• 15/04/2022
  • Quản lý bán hàng
  • Customer Journey hay Customer Journey Map là gì? Tại sao lại quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình thấu hiểu khách hàng? Sau hãy để chúng tôi giúp bạn gỡ rối những thắc mắc và tìm lời giải đáp nhé!

     


    Tham khảo thêm các bài viết hay:


     

    Tổng quan về Customer Journey

     

    Customer journey còn gọi là “Hành trình khách hàng”, là toàn bộ những trải nghiệm mà khách hàng có với một tổ chức (doanh nghiệp). Nó bao gồm tất cả các tương tác của khách hàng trên tất cả các kênh, thiết bị và điểm tiếp xúc (touch point) trong suốt mọi giai đoạn của vòng đời khách hàng – từ khi nhận thức về sản phẩm, dịch vụ, công ty cho đến khi trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

     

    Tổng quan về Customer Journey

     

    Có 2 cách chia giai đoạn trong customer journey:

    Cách 1: chia theo các giai đoạn mua hàng

    Trước mua hàng:

    Mua hàng:

    Sau mua hàng:

    Cách 2: Chia theo hành vi của khách hàng:

    Hai cách chia này có những điểm tương đồng, doanh nghiệp tùy chọn cách chia phù hợp nhất với đặc điểm, hành vi mua hàng của khách hàng và dễ để hiểu nhất.

     

    Khái niệm về Customer Journey Map

     

    Customer Journey Map hay còn gọi là “Bản đồ hành trình khách hàng” là một bản trình bày trực quan về quá trình mà khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng đã trải qua để đi đến mục tiêu cuối cùng với doanh nghiệp bạn: mua hàng, sử dụng dịch vụ… giúp bạn và nhân viên dễ dàng hiểu và thực thi được nhiệm vụ của mình.

     

    Khái niệm về Customer Journey Map

     

    Với sự trợ giúp của bản đồ hành trình của khách hàng, bạn có thể hiểu được động cơ của khách hàng, nhu cầu và điểm đau của họ.

    Quá trình này cũng giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp B2B hiểu rõ hơn về những điểm khó khăn chung của khách hàng, từ đó sẽ cho phép họ tối ưu hóa tốt hơn và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng.

     

    Tại sao Customer Journey Map lại quan trọng?

     

    Theo nghiên cứu gần đây từ Salesforce:

    Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của trải nghiệm khách hàng là cá nhân hóa. Nghiên cứu gần đây cho thấy  84% người tiêu dùng cảm thấy được đối xử như một con người thay vì một con số là yếu tố quyết định để thành công trong kinh doanh của họ.

     

    Tại sao Customer Journey Map lại quan trọng?

     

    Bên cạnh đó, có thể tổng hợp lại một số lợi ích từ việc thiết lập hành trình khách hàng như sau:

     

    Tại sao Customer Journey Map lại quan trọng?

     

    Tóm lại, lợi ích lớn nhất chỉ đơn giản là hiểu khách hàng của bạn nhiều hơn. Và kết quả cuối cùng là bạn ngày càng có nhiều hơn nữa khách hàng và khách hàng trung thành.

     

    Cách lập Customer Journey Map cho doanh nghiệp

     

    Hành trình của khách hàng không thể được vẽ ra từ quan điểm của riêng bạn – nó phải được vẽ ra từ quan điểm của khách hàng của bạn. Điều này có nghĩa là bạn đặt mình vào vị trí của họ và suy nghĩ như một khách hàng.

     

    Customer Journey là gì? Các bước để xây dựng Customer Journey Map

     

    Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý cho bạn để “tự vấn” bản thân mình khi ở vị trí khách hàng:

     

    1. Đặt mục tiêu rõ ràng cho Customer Journey Map

     

    Trước khi có thể đi sâu vào việc tạo bản đồ hành trình khách hàng, bạn cần làm rõ:

    Dựa trên những điều này, bạn có thể tạo ra chân dung người mua điển hình với tất cả thông tin nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi của họ. Việc này sẽ giúp bạn định hướng đúng cho bản đồ để đi đến trái tim khách hàng (quyết định mua và tiếp tục ủng hộ).

     

    2. Lập hồ sơ khách hàng và xác định những mong muốn của họ trong Customer Journey Map

     

    Để làm được điều này, bạn nên tiến hành nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi và bài trắc nghiệm. Hãy chú ý, chỉ nên tiếp cận với khách hàng thực tế, khách hàng tiềm năng hay những người đã có sự chú ý, quan tâm nhất định đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

    Một số câu hỏi gợi ý:

     

    3. Chọn ra những đặc điểm nổi bật của khách hàng mục tiêu trong Customer Journey Map

     

    Khi bạn đã tìm hiểu về đặc điểm hành vi, tương tác (với doanh nghiệp bạn) của từng nhóm khách hàng khác nhau, bạn nên thu hẹp sự tập trung của mình vào một hoặc hai nhóm trong số đó. 

    Hãy nhớ rằng, bản đồ hành trình khách hàng là trải nghiệm của một loại khách hàng đang đi theo con đường rất cụ thể với công ty của bạn. Nếu bạn nhóm quá nhiều loại đối tượng vào một hành trình, bản đồ của bạn sẽ không phản ánh chính xác trải nghiệm của khách hàng. 

     

    4. Liệt kê tất cả các điểm tiếp xúc (điểm chạm – touch point) trong Customer Journey Map

     

    Điểm tiếp xúc là tất cả các vị trí như trang web, mạng xã hội, Email,… nơi mà khách hàng có thể tương tác với bạn. 

     

    4. Liệt kê tất cả các điểm tiếp xúc (điểm chạm – touch point) trong Customer Journey Map

     

    Bạn nên liệt kê tất cả các điểm tiếp xúc mà khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn hiện đang sử dụng, cũng như những điểm bạn tin rằng họ nên sử dụng nếu không có sự trùng lặp.

    Đây là một bước quan trọng bởi nó cho bạn cái nhìn sâu sắc về những hành động mà khách hàng của bạn đang thực hiện. Nếu họ đang sử dụng ít điểm tiếp xúc hơn mong đợi, điều này có nghĩa là họ sẽ nhanh chóng quay lưng và rời khỏi trang web của bạn sớm. Nếu họ đang sử dụng nhiều hơn mong đợi, điều này có nghĩa là trang web của bạn phức tạp.

    Như vậy, việc hiểu rõ các điểm tiếp xúc sẽ giúp bạn biết cách điều tiết, phân bổ các điểm chạm hợp lý với khách hàng. 

     

    5. Liệt kê các tương tác của khách hàng tại điểm chạm trong Customer Journey Map

     

    Liệt kê tất cả các hành động mà khách hàng của bạn thực hiện trong suốt quá trình tương tác của họ với thương hiệu của bạn. VD: tìm kiếm trên Google cho các từ khóa, nhấp vào một email từ bạn… 

    Qua đó, hãy chú ý để nhận ra khi nào nên tăng/ giảm các bước hành động của khách hàng nhằm giúp họ sớm đạt được mục đích, mục tiêu.

     

    6. Cảm xúc và động lực của khách hàng là gì? trong customer Journey

     

    Mọi hành động của khách hàng đều xuất phát từ động lực và cảm xúc. Động lực chính là vấn đề, là điểm đau họ đang cần được giải quyết; cảm xúc là thứ được tạo ra từ chính những gì mà bạn mang đến trên từng bước hành trình, qua từng điểm chạm. Nó chi phối người mua trong suốt hành trình và hành động quyết định mua hàng cuối cùng. 

    Để thực sự đem lại trải nghiệm cho khách hàng trong mỗi giai đoạn, bạn không chỉ cần mang đến giải pháp giúp họ giải quyết vấn đề hay nhu cầu mà còn phải chạm đến cảm xúc của họ trên từng bước hành trình.

     

    7. Liệt kê những trở ngại hay rủi ro của khách hàng trong Customer journey Map

     

    Liệt kê ra tất cả những gì ngăn cản việc khách hàng tiếp tục cuộc hành trình và làm giảm tương tác của khách hàng với doanh nghiệp bạn. Một trở ngại phổ biến là chi phí, VD: khách hàng rất thích sản phẩm của bạn, đã “thêm vào giỏ hàng” nhưng sẽ sẵn sàng từ bỏ nếu phí giao hàng của bạn quá cao… Chi phí không phải chỉ là giá bán mà là những gì khách hàng sẽ mất đi để được sở hữu sản phẩm của bạn có thể là tiền, có khi là thời gian hay các cơ hội mua hàng khác…

    Loại bỏ những cản trở, rủi ro đối với khách hàng trên customer journey sẽ khiến khách hàng nhanh chóng đi đến quyết định mua hàng hơn.

     

    8. Xác định các yếu tố bạn muốn bản đồ của mình hiển thị trong Customer journey Map

     

    Có 4 yếu tố phổ biến thường xuất hiện trong các customer journey map:

    8.1. Những hành động, suy nghĩ và cảm xúc mà khách hàng của bạn hiện đang trải qua khi tương tác với công ty của bạn. Điều này sẽ giúp bạn liên tục cải thiện hành trình của khách hàng.

    8.2. Các hành động, suy nghĩ và cảm xúc mà khách hàng của bạn hiện đang trải qua trong cuộc sống hàng ngày. 

    Qua đây, bạn sẽ có một cái nhìn rộng hơn về cuộc sống của khách hàng và những điểm khó khăn của họ trong cuộc sống thực. Điều này giúp bạn giải quyết tốt các nhu cầu của khách hàng thậm chí, cả những điều khách hàng chưa nhận ra.  

    8.3. Những gì bạn cho rằng khách hàng sẽ hành động, suy nghĩ và cảm nhận khi trải qua hành trình. Dựa trên trải nghiệm hiện tại, hãy chỉ ra những nơi bạn muốn họ thể hiện những điều trên.

    8.4. Liệt kê những yếu tố bao gồm con người, chính sách, công nghệ và quy trình tham gia vào hành trình. Từ đây, có thể xác định nguyên nhân gốc rễ của hành trình khách hàng hiện tại hoặc xác định các bước cần thiết để đạt được hành trình khách hàng mong muốn trong tương lai.

     

    9. Xác định nguồn lực bạn có và bạn cần trong Customer Journey

     

    Bản đồ hành trình khách hàng của bạn sẽ liên quan đến hầu hết mọi bộ phận của doanh nghiệp của bạn. Điều này sẽ làm nổi bật tất cả các nguồn lực dành cho việc tạo ra trải nghiệm khách hàng. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm kê các nguồn lực bạn có và những gì bạn cần để cải thiện hành trình của khách hàng.

     

    10. Thể hiện bản đồ của bạn 1 cách trực quan và dễ hiểu nhất

     

    10. Thể hiện bản đồ của bạn 1 cách trực quan và dễ hiểu nhất

     

    Có nhiều cách để bạn vẽ ra 1 tấm bản đồ, có thể là trên Google Sheet hay 1 bản thiết kế màu sắc, tùy theo cách bạn muốn để giúp bạn và những bộ phận, cá nhân khác trong doanh nghiệp bạn cũng hiểu và thực hiện được. 

    Không có mẫu nào quy định “cứng” buộc bạn phải theo cả. Hãy linh hoạt thể hiện!

     

    Làm thế nào để tối ưu Customer Journey map

     

    1. Hãy tự mình thực hiện Customer Journey của khách hàng.

     

    Khi bạn đã thiết lập xong bản đồ hành trình khách hàng, việc tiếp theo là: phân tích kết quả. Một số câu hỏi bạn nên đặt ra trước khi phân tích:

    Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về hành vi người dùng.

    Phân tích kết quả có thể cho bạn thấy nhu cầu của khách hàng chưa được đáp ứng ở đâu. Bằng cách tiếp cận điều này, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang cung cấp trải nghiệm quý giá và làm rõ rằng mọi người có thể tìm ra giải pháp cho các vấn đề của họ với sự trợ giúp của công ty bạn.

    Những gì bạn lập ra trên bản đồ là giả thuyết, mọi thứ sẽ thực tế hơn khi bạn thử trải nghiệm và thu thập các thông tin rồi phân tích nó.

     

    2. Hãy thay đổi Customer Journey nếu điều đó là cần thiết

     

    Trải nghiệm, khảo sát, phân tích dữ liệu sẽ cho bạn thấy điều gì là cần thiết cho trang web của mình. Nếu những gì bạn đã vạch ra trên bản đồ chưa tối ưu trải nghiệm với khách hàng, hãy thay đổi chúng. Mỗi thay đổi nhỏ có thể tác động lớn đến hành động, cảm xúc của khách hàng. Do đó, trước khi thay đổi, hãy suy nghĩ kỹ!

     

    Một vài mẫu Customer Journey Map

     

    Customer Journey là gì? Các bước để xây dựng Customer Journey Map

     

    Một vài mẫu Customer Journey Map

     

    Một vài mẫu Customer Journey Map

     

    Tạm kết

     

    Customer journey map có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bạn nhất định không được bỏ qua bước thiết lập này bởi nó sẽ có ý nghĩa lớn trong việc tối ưu trải nghiệm khách hàng và khiến họ trở thành khách hàng trung thành của bạn! Chúc bạn thành công!

     

    Ban Biên Tập 1BOSS

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Bài viết khác
    Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay
    Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay
    • 10/08/2023

    Tăng trưởng doanh số bán hàng với phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay. Từ tích hợp đa kênh đến giao diện thân thiện, tính năng quản lý tồn kho chính xác, tùy chỉnh linh hoạt, và khả năng bảo mật dữ liệu, bài viết này sẽ đưa bạn vào thế giới của những ưu điểm mà phần mềm quản lý bán hàng hàng đầu mang lại. Không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, mà còn thúc đẩy sự tương tác và tin cậy từ phía khách hàng.

    Ngăn chặn xung đột với giải pháp đặc thù ngành Thương mại-Phân phối
    Ngăn chặn xung đột với giải pháp đặc thù ngành Thương mại-Phân phối
    • 25/07/2023

    Việc quản lý kênh phân phối hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, khi hoạt động của doanh nghiệp phát triển và mở rộng, xung đột trong quản lý kênh phân phối là một rủi ro không thể tránh khỏi. Những xung đột này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sự uy tín của thương hiệu, giảm hiệu suất kinh doanh và làm mất lòng khách hàng. Trong bài viết này, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu về cách ngăn chặn xung đột kênh phân phối và giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện đặc thù ngành Thương mại - Phân phối để đạt được sự hiệu quả tối đa trong quản lý.

     

    Tổ chức và quản lý phân phối hiệu quả với phần mềm quản lý kênh phân phối
    Tổ chức và quản lý phân phối hiệu quả với phần mềm quản lý kênh phân phối
    • 13/07/2023

    Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng phần mềm quản lý kênh phân phối trở thành xu hướng đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tối ưu hóa hoạt động phân phối. Theo thống kê của Forbes, hơn 60% doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm quản lý kênh phân phối và đạt được nhiều thành công đáng kể.

     

    Thích ứng xu hướng tiêu dùng mới với phần mềm CRM
    Thích ứng xu hướng tiêu dùng mới với phần mềm CRM
    • 06/06/2023

    Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới là yếu tố vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp có thể giữ vững và phát triển thương hiệu của mình. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng thay đổi và cách mà các doanh nghiệp có thể thích ứng với những thay đổi đó với phần mềm CRM.

     

    Vượt qua thách thức nhờ lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng
    Vượt qua thách thức nhờ lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng
    • 05/05/2023

    Kinh doanh cửa hàng đòi hỏi người quản lý phải luôn đối mặt với những thách thức khó khăn. Trong đó, việc quản lý và vận hành hệ thống cửa hàng một cách hiệu quả và hiệu suất cao là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng và đang gặp rất nhiều khó khăn khi không có phần mềm này. Bài viết này sẽ trình bày về thách thức khi hoạt động kinh doanh không có phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng, lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng và giải pháp cho doanh nghiệp.

     

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn