• 06/05/2022
  • Quản lý tài chính
  • Hầu hết các doanh nghiệp đều có phát sinh chi phí vận chuyển trong quá trình hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại. Chi phí vận chuyển hạch toán vào tài khoản như thế nào? Cùng xem bài viết dưới đây nhé.


    Xem thêm một số bài viết liên quan:


     

    1. Hạch toán chi phí vận chuyển vào tài khoản

     

     

    Trong đó chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng thuộc nhóm chi phí mua, được tính vào giá gốc hàng tồn kho.

     

    Như vậy, chi phí vận chuyển được hạch toán vào tài khoản hàng tồn kho hoặc tài sản cố định tương ứng.

    Khi doanh nghiệp mua hàng hóa sẽ phát sinh chi phí vận chuyển, kế toán viên tiến hành ghi nhận các khoản chi phí này vào giá trị hàng nhập kho, bút toán ghi nhận:

    Nợ TK 156, 152, 155, 211: số tiền vận chuyển được ghi nhận vào giá gốc hàng tồn kho hoặc nguyên giá TSCĐ

    Nợ TK 133: số thuế GTGT được khấu trừ

    Có TK 111,112,131

    Tuy nhiên, công tác hạch toán trong thực tế sẽ phức tạp hơn, do có có nhiều trường hợp doanh nghiệp mua nhiều mặt hàng hoặc nhiều loại tài sản trong cùng 1 lần vận chuyển. Lúc này, kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng loại mặt hàng, chi tiết được trình bày bên dưới.

     

    Chi phí vận chuyển các hoạch toán đơn giản

    Cách hạch toán chi phí vận chuyển hàng đi bán nhanh gọn nhất

     

    2. Cách phân bổ chi phí vận chuyển

     

    Trường hợp doanh nghiệp mua từ 02 mặt hàng trở lên thì chi phí vận chuyển nói riêng và chi phí mua hàng nói chung cần được phân bổ cho từng loại mặt hàng trước rồi mới tiếng hành hạch toán riêng cho từng mặt hàng vào giá trị nhập kho hay nguyên giá của chúng.

    Hiện nay, kế toán viên có thể lựa chọn một trong hai cách thức phân bổ chi phí vận chuyển, bao gồm:

     

    2.1 Phân bổ theo tiêu thức giá mua

     

    Nếu doanh nghiệp lựa chọn phân bổ theo tiêu thức giá mua hàng hóa thì thực hiện phân bổ theo công thức:

    Chi phí phân bổ cho hàng nhập kho = Chi phí mua từng mặt hàng / Tổng giá trị hàng mua x Chi phí vận chuyển chung

     

    Phân bổ chi phí theo cách thức này có ưu điểm là tính chính xác cao hơn, do đó những lô hàng có chênh lệch giá trị lớn thì nên sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, vì tính toán phân bổ theo tiêu thức giá mua tương đối phức tạp nên trong trường hợp số lượng nhập lớn thì sử dụng phương pháp này sẽ gặp nhiều khó khăn.

    Ví dụ:

    Công ty A mua 3 mặt hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, chi tiết như sau:

     

    Mặt hàng ĐVT Số lượng Đơn giá (chưa bao gồm VAT) Tổng giá trị (chưa bao gồm VAT)
    Sản phẩm A SP 10 2.000.000 20.000.000
    Sản phẩm B SP 15 2.500.000 25.000.000
    Sản phẩm C SP 20 2.750.000 27.500.000

     

    Chi phí vận chuyển cho lô hàng là 2.000.000 chưa bao gồm VAT để đưa được các hàng hóa về đến kho của công ty.

    Kế toán viên tiến hành phân bổ cho từng mặt hàng như sau:

    Chi phí vận chuyển SP A = 20.000.000 / 72.500.000 x 2.000.000 = 551.724, 183

    Chi phí vận chuyển SP B = 25.000.000 / 72.500.000 x 2.000.000 = 689.655,172

    Chi phí vận chuyển SP C: = 2.000.000 – 551.724,183 – 689.655,172 = 758.620,645

    Như vậy, kế toán viên hạch toán giá trị nhập kho của từng mặt hàng đã phân bổ như sau:

    Nợ TK 156 SP A: 20.551.724,183

    Nợ TK 156 SP B: 25.689.655,172

    Nợ TK 156 SP C: 28.258.620,645

    Nợ TK 133 7.450.000

    Có TK 112 81.950.000

     

    Chi phí vận chuyển các hoạch toán đơn giản

     Hạch toán vào tài khoản nào

     

    2.2 Phân bổ theo số lượng hàng hóa mua

     

    Nếu lựa chọn phân bổ theo số lượng hàng hóa mua, kế toán viên tính toán như sau:

    Chi phí phân bổ cho hàng nhập kho = Số lượng từng mặt hàng / Tổng số lượng hàng mua x Chi phí vận chuyển chung

     

    Đây là phương pháp phân bổ được nhiều kế toán viên lựa chọn hơn vì tính toán dễ dàng hơn. Tuy nhiên, kết quả của phân bổ chi phí theo số lượng từng mặt hàng mang tính chất tương đối vì còn phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mà công ty đã nhập về kho.

    Ví dụ:

    Công ty B mua 3 mặt hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, chi tiết như sau: (ĐVT: VND)

     

    Mặt hàng ĐVT Số lượng Đơn giá (chưa bao gồm VAT) Tổng giá trị (chưa bao gồm VAT)
    Sản phẩm X kg 100 400.000 40.000.000
    Sản phẩm Y kg 150 550.000 82.500.000
    Sản phẩm Z kg 200 575.000 143.750.000

     

    Chi phí vận chuyển cho lô hàng là 6.000.000 chưa bao gồm VAT để đưa được các hàng hóa về đến kho của công ty

    Chi phí vận chuyển SP X = 100 / 500 x 6.000.000 = 1.200.000

    Chi phí vận chuyển SP Y = 150 / 500 x 6.000.000 = 1.800.000

    Chi phí vận chuyển SP Z = 6.000.000 – 3.000.000 = 3.000.000

    Như vậy, kế toán viên hạch toán giá trị nhập kho của từng mặt hàng đã phân bổ như sau:

    Nợ TK 156 SP A: 41.200.000

    Nợ TK 156 SP B: 84.300.000

    Nợ TK 156 SP C: 146.750.000

    Nợ TK 133: 26.625.000

    Có TK 112: 298.875.000

    Lưu ý:

    Ngoài ra, có một trường hợp đặc biệt phức tạp hơn, đó là khi các hàng hóa, TSCĐ, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu…đầu vào dùng để SXKD sản phẩm chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT – cùng chịu 1 chi phí

    Lúc này, ngoài việc phân bổ như trên, kế toán còn phải tiến hành phân bổ thuế GTGT đầu vào . Phần thuế GTGT đầu vào ứng với hàng hóa, NVL…dùng cho sản phẩm không chịu thuế GTGT thì sẽ được hạch toán vào tài khoản hàng tồn kho/TSCĐ tương ứng.

     

    Ban biên tập 1BOSS

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Bài viết khác
    Làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán: Mẹo thành công trong giai đoạn khủng hoảng
    Làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán: Mẹo thành công trong giai đoạn khủng hoảng
    • 08/06/2023

    Giai đoạn hiện tại là giai đoạn của sự cạnh tranh không hồi kết giữa các doanh nghiệp để có thể tồn tại trên thị trường. Chính vì thế, quản lý tốt dòng tiền chính là chiếc chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu thực trạng dòng tiền hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam và phương pháp làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán nhé.

     

    Quản lý tài chính doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?
    Quản lý tài chính doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?
    • 12/01/2023

    Quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của các doanh nhân. Làm thế nào để quản lý tài chính công ty hiệu quả? Tôi sẽ trả lời điều đó trong bài viết tiếp theo.

     

    Quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả vượt bậc nhờ vào phần mềm kế toán
    Quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả vượt bậc nhờ vào phần mềm kế toán
    • 05/01/2023

    Kế toán tài chính được coi là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán trong quy trình quản lý của công ty là điều cần thiết. Phần mềm quản lý tài chính kế toán cung cấp giải pháp tốt nhất giúp người dùng đo lường và theo dõi tình hình tài chính, giám sát hiệu quả hoạt động của công ty.

     

    Quy trình 7 bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp
    Quy trình 7 bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp
    • 15/12/2022

    Lập kế hoạch tài chính là một trong những bước quan trọng nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty theo mục tiêu và định hướng phát triển của công ty. Nó cũng cho thấy năng lực của người lãnh đạo và tương lai của công ty. Vậy kế hoạch tài chính là gì? Làm thế nào để quá trình làm việc? 

     

    CFO là gì? Vai trò và công việc của CFO
    CFO là gì? Vai trò và công việc của CFO
    • 01/12/2022

    CFO là viết tắt của Chief Finance Officer có nghĩa là Giám đốc tài chính, đây được xem là một ví giữ vai trò vô cùng quan trọng và chịu trách nhiệm quản lý đối với mảng tài chính của doanh nghiệp. Vậy vai trò và những công việc là gì? Cùng 1BOSS tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé. 

     

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn