• 04/01/2022
  • Xu hướng chuyển đổi số
  • Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay ngày càng trở nên cạnh tranh. Chuyển đổi số tác động đến văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc; trở thành xu hướng của các công ty tại Việt Nam và trên thế giới. Vậy điều này đã làm thay đổi thế nào đến thị trường chung?

    Mục lục bài viết

    Chủ trương và mục tiêu đặt ra cho thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

     

    Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Cuộc chiến sống còn hậu đại dịch!

    Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

     

    Chủ trương chuyển đổi số

     

    Trong những năm gần đây, chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ tất yếu và có ý nghĩa quyết định đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ – loại hình chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế nước ta.

    Việt Nam đã phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Điều này đã tạo nền tảng vững chắc, nâng cao khả năng nhận thức tầm quan trọng của xu hướng chuyển đổi số. Mặt khác, đối với thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam còn khuyến khích các công ty hướng tới số hóa trong mọi hoạt động từ kinh doanh đến sản xuất.

     


    Để hiểu sâu hơn các kiến thức về chuyển đổi số và số hóa, bạn có thể tham khảo bài viết sau:


     

    Các mục tiêu chính được đặt ra cho năm 2025

     

    - 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 hoàn thành trên thiết bị di động

    - Hồ sơ công việc sẽ được xử lý trực tuyến ở các cấp: Bộ, tỉnh: 90%; huyện: 80%; cấp xã: 60%.

    - Dữ liệu quốc gia như dân số, đất đai, tài chính, bảo hiểm, đăng ký công nghiệp và thương mại sẽ được chia sẻ với hệ thống thông tin của chính phủ để cập nhật trực tuyến

    - Khách hàng sử dụng ngân hàng số khoảng 50%

    - Dân số sử dụng ví điện tử, các loại hình thanh toán điện tử 50%

    - Các giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống kỹ thuật số khoảng 70%

    - Mạng lưới Internet và cáp quang phủ sóng rộng đến 80% hộ gia đình và 100% xã

    - Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của nền kinh tế số vào nền kinh tế quốc dân là 20%. Đồng thời, dự kiến ​​tăng lên 30% vào năm 2030

     

    Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam trở nên gấp rút trong thời đại mới

     

    Trong vài năm trở lại đây, thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam diễn ra vô cùng sôi nổi. Các công ty sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số, chẳng hạn như: ứng dụng phần mềm, giải pháp kỹ thuật số cho hoạt động kinh doanh, tiếp thị, bán hàng, quản lý bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng, v.v.

     

    Ban đầu, xu hướng chuyển đổi số chỉ xuất hiện ở một số doanh nghiệp

     

     

    Ngoài ra, thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam cũng tạo nên những tác động mạnh mẽ đến xu hướng quản trị doanh nghiệp. Về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp có thể kể đến như: CRM (quản lý quan hệ khách hàng), ERP (hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), HRM (quản lý nhân sự), phần mềm kế toán, phần mềm chấm công,…, ngày càng nhiều.

     

    Dần về sau, chuyển đổi số không còn là xu hướng mà trở thành yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp

     

    Xu hướng chuyển đổi số trở thành điều tất yếu tạo của xã hội

    Xu hướng chuyển đổi số trở thành điều tất yếu tạo của xã hội

     

    Sau các lần bùng phát, đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chững lại và lựa chọn giải pháp “ngủ đông”. Tuy nhiên, đây không phải là cách tốt nhất để các công ty vượt qua thách thức. Mà cần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình hiện đại. Điều này vừa đáp ứng chủ trương của chính phủ đồng thời giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

    Ngoài ra, Covid-19 còn giúp doanh nghiệp nhìn nhận được tầm quan trọng của chuyển đổi số. Đại dịch vừa tạo ra những khó khăn và còn mang lại rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Trước những khó khăn đó, thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam có nhiều biến động.

     

    Khảo sát của VCCI về “Thực trạng chuyển đổi số doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19”

     

    Vào năm 2020, khi tiến hành khảo sát gần 400 doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã bắt đầu triển khai và ứng dụng công nghệ số vào các khâu quản lý nội bộ, mua sắm, hậu cần, sản xuất, tiếp thị, bán hàng và nổi bật ở loại hình thanh toán. Khi dịch Covid-19 lan rộng, đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật số hơn vào hoạt động của mình. Kể từ đó, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp gần như tương đương với tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng lâu dài, đặc biệt trong việc phê duyệt nội bộ quản lý nhân sự từ xa, họp trực tuyến và học tập trực tuyến.

    Trong lĩnh vực quản lý nội bộ: điện toán đám mây là công cụ được nhiều công ty Việt Nam sử dụng chiếm gần 60,6% theo kết quả khảo sát. Tiếp đến với hệ thống họp trực tuyến, hệ thống quản lý quy trình và công việc gần 30% doanh nghiệp đã ứng dụng và 19% doanh nghiệp bắt đầu sử dụng khi dịch bệnh diễn ra.

     

    Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam và những rào cản lớn nhất

     

    Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức cần nhanh chóng gỡ bỏ.

     

    Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Cuộc chiến sống còn hậu đại dịch!

    Những hạn chế khi chuyển đổi số tại việt nam

     

    Dưới đây là những rào cản chính mà doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt:

     

    Khó khăn hơn bởi thiếu nguồn lực về công nghệ

     

    So với các nước đang phát triển, sự phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam vẫn chưa theo kịp. Đặc biệt, nguồn nhân lực có trình độ công nghệ cao và kỹ năng số trong các doanh nghiệp chưa được đáp ứng đầy đủ. Do đó, về cơ bản, chuyển đổi số của Việt Nam vẫn áp dụng các nền tảng công nghệ sẵn có trên thế giới, chưa thực sự làm chủ được công nghệ cốt lõi.

    Chỉ có 10,7% doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư, nâng cấp phần mềm, phần cứng (Nghiên cứu của Cisco năm 2019). Dựa trên khảo sát của Vietnam Report, Mặt khác, có đến 49,1% doanh nghiệp lo lắng về việc thiếu hụt lao động có các kỹ năng sử dụng công nghệ mới (Khảo sát của Vietnam Report)

     

    Thiếu vốn đầu tư – rào cản lớn trong thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

     

    Trước sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước và chính phủ, việc chuyển đổi kỹ thuật số vẫn đòi hỏi các công ty phải có một lượng vốn đầu tư lớn. Vì chi phí chuyển đổi số vẫn cao. Nhiều công ty vẫn lo lắng và không chắc chắn về kết quả của chuyển đổi số nên không dám chi mạnh tay cho công nghệ và phần mềm.

     

    Nhà lãnh đạo thiếu tầm nhìn khiến doanh nghiệp chuyển đổi số chậm trễ

     

    Một nhà lãnh đạo sáng suốt và có tầm nhìn sẽ dẫn dắt công ty phát triển tốt hơn. Ngược lại, những người lãnh đạo thiếu định hướng và tầm nhìn rất dễ gặp phải những trở ngại không lường trước được.

    Đây được xem là một trong những “nút thắt” khó tháo gỡ trước thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam. Nếu lối tư duy của các nhà lãnh đạo cũ kỹ và không thay đổi sẽ đặt doanh nghiệp trước những khó khăn. Chính vì vậy, trước bối cảnh hiện nay, nhà lãnh đạo cần thay đổi tư duy để phát triển một chiến lược chuyển đổi số hiệu quả. Đồng thời làm mô hình kinh doanh của mình có những trải nghiệm mới.

     

    Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam với các xu hướng công nghệ nổi bật

     

    Các xu hướng trước thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

    Các xu hướng trước thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

     

    Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay trở thành tâm điểm trong kế hoạch đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Những xu hướng chuyển đổi nổi bật trong thời gian gần đây:

     

    Xu hướng chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây

     

    Điện toán đám mây sử dụng các máy chủ dựa trên Internet mang đến tính năng bảo trì, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu. Với xu hướng chuyển đổi số này, các công ty có thể dễ dàng:

     

    Điện toán đám mây – xu hướng chủ đạo của thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

    Điện toán đám mây – xu hướng chủ đạo của thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

     

    Điều này giúp các công ty đơn giản hóa quy trình, tối ưu hóa chi phí và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

    Ngoài ra, công nghệ giúp thích ứng với nhu cầu kinh doanh và chỉ trả tiền cho những dịch vụ cần được sử dụng. Do đó, nó sẽ giúp các công ty tiết kiệm chi phí trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của hoạt động kinh doanh.

     

    Xu hướng chuyển đổi số với IoT (Internet vạn vật)

     

    Trong thời đại ngày nay, thuật ngữ “IoT” (Internet vạn vật) không còn là một khái niệm xa lạ. Về cơ bản, nó đề cập đến một mạng lưới các đối tượng vật lý tích hợp cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác. Mục tiêu của IoT là kết nối và trao đổi dữ liệu với các thiết bị và hệ thống thông qua Internet.

    Do mang lại nhiều lợi ích, xu hướng chuyển đổi số bằng Internet of Things được coi là một trong những công nghệ chuyển đổi số được nhiều doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng trong quá trình chuyển đổi số. Công nghệ này cung cấp khả năng hiển thị chi tiết và minh bạch về các sản phẩm và hoạt động của công ty. Các công ty tích hợp IoT có thể quản lý hoạt động kinh doanh chặt chẽ hơn. Đồng thời, các dữ liệu, thông tin chi tiết và phân tích cụ thể được cung cấp bởi các công nghệ IoT cho phép các công ty đạt được các mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số chính. Đặc biệt ở hiệu quả hoạt động, cải thiện tính linh hoạt và tính di động để phục vụ khách hàng tốt hơn.

     

    Xu hướng chuyển đổi số với ứng dụng Robot trong lĩnh vực sản xuất

     

    Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Cuộc chiến sống còn hậu đại dịch!

    Ứng dụng Robot trong lĩnh vực sản xuất

     

    Robotics là sản phẩm của công nghệ AI và ngành cơ khí điện tử. Đây cũng là một trong những công nghệ chuyển đổi kỹ thuật số chính trong hướng chuyển đổi số hiện nay. Theo khảo sát, 1/4 doanh nghiệp sử dụng robot thông minh trong hoạt động của mình. Ngoài ra, dự kiến ​​sẽ tăng lên trong hai năm tới, báo trước một tương lai tươi sáng của công nghệ này.

    Việc sử dụng robot trong lĩnh vực sản xuất đã phát triển theo thời gian. Nhiều công ty Việt Nam đã sử dụng robot trong lĩnh vực hậu cần, kỹ thuật, y học và các lĩnh vực khác. Việc chuyển đổi số của robot giúp doanh nghiệp giảm chi phí và cải thiện được chất lượng môi trường làm việc. Đáp ứng sự đồng bộ và chất lượng của sản phẩm, hạn chế tối đa sai sót trong quá trình sản xuất. Do đó, nó giúp mỗi công ty tăng tính linh hoạt và nâng cao uy tín của thương hiệu trên thị trường.

     

    Xu hướng chuyển đổi số với công nghệ thực tế ảo VR

     

    Công nghệ Thực tế ảo VR

    Công nghệ Thực tế ảo VR

     

    Công nghệ VR tạo ra một thế giới ảo do máy tính tạo ra, là loại hình nổi bật của ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam. Công nghệ này giúp người dùng bước vào môi trường ảo và trở thành một phần của nó. Ngoài ra, cung cấp cho người dùng trải nghiệm hình ảnh ảo có thể tương tác với các giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác. VR đang được ứng dụng trong ngành du lịch, y học, kỹ thuật,…

    Khi VR kết hợp với ngành du lịch, nó khắc phục được những khó khăn thường gặp như không thể sắp xếp thời gian, chuẩn bị lượng hành lý lớn hoặc lo lắng về chất lượng chỗ ở. Chỉ với một số thiết bị kỹ thuật, khách hàng có thể nhanh chóng đến các địa điểm du lịch trên thế giới. Đối với ngành kỹ thuật và xây dựng, công nghệ này cho phép họ có được hình ảnh trực quan của thành phẩm, từ đó giảm thiểu sai sót, tiết kiệm nguồn lực. Đặc biệt với y học, những bước tiến mà VR mang lại có thể kể đến trong các trị liệu tâm lý, vật lý trị liệu và chăm sóc sức khỏe.

     

    Xu hướng chuyển đổi số với thương mại điện tử Headless

     

    Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Cuộc chiến sống còn hậu đại dịch!

    Thương mại điện tử Headless (Headless eCommerce)

     

    Thương mại điện tử Headless (Headless eCommerce), là một khái niệm khá mới trong thương mại điện tử, đặc biệt là ở Việt Nam. Tuy nhiên, lợi ích của xu hướng chuyển đổi số này là rất lớn.

    Thương mại điện tử Headless mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng của doanh nghiệp. Nổi bật nhất công nghệ Headless mang lại là nó kết nối tất cả từ kho đến cửa hàng và dịch vụ trực tuyến. Với lối hoạt động như vậy, các doanh nghiệp có thể kinh doanh hiệu quả, tinh gọn hơn.

    Khách hàng có thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng hoặc mua ngay trên mạng xã hội thay vì truy cập và mua trên trang web của công ty. Vì vậy, các công ty cần nhanh chóng cải thiện và tối ưu hóa chi phí tìm kiếm khách hàng mới và chi phí giữ chân khách hàng cũ.

     


    1BOSS cũng đã tổng hợp một bài viết so sánh hiệu quả giữa các trang thương mại điện tử, bạn có thể xem chi tiết tại:


     

    Tạm kết

     

    Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các công ty Việt Nam. Do đó, các công ty hoặc nhà quản trị cần phải chuẩn bị cho những thay đổi kiểu này sẽ tiếp tục xảy ra và rất khó khăn. Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam đang chịu tác động lớn của đại dịch. Đứng trước diễn biến phức tạp của đại dịch, hơn hết vẫn còn khả năng kéo dài vì vậy mỗi doanh nghiệp cần sớm đặt một kế hoạch chuyển đổi số lâu dài. Mặt khác, còn để tập trung phát triển vừa bền vững, vừa tăng tính cạnh tranh và tận dụng trọn vẹn các cơ hội để phát triển nhằm mở rộng thị trường.

     

    1BOSS Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số

     

    Kế thừa vốn kiến thức công nghệ sâu rộng cùng kinh nghiệm chuyển đổi số cho doanh nghiệp hơn 18 năm của ASOFT; 1BOSS được thành lập và phát triển với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến gần hơn với xu hướng chuyển đổi số toàn cầu.

    “All in one system – Tất cả trên một hệ thống” – Đồng hành châm ngôn này, 1BOSS luôn hướng đến mục tiêu tạo nên cho các doanh nghiệp một hệ thống quản trị và vận hành thống nhất – hiệu quả – bám sát thực tế. Được nghiên cứu phát triển trên nền tảng Cloud, cùng với các công nghệ hiện đại như: IoT, AI, cảm biến, định vị, API, BI, App Mobile… Các sản phẩm phầm mềm quản trị của 1BOSS sẽ giúp bạn đơn giản hóa công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp.

     

    Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Cuộc chiến sống còn hậu đại dịch!

     


    Mời bạn tham khảo chi tiết một số bộ giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp của 1BOSS:


     

    Ban Biên Tập 1BOSS.

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Xem thêm một số bài viết liên quan:

     

     

    Tin hot nhất Tin mới nhất Nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện Nền tảng quản trị doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp toàn diện Phần mềm nhân sự tiền lương Phần mềm quản lý công việc dự án Phần mềm quản lý dự án Phần mềm CRM Phần mềm kế toán Phần mềm bán hàng Phần mềm quản lý mua hàng Phần mềm quản lý kho Phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ Chuyển đổi số Hệ thống quản trị toàn diện doanh nghiệp Hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp Phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp Nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp Hệ điều hành doanh nghiệp 4.0 Phần mềm quản lý sản xuất Phần mềm ERP
    Bài viết khác
    CDN là gì? Ưu nhược điểm và một số lưu ý khi sử dụng CDN
    CDN là gì? Ưu nhược điểm và một số lưu ý khi sử dụng CDN
    • 03/10/2023

    Hầu hết chúng ta đã trải qua trường hợp khi truy cập trang web bị chậm hoặc gặp sự cố. Đây là lúc mà CDN trở nên vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về CDN là gì và tại sao nó đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất và tốc độ của trang web.

    Các doanh nghiệp SME sợ nhất điều gì khi triển khai phần mềm ERP
    Các doanh nghiệp SME sợ nhất điều gì khi triển khai phần mềm ERP
    • 18/07/2023

    Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là một giải pháp quản lý tài nguyên doanh nghiệp toàn diện, giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất kinh doanh, cải thiện hiệu quả và nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, việc triển khai phần mềm ERP cũng đem lại nhiều thách thức mà các doanh nghiệp SME phải đối mặt, đặc biệt là những doanh nghiệp mới triển khai lần đầu.

     

    Làm sao để quản trị doanh nghiệp toàn diện ?
    Làm sao để quản trị doanh nghiệp toàn diện ?
    • 11/07/2023

    Với sự thay đổi không ngừng trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc áp dụng quản trị doanh nghiệp toàn diện trở thành một yếu tố quan trọng để đạt được sự cân đối và tăng cường hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp. Hãy cùng 1BOSS tìm hiểu các giải pháp quan trọng để quản trị doanh nghiệp toàn diện.

     

    Ngành thực phẩm tăng trưởng tốt liệu có cần ứng dụng phần mềm ERP ?
    Ngành thực phẩm tăng trưởng tốt liệu có cần ứng dụng phần mềm ERP ?
    • 05/07/2023

    Ngành công nghiệp thực phẩm ngày càng phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với sự gia tăng của dân số và nhu cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đang đối mặt với những thách thức mới trong việc quản lý sản xuất, phân phối và quản lý nguồn lực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá vai trò của phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) trong ngành công nghiệp thực phẩm và xem liệu nó có cần thiết để áp dụng vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hay không.

     

    Quản trị doanh nghiệp tự động sẽ gây ra rủi ro về việc làm ?
    Quản trị doanh nghiệp tự động sẽ gây ra rủi ro về việc làm ?
    • 14/06/2023

    Bạn đã bao giờ tự hỏi những tiến bộ công nghệ hiện đại có thể ảnh hưởng đến tương lai của công việc? Với sự phát triển nhanh chóng của quản trị doanh nghiệp tự động, một loạt các quy trình kinh doanh đang được tự động hóa để tăng cường năng suất và hiệu quả. Tuy nhiên, liệu điều này có tạo ra rủi ro về việc làm? Liệu công nghệ có thể thay thế người lao động ? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quản trị doanh nghiệp tự động và những rủi ro về việc làm khi ứng dụng nó vào doanh nghiệp.

     

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn