• 30/06/2022
  • Quản lý kế toán
  • 641 là tài khoản gì? TK 641 - Chi phí bán hàng là tài khoản thể hiện các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng tại doanh nghiệp. Cách hạch toán tài khoản chi phí bán hàng sẽ được hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau.


    Xem thêm một số bài viết liên quan:


     

    I. Chi phí bán hàng - 641 là tài khoản gì?

     

    Chi phí bán hàng là khoản chi phí phản ánh các nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, sản phẩm như: các chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển sản phẩm, hoa hồng bán hàng, tiền kho bãi khi vận chuyển bán sản phẩm…

     

    641 Là tài khoản gì Hạch toán chuyên sâu tài khoản 641

     

    Các khoản chi phí bán hàng không được tính là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh vào chỉ tiêu B4 trong quyết toán thuế TNDN.

    Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tùy theo đặc điểm kinh doanh của từng công ty, yêu cầu quản lý chi tiết từng ngành TK 641 có thể được mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên nợ xác định kết quả kinh doanh.

     

    II. Nội dung và kết cấu tài khoản 641 - Chi phí bán hàng

     

    1. Kết cấu tài khoản 641 – Chi phí bán hàng

     

    Bên nợ Bên có
    Phản ánh các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm trong kỳ
    • Các khoản chi phí được giảm trong kỳ
    • Kết chuyển tất cả chi phí bán hàng vào tài khoản 911 xác định kết quả kinh doanh
    Tài khoản 641: Chi phí bán hàng không có số dư cuối kỳ

     

    2. Nội dung tài khoản 641 – Chi phí bán hàng

     

    Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2, bao gồm:

     

    2.1. Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên

     

    Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa… bao gồm: tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp…

     

    2.2. Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì

     

    Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, chẳng hạn như: chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ… dùng cho bộ phận bán hàng.

     

    2.3. Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng

     

    Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc…

     

    2.4. Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ

     

    Phản ánh chi phí khấu hao tài sản ở bộ phận bán hàng như phương tiện vận chuyển, kho chứa hàng, máy móc thiết bị phục vụ cho bộ phận bán hàng.

     

    2.5. Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành

     

    Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá.

     

    2.6. Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

     

    Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho việc bán hàng như chi phí hoa hồng đại lý, thuê kho bãi, vận chuyển sản phẩm…

     

    2.7. Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác

     

    Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng như tiếp thị, quảng cáo, chi phí hội nghị, tiếp khách…

     

    III. Cách hạch toán tài khoản 641 chính xác, chi tiết

     

    1. Tiền lương, tiền công, phụ cấp, trích bảo hiểm

     

    Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng;

    Có TK 334: Tiền lương tiền công trả người lao động;

    Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội;

    Có TK 3384: Bảo hiểm y tế;

    Có TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp;

    Có TK 3382: KPCĐ.

     

    2. Giá trị dụng cụ, vật liệu, hàng hóa phục vụ cho việc bán hàng

     

    Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng;

    Có các TK 152, 153, 242 (giá vốn công cụ dụng cụ, vật liệu mạng sử dụng).

     

    3. Trích TSCĐ khấu hao phục vụ bán hàng

     

    Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng;

    Có TK 214: Hao mòn TSCĐ.

     

    4. Chi phí điện, nước phục vụ cho bộ phận bán hàng

     

    Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng;

    Nợ TK 133 – Tiền thuế GTGT;

    Có TK 111, 112, 141, 331…: Tổng tiền thanh toán.

     

    5. Chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho bộ phận bán hàng

     

    5.1. Trường hợp sửa chữa TSCĐ phát sinh 1 lần có giá trị lớn và phân bổ nhiều kỳ

     

    Nợ TK 242: Chi phí trả trước;

    Nợ TK 133: Thuế GTGT phải nộp;

    Có TK 112, 331…: Tổng tiền thanh toán.

    ➧ Hàng tháng phân bổ định kỳ

    Nợ TK 641: Chi phí bán hàng;

    Có TK 242: Chi phí trả trước.

     

    5.2. Trường hợp trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ

     

    ➧ Trích chi phí dự phòng, tập hợp chi phí chưa nghiệm thu trong kỳ:

    Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng;

    Có TK 335 – Chi phí phải trả;

    Có TK 352 – Dự phòng phải trả.

    ➧ Khi thực tế phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ:

    Nợ các TK 335, 352;

    Nợ TK 133 – Tiền thuế GTGT;

    Có TK 331, 112, 152: Tổng số tiền thanh toán.

     

    6. Chi phí bảo hành (BH) sản phẩm hàng hóa

     

    6.1. Trường hợp khách hàng mua hàng có kèm giấy bảo hành sửa chữa, doanh nghiệp cần xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành, sửa chữa

     

    Nợ TK 6415: Chi phí bán hàng;

    Có TK 352: Dự phòng phải trả.

     

    6.2. Cuối kỳ kế toán xác định số dự phòng phải trả về bảo hành, sửa chữa sản phẩm, hàng hóa

     

    ➧ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập lớn hơn số dự phòng phải trả về BH sản phẩm:

    Nợ TK 6415: Chi phí bán hàng;

    Có TK 352: Dự phòng phải trả.

    ➧ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập nhỏ hơn số dự phòng phải trả về BH sản phẩm

    Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả;

    Có TK 6415 – Chi phí bán hàng.

     

    7. Sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mãi, quảng cáo

     

    7.1. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hay sản xuất sản phẩm dùng để khuyến mại, quảng cáo

     

    ➧ Hàng hóa khuyến mại, quảng cáo không thu tiền , không kèm theo điều kiện mua hàng.

    Nợ TK 641: Chi phí bán hàng;

    Có TK 155, 156: Giá vốn thành phẩm, hàng hóa.

    ➧ Hàng hóa khuyến mại, quảng cáo có kèm theo điều kiện (như mua 1 sản phẩm tặng 1 sản phẩm cùng loại hoặc mua 2 sản phẩm cùng loại tặng 1 sản phẩm khác loại…) thì giá trị của sản phẩm khuyến mại, quảng cáo đưa vào chi phí giá vốn hàng bán (bản chất là giảm giá hàng hóa).

     

    7.2. Trường hợp doanh nghiệp nhận hàng hóa, sản phẩm khuyến mại, quảng cáo từ nhà cung cấp, nhà phân phối không phải trả tiền để khuyến mại cho khách hàng

     

    ➧ Khi nhận hàng khuyến mãi, quảng cáo… kế toán không ghi nhận vào hệ thống sổ sách của doanh nghiệp khoản hàng hóa khuyến mãi này, kế toán chỉ theo dõi chi tiết số lượng ngoài sổ kế toán và diễn giải trên thuyết minh BCTC hàng hóa nhận giữ hộ.

    ➧ Khi hết chương trình khuyến mãi, quảng cáo… nếu hàng khuyến mại chưa dùng hết và nhà sản xuất không yêu cầu trả lại hàng khuyến mại thì kế toán ghi nhận vào thu nhập khác:

    Nợ TK 156: Hàng hóa còn lại theo giá trị hợp lý;

    Có TK 711: Thu nhập khác.

     

    8. Hoa hồng bán hàng

     

    Nợ TK 641: Chi phí bán hàng;

    Nợ TK 133: Thuế GTGT;

    Có TK 331, 111, 112: Tổng số tiền phải thanh toán.

     

    9. Nghiệp vụ khoản giảm chi phí bán hàng

     

    Nợ TK 112, 331: Tổng số tiền thanh toán;

    Có TK 641: Chi phí bán hàng;

    Có TK 133: Tiền thuế GTGT.

     

    10. Kết chuyển chi phí cuối kỳ

     

    Nợ TK 911: Xác định KQHĐKD;

    Có TK 641: Chi phí bán hàng.

     

    IV. Các câu hỏi hay gặp về tài khoản chi phí bán hàng

     

    1. Công ty tôi có mua 100 giỏ quà tết để tặng những khách hàng thân thiết mua hàng nhiều của công ty. Vậy, trường hợp này có được đưa vào chi phí của công ty không?

    Chi phí mua quà tết dùng để biếu tặng khách hàng, công ty bạn phải xuất hóa đơn đầu ra ghi nhận biếu tặng không thu tiền, số tiền mua hàng công ty chi ra được đưa vào chi phí bán hàng.

    2. Công ty tôi kinh doanh ngành nghề nhập khẩu trái cây từ nước ngoài về bán hàng, do không có kho hàng đông lạnh để bảo quản sản phẩm nên có ký hợp đồng thuê kho lâu dài với 1 đơn vị để bảo quản trái cây, vậy chi phí này công ty tôi có được đưa vào chi phí không?

    Trường hợp công ty không có kho hàng để bảo quản sản phẩm và thuê kho đơn vị khác để bảo quản sản phẩm thì công ty bạn phải đăng ký địa điểm kho hàng của công ty, có đầy đủ hợp đồng, chứng từ, hóa đơn chứng minh thì chi phí thuê kho được đưa vào chi phí của doanh nghiệp.

    3. Công ty tôi thuê 1 nhóm cá nhân để quảng cáo sản phẩm trong siêu thị, vậy chi phí trả cho nhóm cá nhân này công ty tôi có được đưa vào chi phí không?

    Khoản chi dùng để quảng bá sản phẩm công ty có hợp đồng thỏa thuận giữa cá nhân và công ty, chứng từ thanh toán đầy đủ thì được đưa vào chi phí bán hàng của công ty.

     

    Ban biên tập 1BOSS

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    Bài viết khác
    Phần mềm kế toán cho ngành thực phẩm có tính năng gì ?
    Phần mềm kế toán cho ngành thực phẩm có tính năng gì ?
    • 11/07/2023

    Cho dù là doanh nghiệp thực phẩm hay doanh nghiệp sản xuất; thì chúng đều sở hữu những đặc điểm nghiệp vụ công việc có phần giống nhau. Tuy nhiên, trong ngành thực phẩm sẽ tồn tại những lưu ý sau đây. Doanh nghiệp cần để tâm tới để bộ phận kế toán ngành thực phẩm có thể quản lý công việc tài chính được tốt. Trong bài viết này, hãy cùng 1BOSS tìm hiểu tại khó khăn của kế toán ngành thực phẩm và cách giải quyết với phần mềm kế toán.

     

    Doanh nghiệp SME nên sử dụng phần mềm kế toán online hay offline
    Doanh nghiệp SME nên sử dụng phần mềm kế toán online hay offline
    • 29/12/2022

    Một bài toán khá đau đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đó chính là việc lựa chọn sử dụng giữa phần mềm kế toán chuyên nghiệp và công cụ quản lý dữ liệu kế toán miễn phí Excel. Khi đã quyết định sử dụng phần mềm kế toán chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, câu hỏi khó nhất là lựa chọn giữa phần mềm kế toán online và offline. Qua bài viết này, 1BOSS sẽ giúp bạn đưa ra đáp án cho những câu hỏi trên.

    7 tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho doanh nghiệp
    7 tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho doanh nghiệp
    • 22/12/2022

    Để quản lý tốt hệ thống kế toán, hỗ trợ công tác quản lý doanh nghiệp, tối ưu hóa lợi nhuận, tăng trưởng và phát triển, doanh nghiệp phải lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm trong và ngoài nước. Bộ phận kế toán cần biết những tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán nhằm phát huy hiệu quả tối đa. 

     

    Tài sản ngắn hạn là gì? Nội dung và ý nghĩa của tài sản ngắn hạn
    Tài sản ngắn hạn là gì? Nội dung và ý nghĩa của tài sản ngắn hạn
    • 06/07/2022

    Tài sản ngắn hạn là gì? Trong khá nhiều trường hợp, tài sản ngắn hạn có vai trò quan trọng trong hoạt động vốn của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn thể hiện khả năng về tài chính trong thời gian ngắn của doanh nghiệp. Cùng 1BOSS tìm hiểu trong bài viết sau để nắm rõ hơn về loại sản này và cách phân biệt với tài sản dài hạn.

    Danh mục hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ, chính xác nhất
    Danh mục hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ, chính xác nhất
    • 03/07/2022

    Hệ thống tài khoản kế toán được quy định giúp các kế toán viên giữa nhiều đơn vị hành chính nhà nước với doanh nghiệp dễ dàng trao đổi và kiểm duyệt sự chuẩn xác. Sau đây là danh mục hệ thống tài khoản đầy đủ nhất theo quy định.

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn