Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu (target customer) có thể giúp doanh nghiệp thấu hiểu được khách hàng và xây dựng những chiến dịch marketing tối ưu, phù hợp nhất. Vậy khách hàng mục tiêu là gì? Làm thế nào để phân tích nhóm khách hàng này cho hiệu quả để tối ưu chuyển đổi và bứt phá doanh thu? Hãy cùng 1BOSS đọc bài viết sau để giải đáp nhé!
Tham khảo thêm các bài viết hay:
Khách hàng mục tiêu là một nhóm đối tượng khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Nhóm đối tượng khách hàng này là nhóm khách hàng thật sự có nhu cầu và có khả năng chi trả cho sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp.
Khách hàng mục tiêu cũng là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận thông qua các hoạt động và chiến dịch marketing của mình.
Đây là nhóm khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn là với những nhóm khách hàng khác. Đối với các khách hàng mục tiêu, họ có chung những đặc điểm như: nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành vi,…
Khi tiếp cận nhóm khách hàng này, doanh nghiệp sẽ không cần phải cố gắng thuyết phục họ quá nhiều để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bởi họ đã có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp từ trước đó rồi.
Tất cả những gì mà doanh nghiệp cần làm là khiến khách hàng biết nhiều hơn đến thương hiệu sản phẩm của mình và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Thông thường, nhiều người có thể nhầm lẫn giữa 2 khái niệm khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu. Vậy sự khác nhau giữa khái niệm này là gì?
Thị trường mục tiêu là sự phân khúc khách hàng vào từng nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, mục tiêu của từng doanh nghiệp. Hay nói cách khác, thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp nhắm đến để tăng doanh thu bán hàng.
Mặt khác, khách hàng mục tiêu là một nhóm khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp muốn hướng tới và truyền tải những thông điệp marketing cũng như các chương trình quảng cáo.
Sự khác biệt lớn nhất giữa thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu đó là: Thị trường mục tiêu sẽ là nơi doanh nghiệp bán sản phẩm để tăng lợi nhuận, còn khách hàng mục tiêu sẽ là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới để truyền tải những thông điệp marketing và quảng cáo, với mục đích tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Khi doanh nghiệp hiểu rõ nhóm khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp có thể đặt mình vào vị trí của khách hàng và nhìn nhận vấn đề từ vị trí của họ.
Khi đó, doanh nghiệp đã có thể xác định được những vấn đề mà khách hàng gặp phải, những khó khăn cụ thể mà họ phải vượt qua, họ mong đợi vào những giải pháp như thế nào để giải quyết những vấn đề đó. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra giải pháp phù hợp và đem lại nhiều giá trị hữu ích nhóm khách hàng tiềm năng của mình.
Khi phân tích nhóm khách hàng là mục tiêu chính của doanh nghiệp, thì có thể thấu hiểu khách hàng và biết được họ đang gặp vấn đề gì. Từ đó đưa ra những cải tiến phù hợp cho sản phẩm / dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Việc phân tích cũng giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng đang cần gì, có những tính năng gì mà sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp chưa đủ tốt để giải quyết được vấn đề cho họ không để nghiên cứu và phát triển những sản phẩm chất lượng hơn.
Khi hiểu khách hàng của mình muốn gì và cần gì, doanh nghiệp sẽ xây dựng được những chiến dịch marketing hiệu quả để có thể tối ưu chi phí và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị, marketing, khi phân tích khách hàng mục tiêu một cách kỹ lưỡng. Vì điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình cần nhắm đến đối tượng khách hàng như thế nào và họ có đặc điểm cụ thể gì.
Bằng cách tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể và hiểu rõ nhóm khách hàng đó, doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng hơn với những thay đổi trong sở thích và khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng so với đối thủ, từ đó doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh và thuyết phục khách hàng ủng hộ sản phẩm của mình.
Sau khi đã tìm hiểu những lợi ích mà doanh nghiệp sẽ nhận được, làm thế nào để doanh nghiệp có thể phân tích khách hàng mục tiêu hiệu quả để có thể thấu hiểu họ?
Nhìn chung, doanh nghiệp có thể áp dụng 5 cách dưới đây để phân tích một cách hiệu quả nhất.
Cách đầu tiên để phân tích khách hàng mục tiêu chính là vẽ chân dung khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.
Chân dung khách hàng (Buyer persona) là hồ sơ về khách hàng lý tưởng bao gồm những thông tin như nhân khẩu học, sở thích, đặc điểm hành vi và những yếu tố quyết định đến việc mua hàng của đối tượng.
Buyer persona được xây dựng dựa trên những nghiên cứu thị trường, dữ liệu thực tế và những phỏng đoán có cơ sở về đối tượng tiềm năng và khách hàng hiện tại.
Về cơ bản, việc vẽ chân dung khách hàng gồm 3 bước:
Xác định buyer persona bao gồm 3 bước:
Để vẽ chân dung của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần thu thập và xử lý dữ liệu chính xác.
Hồ sơ về khách hàng được xây dựng dựa trên những dữ liệu về nhân khẩu học,mục đích , nỗi sợ, động lực, hành vi và sự ưu tiên của đối tượng. Doanh nghiệp càng có nhiều thông tin, chân dung khách hàng của doanh nghiệp sẽ càng cụ thể.
Doanh nghiệp có thể thu thập những thông tin cần thiết bằng nhiều cách.
Trong đó, có ba phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất là nói chuyện với đội ngũ bán hàng – Chăm sóc khách hàng, sử dụng công cụ phân tích insight người dùng và trò chuyện trực tiếp với khách hàng.
Đây là bước doanh nghiệp chuyển các dữ liệu thô có được từ bước 1 thành các thông tin có ý nghĩa.
Sau khi thu thập thông tin từ các phương pháp khác nhau, sẽ có hai loại dữ liệu chính bạn cần xem xét. Một là bộ dữ liệu định tính thu thập từ các cuộc phỏng vấn nội bộ và khách hàng và hai là dữ liệu định lượng thu thập từ các công cụ phân tích insight.
Sau đó, doanh nghiệp cần phân tích các thông tin để có hiểu biết sâu sắc về khách hàng và chia thành các phân khúc khách hàng khác nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều các yếu tố như cùng độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sở thích, thu nhập, nỗi đau… để phân nhóm khách hàng.
Sau bước xử lý thông tin đã đến lúc bạn thực hiện bước quan trọng nhất là vẽ chân dung khách hàng. Các thông tin bạn đưa vào sẽ phụ thuộc lĩnh vực/hình thức kinh doanh, sản phẩm và đối tượng của từng doanh nghiệp nhưng nhìn chung một hồ sơ cần các yếu tố như:
Việc nghiên cứu thị trường cũng là một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể phân tích được khách hàng mục tiêu của mình.
Khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể trả lời được các câu hỏi như: Khách hàng cần gì, họ đang muốn những cải tiến như thế nào cho sản phẩm / dịch vụ, mức độ hài lòng của khi sử dụng sản phẩm / dịch vụ hay những vấn đề thường gặp của khách hàng.
Bằng việc thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp sẽ xây dựng được những chiến lược hay kế hoạch marketing phù hợp nhất để thu hút và tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể phân tích khách hàng mục tiêu bằng 2 cách:
Nghiên cứu thị trường sơ cấp là một phương pháp nghiên cứu thị trường mà qua đó, doanh nghiệp sẽ tự tiếp cận khách hàng hoặc thuê một bên thứ ba khác để thu thập thông tin về khách hàng hoặc thu thập những phản hồi, đánh giá của khách hàng về sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp.
Đối với phương pháp này, doanh nghiệp có thể tiến hành khảo sát khách hàng bằng những hình thức khác nhau như: phỏng vấn, sử dụng Bảng câu hỏi khảo sát ( Questionnaire Survey) hay quan sát để kết hợp thu thập thông tin đồng thời kiểm nghiệm lại những kết quả trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Nghiên cứu thị trường thứ cấp là phương pháp mà doanh nghiệp tiến hành thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn. Những nguồn này có thể do các tổ chức chính phủ, phòng thương mại, các hiệp hội thương mại và các tổ chức khác thực hiện.
Khi sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin về khách hàng hay nghiên cứu insight khách hàng bằng cách đọc các báo cáo có liên quan đến lĩnh vực mà mình đang hoạt động, đọc tài liệu về xu hướng người tiêu dùng hay đọc tài liệu về hành vi khách hàng.
Việc nghiên cứu khách hàng hiện tại là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể thấu hiểu được khách hàng hơn, từ đó tìm hiểu xem họ có những điểm chung gì và thường xuyên gặp những vấn đề như thế nào.
Khi nghiên cứu khách hàng hiện tại, doanh nghiệp có thể tự đặt ra một số câu hỏi như:
Hãy xác định xem điểm chung nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho chiến dịch kinh doanh và marketing của doanh nghiệp. Rất có thể những khách hàng khác cũng có những điểm chung với nhóm khách hàng hiện có của doanh nghiệp.
Để hiểu khách hàng mục tiêu của mình hơn, doanh nghiệp có thể nghiên cứu về các phân khúc thị trường mục tiêu mà mình nhắm đến.
Nhìn chung, có 3 cách phân loại thị trường mục tiêu phổ biến mà doanh nghiệp cần nghiên cứu để phân tích như sau:
Đối với việc phân loại thị trường mục tiêu theo nhân khẩu học, doanh nghiệp có thể đi sâu vào việc phân tích những thông tin cơ bản của khách hàng mục tiêu để cắt giảm thời gian và nguồn lực cho các khách hàng thuộc phân khúc khác. Hoặc sử dụng những thông tin này để khai thác những người tiêu dùng tiềm năng mà doanh nghiệp chưa tiếp cận.
Ví dụ về thông tin khách hàng để phân loại thị trường mục tiêu theo nhân khẩu học như sau:
Trong khi phân loại thị trường mục tiêu theo nhân khẩu học và tâm lý học tập trung vào khách hàng là ai, phân loại thị trường mục tiêu theo hành vi tập trung vào cách khách hàng hành động như thế nào.
Ví dụ về những đặc điểm hành vi của khách hàng như:
Phân loại thị trường mục tiêu tâm lý sẽ giúp doanh nghiệp phân loại được khách hàng mục tiêu của mình theo các yếu tố liên quan đến tính cách và đặc điểm tâm lý của họ.
Ví dụ về các đặc điểm tâm lý của khách hàng như:
Việc tìm hiểu về đối thủ cũng giúp doanh nghiệp phân tích khách hàng mục tiêu của mình một cách hiệu quả.
Để phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần nghiên cứu những thông tin chính như:
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể phân tích đối thủ theo mô hình SWOT để hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như những cơ hội hay rủi ro chính tác động đến hoạt động marketing và bán hàng của họ.
Bằng cách phân tích đối thủ, doanh nghiệp có thể hiểu được tại sao khách hàng lại lựa chọn sử dụng sản phẩm của đối thủ thay vì sử dụng sản phẩm mà mình cung cấp. Tính năng sản phẩm của đối thủ có gì ưu việt hơn để có thể thu hút khách hàng mục tiêu thích điều gì ở sản phẩm của đối thủ.
Ở bài viết này, chúng tôi đã cung cấp tới anh/chị những thông tin chi tiết về khách hàng mục tiêu. Mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng tùy vào ngành hàng, dịch vụ cung cấp, đội ngũ nhân sự và thị trường kinh doanh. Hãy áp dụng một cách thông minh các cách phân tích ở trên để tối ưu chiến lược marketing - bán hàng sao cho phù hợp nhất với đặc thù doanh nghiệp nhé!
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Tăng trưởng doanh số bán hàng với phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay. Từ tích hợp đa kênh đến giao diện thân thiện, tính năng quản lý tồn kho chính xác, tùy chỉnh linh hoạt, và khả năng bảo mật dữ liệu, bài viết này sẽ đưa bạn vào thế giới của những ưu điểm mà phần mềm quản lý bán hàng hàng đầu mang lại. Không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, mà còn thúc đẩy sự tương tác và tin cậy từ phía khách hàng.
Việc quản lý kênh phân phối hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, khi hoạt động của doanh nghiệp phát triển và mở rộng, xung đột trong quản lý kênh phân phối là một rủi ro không thể tránh khỏi. Những xung đột này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sự uy tín của thương hiệu, giảm hiệu suất kinh doanh và làm mất lòng khách hàng. Trong bài viết này, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu về cách ngăn chặn xung đột kênh phân phối và giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện đặc thù ngành Thương mại - Phân phối để đạt được sự hiệu quả tối đa trong quản lý.
Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng phần mềm quản lý kênh phân phối trở thành xu hướng đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tối ưu hóa hoạt động phân phối. Theo thống kê của Forbes, hơn 60% doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm quản lý kênh phân phối và đạt được nhiều thành công đáng kể.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới là yếu tố vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp có thể giữ vững và phát triển thương hiệu của mình. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng thay đổi và cách mà các doanh nghiệp có thể thích ứng với những thay đổi đó với phần mềm CRM.
Kinh doanh cửa hàng đòi hỏi người quản lý phải luôn đối mặt với những thách thức khó khăn. Trong đó, việc quản lý và vận hành hệ thống cửa hàng một cách hiệu quả và hiệu suất cao là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng và đang gặp rất nhiều khó khăn khi không có phần mềm này. Bài viết này sẽ trình bày về thách thức khi hoạt động kinh doanh không có phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng, lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng và giải pháp cho doanh nghiệp.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc