• 05/07/2022
  • Quản lý tài chính
  • Chi phí là gì? Chi phí là một yếu tố giúp doanh nghiệp đánh giá được kết quả của hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tại doanh nghiệp có rất nhiều khoản chi phí khác nhau, việc nắm rõ tính chất từng khoản phí sẽ giúp các kế toán viên chuẩn xác hơn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán.


    Xem thêm một số bài viết liên quan:


     

    1. Chi phí là gì?

     

    Chi phí doanh nghiệp là chỉ tiêu được phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được sử dụng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

    Các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế định nghĩa chi phí doanh nghiệp là “sự giảm sút lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức giảm thiểu  tài sản hoặc sự gia tăng nợ phải trả”.

    Nói một cách dễ hiểu thì chi phí (expenses) là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp cần phải chi trả để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh cuối cùng.

    Việc xác định chi phí có ý nghĩa lớn trong quản lý doanh nghiệp vì đây là cơ sở để chủ doanh nghiệp có thể phân tích và đưa ra lựa chọn về phương án sản xuất, kinh doanh có lợi nhất, đánh giá năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính toán và phân tích chi phí còn giúp chủ doanh nghiệp định hướng và đưa ra các quyết định phù hợp trong từng thời kỳ kinh doanh nhằm từng bước tối ưu chi phí doanh nghiệp

    Về đặc điểm, trước hết có thể thấy chi phí là hao phí tài nguyên (bao gồm cả hữu hình và vô hình), vật chất và lao động của doanh nghiệp. Thêm vào đó, những hao phí này hay chi phí doanh nghiệp gắn liền với mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

    Để được coi là một khoản chi phí doanh nghiệp và phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải thỏa mãn các điều kiện sau:

     

    Cuối cùng, một đặc điểm cực kỳ quan trọng của chi phí đó là cần được định lượng bằng tiền và phải được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.

     

    Chi phí là gì? Phân loại các loại chi phí phổ biến tại doanh nghiệp

     

    2. Những sai lầm về chi phí trong doanh nghiệp

     

    2.1. Nhầm lẫn giữa chi phí và dòng tiền ra

     

    Không ít chủ doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa khái niệm chi phí doanh nghiệp và dòng tiền ra, nghĩa là cứ thấy có chi tiền thì xem như đã phát sinh chi phí. 

    Nhầm lẫn thường gặp nhất giữa chi phí và dòng tiền ra là: Các khoản trả trước cho người bán trong nhiều kỳ nhưng lại tính hết vào chi phí một kỳ (trong kế toán gọi là chi phí trả trước). 

    Ví dụ 1: Tháng 6/2021 doanh nghiệp A thuê nhà của doanh nghiệp B trong 6 tháng, phục vụ mục đích quản lý doanh nghiệp, trị giá 300 triệu đồng. Công ty A tính ra chi phí điện nước, mặt bằng, lương nhân viên trong kỳ là 100 triệu. 

    Công ty A tính chi phí tháng 6 là: 300 + 100 = 400 triệu đồng

    Đây là cách tính sai bởi lẽ, khoản 300 triệu này phần lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp A thu về kéo dài 6 tháng, nên thực chất chi phí mà họ bỏ ra trong từ tháng sẽ là: 300 : 5 = 60 triệu đồng 

    Và tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp A trong tháng 6 sẽ là: 60 + 100 = 140 triệu đồng. Giá trị dòng tiền ra của công ty A đang là 300 triệu nhưng thực chất chi phí mà công ty A sử dụng trong tháng sau chỉ là 140 triệu đồng.

     

    2.2. Sai lầm liên quan đến ghi nhận chi phí khấu hao tài sản

     

    Đây là một sai lầm rất thường gặp ở nhiều công ty mới thành lập khi chưa có bộ máy kế toán. Doanh nghiệp thường ghi nhận toàn bộ nguyên giá tài sản vào chi phí trong kỳ mua; hoặc coi giá trị tài sản là chi phí đầu tư ban đầu mà không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các kỳ.

    Các nhầm lẫn này khiến DN ghi nhận thiếu/thừa chi phí, dẫn đến đánh giá sai kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    Do tài sản cố định sẽ tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ nên doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao tài sản vào chi phí từng kỳ.

    Chúng ta cùng theo dõi ví dụ sau:

    Ví dụ 2: Doanh nghiệp A đầu năm 2019 mua một thiết bị X phục vụ cho hoạt động sản xuất, trị giá của thiết bị X là 2 tỷ đồng. Doanh nghiệp ước tính có thể sử dụng thiết bị X trong thời gian 5 năm. 

    Năm 2019 Doanh thu là 400 triệu, các chi phí khác là 250 triệu đồng

    Năm 2020 Doanh thu là 800 triệu, các chi phí khác là 410 triệu đồng

    Cách tính sai: Tính hết 2 tỷ thiết bị X vào chi phí năm 2019

    Lợi nhuận năm 2019 là: – 1,6 tỷ đồng; Lợi nhuận năm 2020 là 400 triệu.

    Từ đây đánh giá DN đang tăng trưởng lợi nhuận rất tốt. Đây là kết luận sai do cách tính toán sai khi ghi nhận chi phí.

    => Cách tính đúng: Trích khấu hao chi phí thiết bị X vào chi phí sản xuất mỗi năm.

    Cụ thể: Chi phí mỗi năm từ khấu hao thiết bị X là: 2 tỷ : 5 = 400 triệu

    Lợi nhuận năm 2019 là 400 – 400 – 250 = -250 triệu (lỗ); 

    Lợi nhuận năm 2020 là 800 – 400 – 410 = – 10 triệu (lỗ)

    Như vậy, thực chất cả hai năm doanh nghiệp đều đang lỗ chứ không phải lãi nhiều vào năm 2020 như cách tính sai bên trên.

     

    Chi phí là gì? Phân loại các loại chi phí phổ biến tại doanh nghiệp

     

    2.3. Không ghi nhận đầy đủ các khoản chi phí trong doanh nghiệp

     

    Có rất nhiều khoản chi phí thực tế phát sinh và đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện ghi nhận chi phí nhưng thực chất lại bị bỏ qua, tiêu biểu là chi phí lương của nhóm chủ doanh nghiệp. 

    Nếu chủ doanh nghiệp trực tiếp tham gia điều hành, quản lý, cần tính lương của chủ DN để đưa vào chi phí quản lý DN. Điều này đảm bảo cho việc theo dõi lợi nhuận, cấu trúc chi phí của công ty là chính xác

     

    2.4. Nhầm lẫn giữa chi phí và giá trị hàng tồn kho mua vào

     

    Chẳng hạn, khi mua sắm nguyên vật liệu nhập kho, nếu ghi nhận toàn bộ giá trị nguyên vật liệu này vào chi phí sản xuất trong kỳ là không chính xác. Bởi lẽ, chỉ khi nào nguyên vật liệu đó được đưa vào sản xuất thì mới “đóng góp” vào chi phí doanh nghiệp. Nguyên vật liệu còn nằm trong kho là một dạng hàng tồn kho (tài sản) chứ chưa phải chi phí.

     

    2.5. Nhận được hóa đơn mới ghi nhận chi phí

     

    Một số doanh nghiệp có cách hiểu sai là sẽ chỉ ghi nhận khoản chi phí khi doanh nghiệp nhận được hóa đơn từ người bán. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu sai bởi chi phí được ghi nhận khi đảm bảo đáp ứng cả ba điều kiện bao gồm: làm giảm giá trị tài sản / tăng nợ phải trả; được xác định một cách đáng tin cậy và đảm bảo nguyên tắc phù hợp với thu nhập. Như vậy, việc ghi nhận chi phí không phụ thuộc vào thời điểm doanh nghiệp nhận được hóa đơn từ người bán.

    Ví dụ: Hóa đơn điện nước của tháng 12/2020, đến đầu tháng 1 doanh nghiệp mới nhận được; DN vẫn phải ghi nhận khoản điện nước này là chi phí của tháng 12 vì nó phát sinh và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tháng 12.

     

    3. Phân loại các loại chi phí trong doanh nghiệp

     

    Chi phí là gì? Phân loại các loại chi phí phổ biến tại doanh nghiệp

     

    Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu:

     

    3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (yếu tố chi phí)

     

    Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí.

    Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chi làm 7 yếu tố sau:

     

    3.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí (khoản mục chi phí)

     

    Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.

    Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:

    - Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng và đội sản xuất.

    - Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ quản lý sản xuất.

    - Chi phí dụng cụ: bao gồm về chi phí công cụ, dụng cụ ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất.

    - Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý sử dụng.

    - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng và đội sản xuất.

    - Chi phí khác bằng tiền: là các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý và sản xuất ở phân xưởng sản xuất.

    - Chi phí nhân viên quản lý chi phí vật liệu quản lý,

    - Chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung toàn bộ doanh nghiệp,

    - Các loại thuế, phí có tính chất chi phí,

    - Chi phí tiếp khách, hội nghị.

     

    3.3. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng chi phí

     

     

    3.4. Phân loại theo nội dung của chi phí

     

     

    3.5. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất

     

     

    3.6. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với lợi nhuận

     

     

    3.7. Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí

     

     

    4. Phí và lệ phí là gì?

     

    4.1. Các thông tin về phí

     

    Theo Khoản 1 Điều 3 Luật số: 97/2015/QH13, Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.

    Ví dụ: Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa,…

    Mục đích của các loại phí là nhằm cơ bản bù đắp chi phí. Thêm vào đó, việc thu phí cũng mang tính phục vụ khi cá nhân, tổ chức được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.

    Xác định mức thu phí dựa trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tính đến chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Đồng thời, xác định mức thu phí cũng cần dựa trên nguyên tắc bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

    Cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công là những đơn vị có thẩm quyền thu phí. Các khoản thu phí sau đó được:

     

    4.2. Các thông tin về lệ phí

     

    Theo Khoản 2 Điều 3 Luật số: 97/2015/QH13, lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.

    Ví dụ: Lệ phí đăng ký cư trú, lệ phí cấp căn cước công dân,…

    Về cơ bản, lệ phí được cơ quan có thẩm quyền ấn định từ trước. Mục đích của lệ phí không phải là bù đắp chi phí. Xác định mức thu lệ phí trên cơ sở bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

    Cơ quan nhà nước là đơn vị duy nhất được thu lệ phí, các khoản thu này sau đó được nộp toàn bộ vào Ngân sách nhà nước. 

    Chỉ tiêu chi phí là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần thiết phải thực hiện theo dõi thường xuyên, liên tục. Thêm vào đó, chủ doanh nghiệp cũng nên tiến hành theo dõi tình hình chi phí phát sinh trong kỳ theo thời gian, theo VP/ Chi nhánh, theo từng khoản mục chi phí và so sánh các khoản chi phí phát sinh… Bởi lẽ, điều này sẽ giúp chủ doanh nghiệp có được cái nhìn chính xác và kịp thời để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp, kịp thời.

     

    Ban biên tập 1BOSS

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Bài viết khác
    Làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán: Mẹo thành công trong giai đoạn khủng hoảng
    Làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán: Mẹo thành công trong giai đoạn khủng hoảng
    • 08/06/2023

    Giai đoạn hiện tại là giai đoạn của sự cạnh tranh không hồi kết giữa các doanh nghiệp để có thể tồn tại trên thị trường. Chính vì thế, quản lý tốt dòng tiền chính là chiếc chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu thực trạng dòng tiền hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam và phương pháp làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán nhé.

     

    Quản lý tài chính doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?
    Quản lý tài chính doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?
    • 12/01/2023

    Quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của các doanh nhân. Làm thế nào để quản lý tài chính công ty hiệu quả? Tôi sẽ trả lời điều đó trong bài viết tiếp theo.

     

    Quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả vượt bậc nhờ vào phần mềm kế toán
    Quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả vượt bậc nhờ vào phần mềm kế toán
    • 05/01/2023

    Kế toán tài chính được coi là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán trong quy trình quản lý của công ty là điều cần thiết. Phần mềm quản lý tài chính kế toán cung cấp giải pháp tốt nhất giúp người dùng đo lường và theo dõi tình hình tài chính, giám sát hiệu quả hoạt động của công ty.

     

    Quy trình 7 bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp
    Quy trình 7 bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp
    • 15/12/2022

    Lập kế hoạch tài chính là một trong những bước quan trọng nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty theo mục tiêu và định hướng phát triển của công ty. Nó cũng cho thấy năng lực của người lãnh đạo và tương lai của công ty. Vậy kế hoạch tài chính là gì? Làm thế nào để quá trình làm việc? 

     

    CFO là gì? Vai trò và công việc của CFO
    CFO là gì? Vai trò và công việc của CFO
    • 01/12/2022

    CFO là viết tắt của Chief Finance Officer có nghĩa là Giám đốc tài chính, đây được xem là một ví giữ vai trò vô cùng quan trọng và chịu trách nhiệm quản lý đối với mảng tài chính của doanh nghiệp. Vậy vai trò và những công việc là gì? Cùng 1BOSS tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé. 

     

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn