Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự (Coming soon)
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
4 Chức năng của quản trị sẽ giúp điều hành doanh nghiệp dễ dàng, thuận lợi. Các chức năng đó là gì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết cùng 1BOSS?
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Chức năng hoạch định là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Chức năng này nhằm giúp các nhà lãnh đạo xác định mục tiêu tổ chức, xây dựng chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị sẽ lên các dự án bổ sung, kế hoạch phục vụ cho mục tiêu chung của tổ chức.
Chức năng hoạch định là việc đề xuất, xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho doanh nghiệp.
Chức năng hoạch định có vai trò chính:
Chính vì thế, chức năng hoạch định có vai trò quyết định tới định hướng phát triển, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Ở bất kỳ bộ máy doanh nghiệp nào từ sản xuất đến dịch vụ, nhà nước hay tư nhân, các phòng ban đều cần những người có năng lực hoạch định kế hoạch để dẫn dắt tổ chức. Chức năng hoạch định cho phép mỗi người trong tổ chức biết rõ đích đến, cái mình hướng tới, thêm vào đó là phân bổ nhân lực và vật lực một cách hiệu quả.
Ví dụ với các doanh nghiệp mới tiến vào thị trường, họ sẽ hoạch định các kế hoạch liên quan tới việc phủ sóng thị trường, tiếp cận khách hàng thay vì các doanh nghiệp đã có tên tuổi cần các kế hoạch gia tăng lợi nhuận. Với 2 định hướng khác nhau này dẫn đến các kế hoạch bổ sung cũng khác nhau. Một bên có thể là đưa các sản phẩm mới ra thị trường thay vì một bên đưa nhiều mức giá ưu đãi, combo sử dụng tặng kèm miễn phí.
Chức năng tổ chức phần lớn dành cho những người thuộc cấp quản lý. Chức năng này yêu cầu xác định những việc phải, những ai phụ trách, trách nhiệm của những bộ phận như thế nào và ai sẽ là người trách nhiệm cho công việc.
Chức năng tổ chức cho phép nhà quản trị sắp xếp, phân bổ nhân tương ứng với các đầu công việc khác nhau.
Nếu chức năng hoạch định liên quan trực tiếp đến mục tiêu hoạt động thì chức năng tổ chức liên quan trực tiếp đến yếu tố con người. Chính vì thế trong 4 chức năng quản trị thì chức năng tổ chức là chức năng quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Theo như quy luật Pareto, chỉ 20% nhân sự trong công việc có thể tạo ra 80% kết quả và 20% sự cố dẫn đến 80% sai sót, chính vì thế trong quá trình tổ tổ chức, phân chia các đầu việc, trao thẩm quyền có vấn đề, tất yếu sẽ dẫn đến các công việc không được tối ưu một cách hiệu quả, dễ sai sót.
Đúng như tên gọi của mình, sau khi hoạch định và tổ chức các đầu công việc thì chức năng điều khiển có vai trò kích thích, động viên, chỉ huy, phối hợp nhân sự thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã định và giải quyết các mâu thuẫn khi phát sinh.
Chức năng điều khiển bao gồm các công việc như: Hướng dẫn, lãnh đạo mọi người tiến hành hoạt động như thế nào. Chức năng điều khiển nhằm giúp những người dưới quyền thực hiện công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất, tránh tình trạng chậm trễ công việc, tồn đọng ngoài ý muốn. Ngoài ra điều khiển giúp các công việc được phối hợp trơn tru giữa các bộ phận với nhau để cùng hướng đến mục tiêu chung. Trong 4 chức năng quản trị, khi chức năng điều khiển được thực hiện hiệu quả thì các chức năng hoạch định, tổ chức mới có ý nghĩa.
Ví dụ, một doanh nghiệp đặt ra mục tiêu đưa ra sản phẩm mới ra thị trường (hoạch định), chức năng tổ chức sẽ sắp xếp các công việc đầu việc với những cá nhân có năng lực phù hợp (bao gồm marketing, CSKH, Sale,…). Mục điều khiển là phần đôn đốc, phối hợp các nhân sự làm việc trơn tru, hiệu quả, làm sao đưa sản phẩm tiếp cận thị trường khách hàng đạt doanh số tốt.
Trong quá trình làm việc, kiểm soát nhằm đảm bảo công việc thực hiện như kế hoạch dự kiến, nhà quản trị cần theo dõi xem doanh nghiệp của mình hoạt động như thế nào, thu thập kết quả thực hiện thực tế để so sánh với các mục tiêu đã đặt ra và tiến hành các điều chỉnh nếu có sai lệch. Thêm vào đó, kiểm soát giúp các hoạt động được thực hiện trơn tru và ít xảy ra sai sót hơn. Tổng kết lại, kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động công việc. Chức năng kiểm soát không chỉ ở các quản lý cấp cao, mà đôi khi các nhân viên cấp dưới cũng cần tự bản thân kiểm tra, đánh giá lại công việc của mình để phòng trừ sai sót.
Chức năng kiểm soát trong quản trị doanh nghiệp
Với chức năng kiểm soát, tùy vào mục đích yêu cầu của công việc sẽ có các hình thức khác nhau:
Ngày nay, với chuyển đổi số, việc quản trị doanh nghiệp trở lên dễ dàng hơn với các phần mềm quản trị doanh nghiệp. Các chức năng tổ chức và điều khiển đều được mô hình hóa trên phần mềm giúp nhà quản trị có thể gắn tên luôn nhân viên thực hiện, thời hạn công việc. Thêm vào đó nhân viên cũng chủ động cập nhật tiến trình công việc để chủ động sắp xếp thời gian. Điều này làm hạn chế việc chậm trễ công việc hay tốn thời gian cho việc trao đổi trực tiếp. Chức năng kiểm soát được hoàn thiện với phần báo cáo quản trị cho doanh nghiệp. Dashboard trực quan với nhiều sơ đồ, thông số được mô hình hóa giúp nhà quản trị dễ dàng đối chiếu, so sánh với mục tiêu ban đầu đã đề ra. Để tìm hiểu nhiều hơn về phần mềm quản trị doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo bài viết ở đây.
Qua bài viết trên, 1BOSS hy vọng đã cung cấp những thông tin bổ ích cho những ai đang quan tâm về quản trị doanh nghiệp. 4 chức năng quản trị này xuyên suốt toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tác động ở từng đầu việc khác nhau từ nhỏ đến lớn và ở các bộ phận khác nhau. Tổng kết lại, 4 chức năng quản trị được coi như những “kim chỉ nam” cho công tác quản trị trong doanh nghiệp ngày nay.
Nguồn tham khảo:
Khối lượng công việc trong mỗi doanh nghiệp ngày một gia tăng, cách thức quản lý truyền thống không thể đáp ứng sự phát triển của tổ chức. Các nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện ra đời chính là cứu cánh giúp quá trình quản lý, vận hành được trơn tru, hiệu quả. Dưới đây là top 10 nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện được tin dùng hiện nay mà bạn có thể tham khảo.
Nền tảng quản lý doanh nghiệp toàn diện ERP hiện nay đã không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng thì không chỉ đòi hỏi nền tảng kỹ thuật vững chắc mà còn liên quan đến kế hoạch cũng như cách thức triển khai của mỗi doanh nghiệp. Nếu không chuẩn bị kỹ, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nhiều thách thức.
Nếu bạn đang và có dự định sử dụng nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện ERP, bạn nên ghi nhớ rằng tất cả các giải pháp phần mềm ERP đều cần phải thay thế. Vậy tuổi đời của một nền tảng quản trị toàn diện doanh nghiệp là bao lâu?
Quản lý doanh nghiệp theo cách thủ công hiện nay không còn mang lại chất lượng giám sát tuyệt đối. Sử dụng phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP sẽ mang đến cách quản lý thông minh, chuyên nghiệp và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về phần mềm quản trị ERP và những module có trong một hệ thống phần mềm toàn diện và chuyên sâu.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện ERP giúp doanh nghiệp tối ưu sản xuất, tiết kiệm tối đa chi phí đồng thời bứt phá trong kinh doanh.
Vì thế, việc đầu tư cho một giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện không đơn thuần chỉ là mua một phần mềm mà còn là chuẩn hóa các quy trình hoạt động của doanh nghiệp bằng công nghệ thông tin.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc