi một hệ thống quản lý hiệu quả để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Phần mềm quản lý kênh phân phối đã trở thành một công cụ hữu ích để giúp các doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu về vai trò của phần mềm quản lý kênh phân phối trong chuỗi cung ứng.
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc mua sắm trực tuyến đang trở thành xu hướng phổ biến. Để việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn phần mềm mua hàng sẽ giúp người dùng tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá cả, đánh giá chất lượng của sản phẩm, hỗ trợ đặt hàng và thanh toán nhanh chóng. Việc lựa chọn phần mềm mua hàng tốt nhất sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo an toàn cho việc mua sắm trực tuyến.
Quản lý chuỗi cửa hàng là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ. Nó bao gồm quản lý các hoạt động kinh doanh của nhiều cửa hàng và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Tuy nhiên, việc quản lý một chuỗi cửa hàng có thể rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực.
Để giải quyết vấn đề này, phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng đã được phát triển để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản lý các hoạt động của một chuỗi cửa hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Hãy cùng 1BOSS tìm hiểu cách triển khai phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng trong doanh nghiệp của bạn.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc