• 04/05/2022
  • Quản lý kế toán
  • Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ là một tài khoản vô cùng quen thuộc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên nhiều kế toán chưa nắm rõ được cách hạch toán tài khoản này như thế nào cho chính xác. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn kế toán cách hạch toán tài khoản 153 một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.


    Xem thêm một số bài liên quan:


     

    1. Nguyên tắc kế toán của tài khoản 153

     

    Căn cứ theo khoản 1 điều 26 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán của tài khoản 153 như sau:

    a) Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp. 

    Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định.

    Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu. 

    Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ:

     

    b) Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ trên tài khoản 153 được thực hiện theo giá gốc. Nguyên tắc xác định giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ được thực hiện như quy định đối với nguyên liệu, vật liệu. 

    c) Việc tính giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho cũng được thực hiện theo một trong ba phương pháp sau:

     

    d) Kế toán chi tiết công cụ, dụng cụ phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ công cụ, dụng cụ. Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê phải được theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng, theo đối tượng thuê và người chịu trách nhiệm vật chất. Đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, quý hiếm phải có thể thức bảo quản đặc biệt.

    đ) Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

    e) Trường hợp công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng hoặc cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán thì được ghi nhận vào tài khoản 242 “Chi phí trả trước” và phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

    g) Công cụ, dụng cụ liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.

     

    Cách tính hạch toán tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ theo TT 200

     

    2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ theo TT 200

     

    Căn cứ theo khoản 2 điều 26 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 153 như sau:

    Bên Nợ:

     

    Bên Có:

     

    Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho.

    Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ, có 4 tài khoản cấp 2:

     

    3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 153

     

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 26 thông tư 200/2014/TT-BTC, được bổ sung tại Điều 10 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định về phương pháp kế toán một số giao dịch kế toán tài khoản 153 như sau:

     

    3.1. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

     

    a) Mua công cụ, dụng cụ nhập kho, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá trị của công cụ, dụng cụ được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT, căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan, ghi:

    Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (giá chưa có thuế GTGT )

    Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (số thuế GTGT đầu vào) (1331)

    Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).

    Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị công cụ, dụng cụ mua vào bao gồm cả thuế GTGT.

    b) Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua công cụ, dụng cụ (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của công cụ, dụng cụ để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số công cụ, dụng cụ còn tồn kho hoặc số đã xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh:

    Nợ các TK 111, 112, 331,….

    Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (nếu công cụ, dụng cụ còn tồn kho)

    Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (nếu công cụ, dụng cụ đã xuất dùng cho sản xuất kinh doanh)

    Có các TK 641, 642 (nếu công cụ, dụng cụ đã xuất dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp)

    Có TK 242 – Chi phí trả trước (nếu được phân bổ dần)

    Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu sản phẩm do công cụ, dụng cụ đó cấu thành đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ)

    Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

    c) Trả lại công cụ, dụng cụ đã mua cho người bán, ghi:

    Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

    Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (giá trị công cụ, dụng cụ trả lại)

    Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) (thuế GTGT đầu vào của công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán).

    d) Phản ánh chiết khấu thanh toán được hưởng (nếu có), ghi:

    Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

    Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

    đ) Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh:

    Nợ các TK 623, 627, 641, 642

    Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1531, 1532).

    Khi xuất công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê, ghi:

    Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

    Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

    Khi phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng kỳ kế toán, ghi:

    Nợ các TK 623, 627, 641, 642,…

    Có TK 242 – Chi phí trả trước.

    Nợ các TK 111, 112, 131,…

    Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)

    Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

    Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1533)

    Có TK 242 – Chi phí trả trước (giá trị còn lại chưa tính vào chi phí).

    g) Đối với công cụ, dụng cụ nhập khẩu:

    Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

    Có TK 331 – Phải trả cho người bán

    Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ)

    Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

    Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

    Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường.

    Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

    Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

     

    Cách tính hạch toán tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ theo TT 200

    Hạch toán công cụ dụng cụ

     

    h) Khi kiểm kê phát hiện công cụ, dụng cụ thừa, thiếu, mất, hư hỏng, kế toán xử lý tương tự như đối với nguyên vật liệu (xem TK 152).

    i) Đối với công cụ, dụng cụ không cần dùng:

    Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

    Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

    Nợ các TK 111, 112, 131

    Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118)

    Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

     

    3.2. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

     

    a) Đầu kỳ kế toán, kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ, ghi:

    Nợ TK 611 – Mua hàng

    Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

    b) Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ, ghi:

    Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

    Có TK 611 – Mua hàng.

     

    3.3. Một số giao dịch tài khoản 153 được bổ sung tại Điều 10 Thông tư 177/2015/TT-BTC

     

    a. Mua công cụ, dụng cụ nhập kho, căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan, ghi:

    Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (tổng giá thanh toán)

    Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).

    b. Các chi phí về mua, bốc xếp, vận chuyển công cụ, dụng cụ từ nơi mua về kho đơn vị, ghi:

    Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

    Có các TK 111, 112, 141, 331,…

    c. Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động BHTG tại đơn vị, ghi:

    Nợ TK 631 – Chi hoạt động BHTG

    Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

    d. Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động quản lý tại đơn vị, ghi:

    Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

    Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

    e. Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của dự án, ghi:

    Nợ TK 161 – Chi dự án

    Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

    g. Xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

    Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

    Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

    Ví dụ:

    Công ty A kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Có các số liệu liên quan được kế toán ghi nhận trong các tài liệu sau:

    Số dư đầu kỳ của Tài khoản 153 (300 công cụ): 45.000.000.

    Trong kỳ diễn ra các hoạt động sau:

    1. Công ty mua 500 công cụ dụng cụ, đơn giá 50.000 đồng/công cụ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển công cụ nhập kho thanh toán bằng tiền mặt 1.100.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT. Công cụ nhập kho đủ.
    2. Xuất kho sử dụng tại phân xưởng 450 công cụ dụng cụ. Công cụ xuất kho thuộc loại phân bổ 2 lần, thời gian sử dụng 6 tháng.

    Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

    Biết Công ty A áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200

    Hướng dẫn hạch toán:

    Căn cứ vào hướng dẫn tại thông tư 200, kế toán viên công ty A hạch toán:

    Nợ TK 153 (500 công cụ): 25.000.000

    Nợ TK 153 (chi phí vận chuyển, lắp đặt…): 1.000.000

    Nợ TK 133: 2.600.000

    Có TK 111: 1.100.000

    Có TK 331: 27.500.000

    Lưu ý: chi phí vận chuyển được tính vào giá gốc hàng tồn kho, tuy nhiên khi vận chuyển nhiều loại CCDC, tài sản…cùng 1 lần, kế toán phải phân bổ chi phí vận chuyển này. Xem hướng dẫn chi tiết bài viết: Hạch toán chi phí vận chuyển

    Nợ TK 242: 52.800.000 (45.000.000 + 150*(26.000.000/500))

    Có TK 153: 52.800.000

    Nợ TK 627: 26.400.000

    Có TK 242: 26.400.000

    Thực hiện tương tự với phân bổ lần 2

     

    Tổng kết

     

    Hi vọng với bài hướng dẫn hạch toán tài khoản 153 theo Thông tư 200 này sẽ giúp các bạn  có thêm những kiến thức và kỹ năng để áp dụng vào doanh nghiệp.

     

    Ban biên tập 1BOSS

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Bài viết khác
    Phần mềm kế toán cho ngành thực phẩm có tính năng gì ?
    Phần mềm kế toán cho ngành thực phẩm có tính năng gì ?
    • 11/07/2023

    Cho dù là doanh nghiệp thực phẩm hay doanh nghiệp sản xuất; thì chúng đều sở hữu những đặc điểm nghiệp vụ công việc có phần giống nhau. Tuy nhiên, trong ngành thực phẩm sẽ tồn tại những lưu ý sau đây. Doanh nghiệp cần để tâm tới để bộ phận kế toán ngành thực phẩm có thể quản lý công việc tài chính được tốt. Trong bài viết này, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu tại khó khăn của kế toán ngành thực phẩm và cách giải quyết với phần mềm kế toán.

     

    Doanh nghiệp SME nên sử dụng phần mềm kế toán online hay offline
    Doanh nghiệp SME nên sử dụng phần mềm kế toán online hay offline
    • 29/12/2022

    Một bài toán khá đau đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đó chính là việc lựa chọn sử dụng giữa phần mềm kế toán chuyên nghiệp và công cụ quản lý dữ liệu kế toán miễn phí Excel. Khi đã quyết định sử dụng phần mềm kế toán chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, câu hỏi khó nhất là lựa chọn giữa phần mềm kế toán online và offline. Qua bài viết này, 1BOSS sẽ giúp bạn đưa ra đáp án cho những câu hỏi trên.

    7 tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho doanh nghiệp
    7 tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho doanh nghiệp
    • 22/12/2022

    Để quản lý tốt hệ thống kế toán, hỗ trợ công tác quản lý doanh nghiệp, tối ưu hóa lợi nhuận, tăng trưởng và phát triển, doanh nghiệp phải lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm trong và ngoài nước. Bộ phận kế toán cần biết những tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán nhằm phát huy hiệu quả tối đa. 

     

    Tài sản ngắn hạn là gì? Nội dung và ý nghĩa của tài sản ngắn hạn
    Tài sản ngắn hạn là gì? Nội dung và ý nghĩa của tài sản ngắn hạn
    • 06/07/2022

    Tài sản ngắn hạn là gì? Trong khá nhiều trường hợp, tài sản ngắn hạn có vai trò quan trọng trong hoạt động vốn của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn thể hiện khả năng về tài chính trong thời gian ngắn của doanh nghiệp. Cùng 1BOSS tìm hiểu trong bài viết sau để nắm rõ hơn về loại sản này và cách phân biệt với tài sản dài hạn.

    Danh mục hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ, chính xác nhất
    Danh mục hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ, chính xác nhất
    • 03/07/2022

    Hệ thống tài khoản kế toán được quy định giúp các kế toán viên giữa nhiều đơn vị hành chính nhà nước với doanh nghiệp dễ dàng trao đổi và kiểm duyệt sự chuẩn xác. Sau đây là danh mục hệ thống tài khoản đầy đủ nhất theo quy định.

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn