Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
5 kỹ năng quản lý mà nhất định bạn phải thành thạo, nếu muốn trở thành một nhà quản lý trong tương lai. Có thể trở thành nhà quản lý kết quả của quá trình trau dồi và tích lũy về chuyên môn và kinh nghiệm. Do đó, nếu như bạn có mong muốn hướng đến một vị trí cao hơn thì 5 kỹ năng quan trọng mà 1BOSS đề cập dưới đây, bạn sẽ cần phải sẵn sàng phát triển nó.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Tổ chức hiệu quả các công việc và giao cho từng cá nhân thực hiện.
“Một giờ lập kế hoạch sẽ tiết kiệm được mười giờ làm việc” – Dale Carnegie
Đây chính là điểm đầu tiên tạo nên sự khác biệt giữa một người nhân viên và một nhà quản lý. Khi còn là một nhân viên, bạn chỉ thường cố gắng hoàn thành thật tốt những nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên khi đã trở thành một nhà quản lý, bạn sẽ cần phải tổ chức hiệu quả các công việc và giao cho từng cá nhân thực hiện.
Để làm được điều này, bạn cần phải nắm rõ mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp, của phòng ban đội nhóm. Sau đó, dựa trên những nguồn lực có sẵn về con người và ngân sách, bạn sẽ vạch định ra một mục tiêu dành cho mỗi cá nhân, kèm theo đó là một kế hoạch hành động cụ thể. Kế hoạch hành động này trên thực tế sẽ liên tục thay đổi do rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng nếu bạn đã có một tư duy chiến lược rõ ràng, bạn sẽ luôn có được cho mình những kế hoạch dự phòng và những sự nhạy cảm cần thiết để ứng biến với sự thay đổi này.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
Khi trở thành một nhà quản lý, bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với những buổi tiếp xúc với đám đông hoặc làm việc với các đối tác cấp cao. Cứ thử tưởng tượng xem họ sẽ cảm thấy thế nào khi nhìn thấy một nhà quản lý lắp ba lắp bắp, không thể nói năng rõ ràng hay phát biểu lên ý kiến của bản thân? Không cần nói chắc bạn cũng tự hiểu hậu quả sẽ tồi tệ như thế nào phải không?
Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình sẽ giúp nhà quản lý có được cho mình những sự tự tin cần thiết, thể hiện được tác phong chuyên nghiệp và nâng cao tính thuyết phục trong các buổi đàm phán hoặc thuyết trình đề án. Bạn có thể tốn rất nhiều thời gian và tâm sức để làm nên một bản kế hoạch hoàn hảo, nhưng nếu bạn không thể diễn giải nó một cách trong sáng, bạn sẽ rất dễ đánh mất đánh mất niềm tin của ban giám đốc cũng như nhân viên với sự thành công của bản đề án này.
Lời nói chính là một con dao hai lưỡi. Có sử dụng được nó để tạo nên lợi thế hay không đều phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện trong kỹ năng giao tiếp, thuyết trình của bạn.
Quản lý thời gian tốt
“Quản lý thời gian tốt không phải là làm cho những thứ sai trở nên nhanh hơn. Quản lý thời gian tốt là tập trung thời gian làm những thứ đúng đắn và xứng đáng” – Danh ngôn quốc tế
Khi còn là một nhân viên, quản lý thời gian có thể sẽ chưa phải một vấn đề quá cấp thiết khi mỗi ngày bạn chỉ cần tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên khi trở thành một nhà quản lý, vấn đề quản lý thời gian sẽ không còn là vấn đề cá nhân nữa. Công việc sẽ ngày càng nhiều lên trong khi thời gian vẫn chỉ hữu hạn. Nếu không có phương pháp quản lý thời gian khoa học thì nhà quản lý sẽ rất dễ bị quá tải, thậm chí là thường xuyên gặp phải tình trạng rời văn phòng trong khi công việc vẫn đang còn ngổn ngang.
Để giải quyết bài toán này, bạn cần phải lên được cho mình một thời gian biểu làm việc phù hợp. Bên cạnh đó, hãy cố gắng đơn giản hóa những tác vụ tiêu tốn rất nhiều thời gian của nhà quản lý nhưng cũng chẳng thể bỏ qua như: Sắp xếp, tổ chức và phân công công việc cho nhân viên, cập nhật báo cáo công việc hàng ngày, kiểm tra tiến độ dự án, đánh giá kết quả công việc,… Những tác vụ này đều có thể được xử lý dễ dàng, khoa học, hiệu quả bằng một phần mềm quản lý công việc & dự án.
Ra quyết định là một phần công việc quan trọng của nhà quản lý. Một quyết định đúng đắn của nhà quản lý có thể dẫn đến sự thành công của cả một tập thể, trong khi một quyết định sai lầm có thể dẫn đến sự thất bại hoặc tổn hại nghiêm trọng đối với dự án. “Người phán xử” phải chịu mọi trách nhiệm cho những quyết định mà họ đưa ra cũng như sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những kết quả đạt được từ những quyết định của họ.
Rèn luyện cho mình kỹ năng ra quyết định cũng đồng nghĩa với việc bạn phải đồng thời nâng cao rất nhiều các kỹ năng khác như khả năng phân tích dữ liệu, xử lý và phán đoán tình huống, tư duy phản biện,… Bằng việc hoàn thiện những kỹ năng này, bạn sẽ hạn chế được tối đa những quyết định sai lầm, có đủ sự tự tin và một tâm lý vững vàng khi đứng trước mọi quyết định.
Truyền cảm hứng là một kỹ năng quan trọng
Đây là kỹ năng sẽ giúp định hình phong cách lãnh đạo của bạn. Nếu bạn lựa chọn trở thành một người nghiêm khắc, một nhà lãnh đạo độc tài, có lẽ bạn sẽ cảm thấy kỹ năng này không thực sự cần thiết. Tuy nhiên nếu bạn mong muốn trở thành một hình mẫu lý tưởng, trở thành một nhà quản lý biết quan tâm và thực sự đồng hành cũng những người cộng sự của mình, thì truyền cảm hứng là một kỹ năng quan trọng bạn không được phép bỏ qua.
Bên cạnh việc tạo thêm động lực cho nhân viên, truyền cảm hứng còn giúp nhà quản lý xây dựng được văn hóa của đội nhóm, tạo được sự tôn trọng và tin tưởng hơn vào mục tiêu của các thành viên. Cảm hứng này sẽ là động lực để nhân viên sẵn sàng đồng hành lâu dài với doanh nghiệp, với người quản lý của họ.
Tuy nhiên việc truyền cảm hứng này cần phải được thực hiện một cách khéo léo và vẫn phải đảm bảo những khoảng cách cần thiết, để việc người nhân viên ở lại thực sự là vì mục tiêu công việc, đảm bảo được tính kỷ luật của doanh nghiệp.
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Mô hình Canvas luôn là lựa chọn ưu tiên của các nhà quản trị chiến lược, điển hình là các nhà khởi nghiệp trẻ và các doanh nghiệp lớn.
Trên con đường tiến vào thời đại Cách mạng 4.0, dữ liệu không chỉ là một phần mềm của doanh nghiệp mà còn là tài sản vô cùng quan trọng, là nguồn lực dẫn dắt sự thành công và phát triển bền vững. Trong bối cảnh này, quản trị dữ liệu doanh nghiệp trở thành một yếu tố không thể phủ nhận, với vai trò quyết định trong việc đo lường hoạt động, hỗ trợ ra quyết định, tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo tuân thủ pháp lý. Hãy cùng khám phá sâu hơn về vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.
Nhân sự là tài sản quý giá nhất của một tổ chức, và để phát triển và duy trì sức mạnh cạnh tranh, việc quản lý nhân sự hiệu quả là không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp. Từ việc đặt ra mục tiêu rõ ràng đến việc quản lý năng lực và đào tạo, mỗi khía cạnh đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tổ chức với văn hóa mạnh mẽ và nhân sự đầy tiềm năng.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển. Vốn lưu động đại diện cho khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, tức là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi sự cân nhắc và điều tiết khéo léo giữa tiền, chi phí và hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình phát triển và vận hành, việc huy động vốn là một phần quan trọng của chiến lược tài chính của một doanh nghiệp. Sự lựa chọn đúng phương án huy động vốn có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là khung các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn phương án huy động vốn
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc