• 06/06/2022
  • Quản lý kế toán
  • Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính - là tài khoản thể hiện một trong những nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vai trò của kế toán là theo dõi các khoản vay nợ của doanh nghiệp cũng như các đối tượng liên quan đến khoản này để tiến hành thu hồi và cân đối dòng tiền cho doanh nghiệp.

    Cùng 1BOSS tìm hiểu cách hạch toán tài khoản 341 theo thông tư 200 chi tiết trong bài viết sau.


    Xem thêm một số bài viết liên quan:


     

    1. Quy định về nguyên tắc kế toán tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính

     

    Căn cứ khoản 1 điều 58 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán tài khoản 341 – Vay và nợ thuê tài chính như sau:

    a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính của doanh nghiệp. Không phản ánh vào tài khoản này các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

    b) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết kỳ hạn phải trả của các khoản vay, nợ thuê tài chính. Các khoản có thời gian trả nợ hơn 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Các khoản đến hạn trả trong vòng 12 tháng tiếp theo kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn để có kế hoạch chi trả.

     

     Nguyên tắc kế toán của TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính là gì?

     

    c) Các chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả), như chi phí thẩm định, kiểm toán, lập hồ sơ vay vốn… được hạch toán vào chi phí tài chính. Trường hợp các chi phí này phát sinh từ khoản vay riêng cho mục đích đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang thì được vốn hóa.

    d) Đối với khoản nợ thuê tài chính, tổng số nợ thuê phản ánh vào bên Có của tài khoản 341 là tổng số tiền phải trả được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê.

    e) Doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết và theo dõi từng đối tượng cho vay, cho nợ, từng khế ước vay nợ và từng loại tài sản vay nợ. Trường hợp vay, nợ bằng ngoại tệ, kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên tệ và thực hiện theo nguyên tắc:

     

    2. Quy định về kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 341

     

    Căn cứ khoản 2 điều 58 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 341 – Vay và nợ thuê tài chính như sau:

    Bên Nợ:

     

    Bên Có:

     

    Số dư bên Có: Số dư vay, nợ thuê tài chính chưa đến hạn trả.

    Tài khoản 341 – Vay và nợ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2

    Tài khoản 3411 – Các khoản đi vay: Tài khoản này phản ánh giá trị các khoản tiền đi vay và tình hình thanh toán các khoản tiền vay của doanh nghiệp (tài khoản này không phản ánh các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu).

    Tài khoản 3412 – Nợ thuê tài chính: Tài khoản này phản ánh giá trị khoản nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán nợ thuê tài chính của doanh nghiệp.

     

     Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 341 là gì?

     

    3. Quy định về phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 341

     

    Căn cứ khoản 3 điều 58 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 341 – Vay và nợ thuê tài chính như sau:

    (a) Vay bằng tiền

    Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111)

    Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121)

    Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

    Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (vay nhập quỹ)

    Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1122) (vay gửi vào ngân hàng)

    Nợ các TK 221, 222 (vay đầu tư vào công ty con, liên kết, liên doanh)

    Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (vay thanh toán thẳng cho người bán)

    Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (trường hợp vay mua TSCĐ)

    Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

    Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

    Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định… ghi:

    Nợ các TK 241, 635

    Có các TK 111, 112, 331.

    b) Vay chuyển thẳng cho người bán để mua sắm hàng tồn kho, TSCĐ, để thanh toán về đầu tư XDCB, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

    Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 241 (giá mua chưa có thuế GTGT)

    Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (giá mua chưa có thuế GTGT)

    Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

    Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

    Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, giá trị TSCĐ mua sắm, xây dựng được ghi nhận bao gồm cả thuế GTGT. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định kế toán tương tự bút toán ở mục a.

    c) Vay thanh toán hoặc ứng vốn (trả trước) cho người bán, người nhận thầu về XDCB, để thanh toán các khoản chi phí, ghi:

    Nợ các TK 331, 641, 642, 811

    Có TK 341 – Vay và thuê tài chính (3411).

    d) Vay để đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, ghi:

    Nợ các TK 221, 222, 228

    Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

    đ) Trường hợp lãi vay phải trả được nhập gốc, ghi:

    Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

    Nợ các TK 154, 241 (nếu lãi vay được vốn hóa)

    Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

    e) Khi trả nợ vay bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng tiền thu nợ của khách hàng, ghi:

    Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411)

    Có các TK 111, 112, 131.

    g) Khi trả nợ vay bằng ngoại tệ:

    Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (theo tỷ giá ghi sổ của TK 3411)

    Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá)

    Có các TK 111, 112 (theo tỷ giá trên sổ kế toán của TK 111, 112)

    Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá).

    h) Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thuê tài chính: Thực hiện theo quy định của TK 212 – TSCĐ thuê tài chính

    i) Khi lập Báo cáo tài chính, số dư vay và nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ:

    Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

    Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính.

    Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính

    Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

    Ví dụ:

    Công ty TNHH LAKAZ là doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 8/2020 có tài liệu như sau:

    Số dư đầu tháng: Tài khoản 341: 600.000.000

    Ngày 12, công ty vay ngân hàng để mua một xe tải dùng để chở hàng, giá mua chưa có thuế GTGT 600.000.000, thuế GTGT 10%. Ngân hàng đồng ý cho doanh nghiệp vay trong thời hạn hai năm (lãi suất 15%/năm, thanh toán lãi hàng tháng) và đã thanh toán trực tiếp cho bên bán. Doanh nghiệp đã nhận xe và thanh toán lệ phí trước bạ, sang tên bằng tiền mặt 20.000.000. Đồng thời thanh toán lãi tháng đầu tiên cho ngân hàng bằng tiền gửi ngân hàng.

    Nợ TK 211: 600.000.000

    Nợ TK 133: 60.000.000

    Có 341: 660.000.000

    Nợ TK 211: 20.000.000

    Có 111: 20.000.000

    Nợ TK 635 8.250.000 (660.000.000 X 15%/12)

    Có TK 112: 8.250.000

     

    4. Tích lũy kinh nghiệm để theo dõi các khoản vay và nợ thuê tài chính hiệu quả

     

    Để theo dõi các khoản vay và nợ thuê tài chính hiệu quả, kế toán doanh nghiệp cần tích lũy cho mình những kinh nghiệm dưới đây:

    Việc quản lý, tính toán các khoản nợ cũng như lập kế hoạch trả nợ là một trong những vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp. Quản trị và cân đối dòng tiền tốt sẽ giúp doanh nghiệp chủ động nắm bắt được tình hình tài chính cũng như hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài chính đó. Đây cũng được xem là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch phát triển, mở rộng quy mô trong tương lai.

     

    Ban biên tập 1BOSS

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Bài viết khác
    Phần mềm kế toán cho ngành thực phẩm có tính năng gì ?
    Phần mềm kế toán cho ngành thực phẩm có tính năng gì ?
    • 11/07/2023

    Cho dù là doanh nghiệp thực phẩm hay doanh nghiệp sản xuất; thì chúng đều sở hữu những đặc điểm nghiệp vụ công việc có phần giống nhau. Tuy nhiên, trong ngành thực phẩm sẽ tồn tại những lưu ý sau đây. Doanh nghiệp cần để tâm tới để bộ phận kế toán ngành thực phẩm có thể quản lý công việc tài chính được tốt. Trong bài viết này, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu tại khó khăn của kế toán ngành thực phẩm và cách giải quyết với phần mềm kế toán.

     

    Doanh nghiệp SME nên sử dụng phần mềm kế toán online hay offline
    Doanh nghiệp SME nên sử dụng phần mềm kế toán online hay offline
    • 29/12/2022

    Một bài toán khá đau đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đó chính là việc lựa chọn sử dụng giữa phần mềm kế toán chuyên nghiệp và công cụ quản lý dữ liệu kế toán miễn phí Excel. Khi đã quyết định sử dụng phần mềm kế toán chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, câu hỏi khó nhất là lựa chọn giữa phần mềm kế toán online và offline. Qua bài viết này, 1BOSS sẽ giúp bạn đưa ra đáp án cho những câu hỏi trên.

    7 tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho doanh nghiệp
    7 tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho doanh nghiệp
    • 22/12/2022

    Để quản lý tốt hệ thống kế toán, hỗ trợ công tác quản lý doanh nghiệp, tối ưu hóa lợi nhuận, tăng trưởng và phát triển, doanh nghiệp phải lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm trong và ngoài nước. Bộ phận kế toán cần biết những tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán nhằm phát huy hiệu quả tối đa. 

     

    Tài sản ngắn hạn là gì? Nội dung và ý nghĩa của tài sản ngắn hạn
    Tài sản ngắn hạn là gì? Nội dung và ý nghĩa của tài sản ngắn hạn
    • 06/07/2022

    Tài sản ngắn hạn là gì? Trong khá nhiều trường hợp, tài sản ngắn hạn có vai trò quan trọng trong hoạt động vốn của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn thể hiện khả năng về tài chính trong thời gian ngắn của doanh nghiệp. Cùng 1BOSS tìm hiểu trong bài viết sau để nắm rõ hơn về loại sản này và cách phân biệt với tài sản dài hạn.

    Danh mục hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ, chính xác nhất
    Danh mục hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ, chính xác nhất
    • 03/07/2022

    Hệ thống tài khoản kế toán được quy định giúp các kế toán viên giữa nhiều đơn vị hành chính nhà nước với doanh nghiệp dễ dàng trao đổi và kiểm duyệt sự chuẩn xác. Sau đây là danh mục hệ thống tài khoản đầy đủ nhất theo quy định.

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn