• 06/05/2022
  • Quản lý kho
  • Phương pháp kế toán hàng tồn kho gồm có hai phương pháp bao gồm phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Tùy vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý mà đơn vị kế toán phượng chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho phù hợp. Cùng 1BOSS tìm hiểu về nội dung của hai phương pháp này trong bài nhé!


    Xem thêm các bài viết liên quan:


     

    Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên (KKTX)

     

    Nội dung của phương pháp kế toán kê khai thường xuyên

     

    Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống;
    Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho;
    Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho nhập trong kỳ – Trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ

     

    Chứng từ sử dụng trong phương pháp kế toán kê khai thường xuyên

     

    Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho;
    Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá.

    Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX)

    Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kế toán hàng tồn kho kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động nhập, xuất, tồn vật liệu trên sổ kế toán.Sử dụng phương pháp này có thể tính được trị giá vật tư nhập, xuất, tồn tại bất kỳ thời điểm nào trên sổ tổng hợp. Trong phương pháp này, tài khoản nguyên vật liệu được phản ánh theo đúng nội dung tài khoản tài sản.

    Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có giá trị nguyên vật liệu lớn.

     

    Các tài khoản sử dụng trong phương pháp kế toán kê khai thường xuyên

     

    Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”

     

    Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế. Kết cấu TK 152:

    Bên Nợ:

     

    Bên Có:

     

    Dư Nợ:

     

    Tài khoản 152 có thể mở chi tiết theo từng loại NVL tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Chi tiết theo công dụng có thể chia thành 5 tài khoản cấp 2:

     

    Tài khoản 151 “Hàng mua đi đường”

     

    Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại NVL mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng cuối kỳ chưa về nhập kho.

    Kết cấu TK 151:

    Bên Nợ: Giá trị nguyên vật liệu đang đi đường

    Bên Có: Giá trị nguyên vật liệu đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng.

    Dư Nợ: Giá trị nguyên vật liệu đi đường chưa về nhập kho.

    Ngoài ra, hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên còn sử dụng 1 số tài khoản liên quan khác như tài khoản 111, 112, 133, 141, 331, 515…

     

    Phương pháp hạch toán

     

    1. Hạch toán kế toán hàng tồn tổng hợp tăng nguyên vật liệu:

    Trường hợp 1: Vật liệu và hoá đơn cùng về.

    Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan kế toán ghi:

    Nợ TK 152: Giá thực tế

    Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

    Có TK 111, 112, 331, 141, 311…tổng thanh toán.

    Trường hợp 2: Vật tư về trước, hoá đơn về sau

    Khi vật tư về làm thủ tục nhập kho, lưu phiếu nhập vào tập hồ sơ hàng chưa có hoá đơn. Nếu trong kỳ hoá đơn về: hạch toán như trường hợp 1. Cuối kỳ hoá đơn chưa về, kế toán ghi:

    Nợ TK 152 Giá tạm tính

    Có TK 331

    Sang tháng sau hoá đơn về, kế toán ghi bổ sung hoặc ghi âm để điều chỉnh giá tạm tính thành giá hoá đơn:

    Nợ TK 152 : Giá nhập thực tế trừ (-) giá tạm tính

    Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ

    Có TK 331 : Giá thanh toán trừ (-) giá tạm tính

    Trường hợp 3: Hóa đơn về trước, vật tư về sau:

    Khi hoá đơn về lưu hoá đơn vào tập hồ sơ hàng đang đi đường. Nếu trong kỳ vật tư về, hạch toán giống trường hợp 1. Cuối kỳ vật tư chưa về, kế toán ghi:

    Nợ TK 151: Giá trị vật tư

    Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

    Có TK 331, 111, 112…Tổng số tiền

    Sang kỳ sau khi vật tư về:

    Nợ TK 152: Nếu nhập kho

    Nợ TK 621, 627, 642…Nếu sử dụng ngay

    Có TK 151

    Trong cả 3 trường hợp trên, nếu được chiết khấu, giảm giá, trả lại vật tư kế toán hạch toán như sau:

    Với chiết khấu thanh toán được hưởng:

    Nợ TK 111, 112, 331

    Có TK 515

    Với chiết khấu thương mại:

    Nợ TK 111, 112, 331

    Có TK 152

    Với trường hợp giảm giá hoặc trả lại vật tư cho người bán:

    Nợ TK 111, 112, 331

    Có TK 152

    Có TK 133

     

    Nợ TK 152: nguyên vật liệu tăng

    Có TK 411: được cấp hoặc nhận vốn góp liên doanh

    Có TK 711: được viện trợ, biếu tặng

    Có TK 154: thuê ngoài gccb hoặc tự sản xuất đã hoàn thành

    Có TK 154, 711: thu hồi phế liệu trong sản xuất, thanh lý TSCĐ

    Có TK 621, 627, 641, 642: sử dụng còn thừa nhập lại kho

    Có TK 1388: nhập vật tư từ cho vay, mượn

    Có TK 128, 222: nhận lại vốn góp liên doanh

    Có TK 3381: kiểm kê thừa

    Có TK 412: đánh giá tăng nguyên vật liệu

    Hạch toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu:

    Xuất nguyên vật liệu sử dụng cho các bộ phận:

    Nợ TK 621, 627, 641, 642 Theo giá

    Có TK 152 trị xuất

    Xuất góp liên doanh:

    Giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá, chênh lệch giữa giá trị vốn góp và giá trị ghi sổ được phản ánh trên tài khoản chênh lệch đánh giá tài sản:

    Nợ TK 128, 222: giá trị vốn góp

    Nợ TK 811 : phần chênh lệch tăng

    Có TK 152: giá trị xuất thực tế

    Có TK 711: phần chênh lệch giảm

    Xuất vật liệu bán:

    Phản ánh giá vốn:

    Nợ TK 632 Trị giá xuất

    Có TK 152

    Phản ánh doanh thu:

    Nợ TK 111, 112, 131: giá bán cả thuế GTGT

    Có TK 511: giá bán chưa thuế GTGT

    Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

    Kiểm kê thiếu nguyên vật liệu:

    Nợ TK 1381

    Có TK 152

    Xử lý thiếu:

    Nợ TK 1388, 334, 111, 112: cá nhân bồi thường

    Nợ TK 632: tính vào giá vốn hàng bán

    Có TK 1381

    Xuất cho các mục đích khác:

    Nợ TK 154: thuê ngoài gia công chế biến

    Nợ TK 1388, 136: cho vay, cho mượn

    Nợ TK 411: trả lại vốn góp liên doanh

    Nợ TK 4312: viện trợ, biếu tặng

    Nợ TK 412: đánh giá giảm nguyên vật liệu

    Có TK 152: nguyên vật liệu giảm

     

    Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kiểm kê định kỳ (KKĐK)

     

    Nội dung phương pháp kiểm kê định kỳ

     

     

    Chứng từ sử dụng như phương pháp KKTX

     

    Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)

    Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra trị giá vật tư, hàng hoá đã xuất.

    Trị giá vật tư xuất kho = Trị giá vật tư tồn đầu kỳ + Tổng giá vật tư mua vào trong kỳ – Trị giá vật tư tồn cuối kỳ

    Theo phương pháp này, mọi biến động về vật tư không được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 152, giá trị vật tư mua vào được phản ánh trên tài khoản “Mua hàng”. Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, giá trị thấp và được xuất thường xuyên.

     

    Tài khoản sử dụng trong phương pháp kiểm kê định kỳ

     

    Tài khoản 611 “Mua hàng”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của số vật liệu mua vào, xuất trong kỳ. Kết cấu TK 611:

    Bên Nợ:

     

    Bên Có:

     

    Tài khoản 611 cuối kỳ không có số dư, chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:

     

    Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”, 151 “Hàng mua đi đường”

    Bên Nợ:

     

    Bên Có:

     

    2. Phương pháp hạch toán

     

    Đầu kỳ, kết chuyển giá trị vật tư tồn đầu kỳ:

    Nợ TK 611

    Có TK 152

    Có TK 151

    Trong kỳ, phản ánh giá trị vật tư tăng:

    Nợ TK 611

    Nợ TK 133

    Có TK 111, 112, 331…

    Có TK 411, 128, 222

    Có TK 711

    Nợ TK 111, 112, 331

    Có TK 133

    Có TK 611

    Nợ TK 111, 112, 331

    Có TK 515

    Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, xác định được giá trị tồn cuối kỳ và kết chuyển:

    Nợ TK 151, 152

    Có TK 611

    Sau khi có đầy đủ các bút toán trên, kế toán tính ra được giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ và ghi:

    Nợ TK 621, 627, 641, 642…

    Nợ TK 128, 222

    Có TK 611

     

    Ban biên tập 1BOSS

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    Bài viết khác
    Các chi phí và dịch vụ khi lưu kho hàng hóa
    Các chi phí và dịch vụ khi lưu kho hàng hóa
    • 26/09/2023

    Dịch vụ lưu kho là một lựa chọn phổ biến đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. Nó được xem như một giải pháp hữu ích giúp tối ưu hóa việc quản lý và lưu trữ lượng lớn sản phẩm hoặc hàng tồn kho của họ.

    Layout kho hàng là gì? Lợi ích khi tối ưu Layout kho hàng
    Layout kho hàng là gì? Lợi ích khi tối ưu Layout kho hàng
    • 20/09/2023

    Sự thiếu hợp lý trong việc bố trí kho hàng có thể dẫn đến nhiều khó khăn trong quản lý kho, gây ra tình trạng hàng hóa bị ứ đọng, hư hỏng, và thất thoát. Trái lại, việc thiết kế và bố trí layout kho hàng thông minh có thể giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, đẩy nhanh thời gian xử lý đơn hàng, cải thiện lưu trữ hàng hóa và đảm bảo an toàn trong việc đóng gói. Vậy layout kho hàng là gì và lợi ích khi tối ưu layout kho hàng? Hãy cùng 1BOSS tìm hiểu trong bài viết dưới đây

    Phần mềm quản lý kho thông minh giúp gì cho doanh nghiệp thương mại - phân phối
    Phần mềm quản lý kho thông minh giúp gì cho doanh nghiệp thương mại - phân phối
    • 08/08/2023

    Phần mềm quản lý kho thông minh là một công cụ hiệu quả và không thể thiếu cho các doanh nghiệp thương mại phân phối. Với tính năng đa dạng và tiên tiến, phần mềm mang lại nhiều lợi ích vượt trội giúp cải thiện quy trình quản lý kho, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tăng cường năng suất hoạt động kho cho doanh nghiệp. 

    Các phương pháp quản lý hàng tồn kho với phần mềm quản lý kho
    Các phương pháp quản lý hàng tồn kho với phần mềm quản lý kho
    • 12/07/2023

    Hàng tồn kho là một trong những yếu tố quan trọng của quản lý cửa hàng, doanh nghiệp vì theo thống kê tồn kho chiến hơn 40% tổng tài sản của doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý hàng tồn kho đòi hỏi những phương pháp và kỹ thuật hiện đại nhất để đáp ứng nhu cầu quản lý toàn diện và hiệu quả. Trong bài viết này, 1BOSS sẽ giới thiệu các phương pháp quản lý hàng tồn kho với phần mềm quản lý kho, để cải thiện quy trình quản lý hàng tồn kho cho doanh nghiệp.

     

    Phần mềm quản lý kho cho ngành thực phẩm
    Phần mềm quản lý kho cho ngành thực phẩm
    • 10/07/2023

    Với quy mô và độ phức tạp cao, chắc chắn nghiệp vụ quản lý kho trong ngành thực phẩm đã khiến các nhà quản lý đau đầu không ít. Hạn sử dụng ngắn, hàng hóa mùa vụ, bảo quản phức tạp, dễ hư hỏng là những thách thức trong kho thực phẩm. Vậy giải pháp phần mềm quản lý kho thông minh 1BOSS SWH có giúp doanh nghiệp lưu trữ và bảo quản kho thực phẩm hiệu quả, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

     

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn