• 06/05/2022
  • Quản lý tài chính
  • Lợi nhuận ròng là gì? Làm sao để tính lợi nhuận ròng trong kế toán doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng không còn là khái niệm xa lạ.Tuy nhiên đôi khi khái niệm cũng như cách tính vẫn bị nhầm lẫn. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau giúp bạn nắm rõ những kiến thức liên quan.


    Xem thêm một số bài viết liên quan:


     

    1. Khát niệm lợi nhuận ròng

     

    Lợi nhuận ròng là phép đo lợi nhuận của một công ty sau khi lấy toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp trừ đi tất cả các chi phí hoạt động, lãi vay và thuế. Thuật ngữ này cũng có tên gọi khác như lãi ròng, lợi nhuận sau thuế, hoặc ‘thu nhập ròng’

    Mỗi giai đoạn trong báo cáo tài chính của một công ty sẽ tương ứng một khái niệm “lợi nhuận”. “Lợi nhuận ròng” xuất hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh với ngữ cảnh “lợi nhuận sau thuế” và nằm ở dòng gần cuối cùng.

     

    2. Công thức tính lợi nhuận ròng

     

    Từ thông tin trên báo cáo kết quả kinh doanh, ta có thể xác định qua các cách sau:

    Cách 1:

    Tổng doanh thu – tổng chi phí = lợi nhuận ròng

     

     

    Nếu các khoản phí và chi phí của một công ty lớn hơn doanh thu, số liệu tính toán ra là số âm, lúc này không còn là lợi nhuận ròng mà là lỗ ròng.

    Trong đó: 

     

    Cách 2:

    Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

    Trong đó: 

     

    Lợi nhuận ròng là gì Phân biệt lợi nhuận ròng

     

    3. Phân biệt các khái niệm lợi nhuận

     

    Khái niệm lợi nhuận tưởng chừng rất dễ hiểu nhưng trong tài chính lại phân cấp nhiều loại lợi nhuận khác nhau. Lợi nhuận ròng thường bị nhầm lẫn với các khái niệm như lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp. 

    Các loại lợi nhuận này khác nhau rõ ràng ở công thức tính. Chúng ta cùng theo dõi bảng sau để phân biệt rõ các khái niệm.

     

    Chỉ tiêu Ký hiệu
    Doanh thu thuần từ hoạt động SXKD (1)
    Giá vốn hàng bán (2)
    Lợi nhuận gộp (3) = (1) – (2)
    Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (4)
    Doanh thu hoạt động tài chính (5)
    Chi phí hoạt động tài chính (6)
    Lợi nhuận thuần từ SXKD (7) = (3) – (4) + (5) – (6)
    Thu nhập khác (8)
    Chi phí khác (9)
    Lợi nhuận trước thuế (10) = (7) + (8) – (9)
    Thuế TNDN (11)
    Lợi nhuận ròng (12) = (10) – (11)

     

    Đây là các chỉ tiêu quan trọng để nhà đầu tư đọc hiểu báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

     

    4. Lợi nhuận ròng có ý nghĩa quan trọng thế nào?

     

    Thứ nhất, lợi nhuận ròng là một thông số quan trọng khác xác định sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy liệu doanh nghiệp có thể kiếm được nhiều hơn những gì mà doanh nghiệp đã chi ra hay không. Từ đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp quyết định thời điểm và cách thức làm việc để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như thời điểm giảm chi phí. Các nhà giao dịch, nhà đầu tư khi xem khả năng sinh lời của một doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này cũng phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đầu tư.

    Thứ hai, chỉ tiêu ảnh hưởng đến nội bộ doanh nghiệp. Vì lợi nhuận ròng là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hoặc các cổ đông thu được và là chỉ số phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc doanh nghiệp cổ phần, căn cứ để các cổ đông coi xét liệu có nên tiếp tục duy trì ban lãnh đạo công ty hay không.

    Cuối cùng, giúp công ty dễ dàng vay vốn hơn. Đối với ngân hàng, lợi nhuận ròng thể hiện sự tín nhiệm của doanh nghiệp về khả năng trả khoản vay để ngân hàng ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không.

     

    5. Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

     

    Dựa theo công thức tính, ta có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng như sau:

     

    6. Biên lợi nhuận ròng

     

    Biên lợi nhuận ròng (còn được gọi là “Tỷ lệ lợi nhuận ròng”) là một tỷ lệ tài chính được sử dụng để tính toán phần trăm lợi nhuận mà một công ty tạo ra từ tổng doanh thu của mình. 

    Nó đo lường số lợi nhuận ròng mà một công ty thu được trên một đô la doanh thu đạt được. Ví dụ: Một doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận tòng 10% có nghĩa là đối với mỗi 1 đồng doanh thu, công ty kiếm được 0,1 đồng lợi nhuận ròng. 

    Công thức tính như sau: 

    Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng ⁄ Tổng doanh thu x 100%

     

     Lưu ý, kết quả của phép tính tỷ suất lợi nhuận là một tỷ lệ phần trăm. 

    Tỷ số lợi nhuận ròng ở mỗi ngành nghề kinh doanh là không giống nhau. Do vậy người phân tích tài chính của mỗi doanh nghiệp chỉ có thể so sánh tỷ số này để so sánh doanh nghiệp với tỷ số bình quân toàn ngành hoặc doanh nghiệp khác nhưng cùng ngành và lưu ý phải so sánh trong cùng một thời điểm.

    Bài tập ví dụ:

    Dưới đây là bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A. Dựa trên số liệu đã cho, hãy điền giá trị vào dấu “?” và tính biên lợi nhuận ròng của công ty.

     

    Báo cáo kết quả kinh doanh công ty A (DVT: tỷ đồng)

    Doanh thu 100
    Giá vốn hàng bán 20
    Lợi nhuận gộp ?
    Chi phí vận hành (bán hàng, quản lý DN) 20
    Chi phí lãi vay 5
    Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ?
    Chi phí khác & thu nhập khác 0
    Lợi nhuận trước thuế ?
    Thuế 15
    Lợi nhuận ròng ?

     

    Đáp án: 

    Áp dụng công thức sau:

    Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán

    Lợi nhuận thuần = tổng lợi gộp – tổng chi phí vận hành

    Thu nhập ròng (hoặc lợi nhuận ròng) = lợi nhuận thuần – thuế 

     

    Báo cáo kết quả kinh doanh công ty A (DVT: tỷ đồng)

    Doanh thu 100
    Giá vốn hàng bán 20
    Lợi nhuận gộp 80
    Chi phí vận hành (bán hàng, quản lý DN) 20
    Chi phí lãi vay 5
    Lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh 55
    Thuế 15
    Lợi nhuận ròng 40

     

    Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng/Doanh thu*100%= 40/100 * 100%=40%

     

    Tạm kết

     

    Lợi nhuận hay lợi nhuận gộp là một phần quan trọng trong sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. CEO/Chủ doanh nghiệp cần theo dõi liên tục, thậm chí là theo dõi chi tiết theo từng mặt hàng, dự án, từ đó có kế hoạch phát triển đúng đắn

     

    Ban biên tập 1BOSS

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Bài viết khác
    Làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán: Mẹo thành công trong giai đoạn khủng hoảng
    Làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán: Mẹo thành công trong giai đoạn khủng hoảng
    • 08/06/2023

    Giai đoạn hiện tại là giai đoạn của sự cạnh tranh không hồi kết giữa các doanh nghiệp để có thể tồn tại trên thị trường. Chính vì thế, quản lý tốt dòng tiền chính là chiếc chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu thực trạng dòng tiền hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam và phương pháp làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán nhé.

     

    Quản lý tài chính doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?
    Quản lý tài chính doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?
    • 12/01/2023

    Quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của các doanh nhân. Làm thế nào để quản lý tài chính công ty hiệu quả? Tôi sẽ trả lời điều đó trong bài viết tiếp theo.

     

    Quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả vượt bậc nhờ vào phần mềm kế toán
    Quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả vượt bậc nhờ vào phần mềm kế toán
    • 05/01/2023

    Kế toán tài chính được coi là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán trong quy trình quản lý của công ty là điều cần thiết. Phần mềm quản lý tài chính kế toán cung cấp giải pháp tốt nhất giúp người dùng đo lường và theo dõi tình hình tài chính, giám sát hiệu quả hoạt động của công ty.

     

    Quy trình 7 bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp
    Quy trình 7 bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp
    • 15/12/2022

    Lập kế hoạch tài chính là một trong những bước quan trọng nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty theo mục tiêu và định hướng phát triển của công ty. Nó cũng cho thấy năng lực của người lãnh đạo và tương lai của công ty. Vậy kế hoạch tài chính là gì? Làm thế nào để quá trình làm việc? 

     

    CFO là gì? Vai trò và công việc của CFO
    CFO là gì? Vai trò và công việc của CFO
    • 01/12/2022

    CFO là viết tắt của Chief Finance Officer có nghĩa là Giám đốc tài chính, đây được xem là một ví giữ vai trò vô cùng quan trọng và chịu trách nhiệm quản lý đối với mảng tài chính của doanh nghiệp. Vậy vai trò và những công việc là gì? Cùng 1BOSS tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé. 

     

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn