Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Mô hình ASK giúp đánh giá nhân sự tại doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế. Không chỉ là một mô hình rập khuôn cứng nhắc, mô hình ASK hỗ trợ các doanh nghiệp tạo nên một mô hình đánh giá nhân sự riêng, phù hợp với đặc thù duy nhất. Hãy cùng 1BOSS tìm hiểu về mô hình ASK - mô hình đánh giá nhân sự chuẩn quốc tế mang ý nghĩa quan trọng như thế nào nhé!
Xem thêm bài viết liên quan:
ASK (viết tắt của Attitude - Skill - Knowledge) là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Từ những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), hiện nay ASK này đã được chuẩn hoá thành một mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 nhóm chính:
Mô hình đánh giá năng lực đầy đủ ASK
Mỗi nhóm trên là một nhóm yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra cho cá nhân để hoàn thành xuất sắc vị trí công việc cụ thể. Thông thường, doanh nghiệp sẽ có một bộ từ điển năng lực được xây dựng theo mô hình ASK với danh sách các tiêu chuẩn năng lực chung, phù hợp với văn hoá và yêu cầu phát triển chung. Sau đó, với mỗi vị trí công việc đặc thù, doanh nghiệp lựa chọn ra một số kiến thức - kỹ năng - thái độ có liên quan nhất để xây dựng khung năng lực cụ thể.
Ví dụ: Mô hình ASK đơn giản dành cho vị trí copywriter là:
Khi chưa được tiếp cận với mô hình đánh giá năng lực, doanh nghiệp thường lơ là và chủ quan với việc đánh giá thực lực làm việc của ứng viên, nhân viên; kéo theo đó là không có một quy trình onboarding và đào tạo nội bộ chuẩn hoá. Nhưng giờ đây, với sự định hướng và các tiêu chí rõ ràng mà mô hình ASK mang lại, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai hàng loạt quy trình trong quản trị nhân sự. Cụ thể:
Trong mô hình ASK, sẽ có một hoặc một số kiến thức / kỹ năng / thái độ được coi là bắt buộc đối với vị trí tuyển dụng. Ví dụ: Nhân viên CSKH luôn đi kèm với test năng lực giải trình, hay số điểm IELTs dành cho chuyên viên biên phiên dịch luôn phải từ 6.5 trở lên thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc,...
Sàng lọc CV chính là bước đầu tiên mà mô hình ASK có thể giúp bạn.
Bộ phận nhân sự - tuyển dụng hãy cùng thống nhất để xây dựng khung năng lực cho từng vị trí tuyển dụng (bao gồm Tên vị trí, Mô tả vị trí, Đầu ra công việc, Năng lực tương ứng, Biểu hiện hành vi và Bộ câu hỏi phỏng vấn). Đừng quên đề cập rõ ràng đến chúng trong các tin tuyển dụng để hạn chế các ứng viên không phù hợp. Với các CV đổ về, hãy để nhân viên của bạn duyệt chúng dựa trên cơ sở khung năng lực kia.
Doanh nghiệp sẽ rút gọn được thời gian và quy trình phỏng vấn ứng viên ở các vòng sau, đồng thời không bị bỏ lỡ các ứng viên trông hồ sơ có vẻ đơn giản nhưng thực chất lại đáp ứng được yêu cầu công việc.
Mô hình ASK đặc biệt hữu ích trong Talent Acquisition - cách thức “săn đầu người” kiểu mới. Với tiêu chí “săn” ít mà chất lượng, bộ phận HR cần dựa vào kênh tham chiếu này để xác định đâu là ứng viên tiềm năng nên tiếp cận. Bạn có thể phân chia các ứng viên này vào các talent pool tương ứng với từng kiến thức / kỹ năng / thái độ trong bộ từ điển năng lực và dễ dàng xuất dữ liệu bất cứ khi nào cần.
Đã là lỗi thời khi bộ phận tuyển dụng - nhân sự đánh giá ứng viên dựa vào ấn tượng ban đầu, một trải nghiệm đặc biệt hoặc một số câu hỏi chủ quan.
Nếu đã có một mô hình ASK để lọc CV rồi, hãy tận dụng luôn nó làm tiêu chí đánh giá trong vòng phỏng vấn. Tất cả ứng viên đều công bằng, nên việc đặt họ lên chung một bàn cân sẽ cho bạn kết quả đánh giá minh bạch và khách quan nhất.
Ở quy trình này, hãy chú ý làm rõ hơn về biểu hiện hành vi và mức độ đạt điểm của từng kiến thức / kỹ năng / thái độ trong khung năng lực từng vị trí. Thông thường, mỗi năng lực sẽ bao gồm 5 mức biểu hiện hành vi từ 1-5 tương ứng với các mức độ thông thạo về năng lực: Cơ bản, Trung bình khá, Khá, Tốt và Rất tốt.
Bộ phận Tuyển dụng - nhân sự càng định nghĩa chi tiết về từng mức độ này thì ứng viên càng được đánh giá sát với thực tế. Số điểm được chấm cho ứng viên thường được xếp từ 1 đến 5, có thể bao gồm các điểm lẻ.
Quy trình đánh giá này giúp chuẩn hoá việc tuyển dụng của doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế, càng hữu ích hơn nữa với doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng nóng hoặc muốn tiếp cận các ứng viên ngoại quốc - những người có cách thể hiện năng lực bản thân khác với người Việt.
Muốn phát triển một doanh nghiệp chuyên nghiệp - hiện đại - bền vững, bộ phận tuyển dụng - nhân sự không thể bỏ qua việc đánh giá nhân viên định kỳ. Bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng mô hình ASK đã dùng trong buổi phỏng vấn, chấm điểm lại cho nhân viên và xem xét cách họ đã thay đổi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc.
Theo đó, bạn sẽ dễ dàng nhìn nhận được sai lầm trong quyết định tuyển dụng một ứng viên tiềm năng nhưng thiếu kinh nghiệm, hay sự đúng đắn khi dự định chuyển công tác cho một nhân viên,... Đây là một phương pháp đánh giá khá hiệu quả - thay vì so sánh với mặt bằng chung, hãy so sánh nhân viên với chính họ trong quá khứ để thấy được sự tiến bộ / thụt lùi.
Một số doanh nghiệp còn dùng mô hình ASK này làm “xương sống” cho thang bậc lương của nhân viên. Nghĩa là, nhân viên càng đạt điểm cao khi đánh giá bằng khung năng lực thì càng có mức lương cao và lộ trình thăng tiến tốt hơn.
Bộ phận tuyển dụng - nhân sự cần dựa vào đâu để vẽ được một lộ trình onboarding hiệu quả cho nhân viên mới? Đó không thể chỉ là những buổi nghe giảng tập thể hay những bài kiểm tra áp dụng cho tất cả vị trí trong doanh nghiệp. Một sự chọn lọc có chủ đích là điều cần thiết.
Hãy nhớ lại về mô hình ASK của bạn - chính là những năng lực tiêu biểu mà bộ phận tuyển dụng - nhân sự mong chờ ở nhân sự trong doanh nghiệp. Để bất kỳ nhân viên mới nào cũng nắm được yêu cầu công việc, sẽ rất phù hợp khi bạn dùng luôn những kiến thức / kỹ năng / thái độ đó làm nội dung giáo án để onboarding nhân viên mới.
Mô hình ASK giúp xây dựng lộ trình onboarding và đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp
Mở rộng hơn nữa, quy trình đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp cũng cần một mục đích cụ thể - giúp mỗi cá nhân tiến gần hơn tới chân dung nhân viên lý tưởng được vẽ lên từ mô hình ASK.
Bạn không nhất thiết phải xây dựng cho doanh nghiệp một bộ từ điển năng lực hoàn hảo. Hãy bắt đầu từ những năng lực cơ bản mà sát thực nhất với thực tế doanh nghiệp, rồi bổ sung và hoàn thiện dần.
Đừng quá chú trọng đến một nhóm năng lực mà bỏ quên 2 nhóm còn lại. Hãy chú ý cân bằng giữa các tiêu chí Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ trong quy chuẩn cho nhân sự doanh nghiệp.
Bạn có thể tham khảo các mẫu từ điển năng lực trên internet. Nhưng hãy nhớ chọn lọc và cá nhân hoá chúng thành một bộ từ điển của riêng doanh nghiệp bạn.
Như đã nói ở trên, bộ phận tuyển dụng - nhân sự dễ dàng xây dựng khung năng lực cho từng vị trí tuyển dụng dựa trên mô hình ASK và dùng chúng làm khung tham chiếu khi đánh giá ứng viên tuyển dụng. Vậy có công cụ chuyên nghiệp nào để tích hợp tự động khung tham chiếu đó vào tất cả ứng viên của cùng một vị trí hay không?
Câu trả lời là CÓ.
Trên thế giới hiện đã phát triển hệ thống quản trị tuyển dụng ATS với các tính năng rất chuyên nghiệp. Công nghệ này có thể tự động quản lý dữ liệu ứng viên - lưu trữ, theo dõi và luân chuyển dữ liệu đến các bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng (tự động thu thập CV từ các nguồn tin tuyển dụng, có các talent pool để phân loại ứng viên, sắp xếp quy trình tuyển dụng khoa học, quản lý các bước phỏng vấn, tự động cập nhật báo cáo kết quả,...)
Với ATS, ban phỏng vấn có thể thực hiện video call ngay trên hệ thống mà không cần cài đặt app hỗ trợ. Vì vậy, bộ phận tuyển dụng - nhân sự chỉ cần nhập lên hệ thống mô hình ASK và các dữ liệu liên quan một lần duy nhất, và mọi thao tác phỏng vấn và đánh giá sau đó đều trở nên dễ dàng.
Một bộ từ điển năng lực được xây dựng trên mô hình ASK sẽ là công cụ hỗ trợ lâu dài trong quản trị nhân sự doanh nghiệp, bởi lẽ nó đồng hành cùng bộ phận tuyển dụng - nhân sự trong suốt quá trình tuyển dụng từ sàng lọc CV ứng viên cho đến khi nhân viên nghỉ việc. Cộng thêm sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng cải thiện và giữ vững được chất lượng nhân sự trong chiến lược lâu dài. Các doanh nghiệp hiện đại cần nhanh chóng hội nhập với mô hình đánh giá chuẩn quốc tế này để tránh bị lỗi thời, tụt hậu
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Trong thời đại số ngày nay, việc sử dụng phần mềm quản lý nhân viên thị trường đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ, bất kể quy mô và ngành nghề. Phần mềm quản lý nhân viên thị trường giúp cho các doanh nghiệp quản lý tốt hơn quá trình bán hàng, từ việc tối ưu hóa tổ chức, phân công công việc, quản lý kho hàng đến việc theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh doanh. Hãy cùng 1BOSS tìm hiểu về sự phát triển của phần mềm quản lý nhân viên thị trường trong thời đại số.
Trong thời đại chuyển đổi số, việc sử dụng phần mềm quản lý nhân viên thị trường là rất quan trọng cho các doanh nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, việc áp dụng phần mềm quản lý nhân viên thị trường giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa những cơ hội từ việc số hóa hoạt động kinh doanh của mình. Hãy cùng 1 BOSS tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý nhân viên thị trường qua bài viết dưới đây nhé.
Một phần mềm nhân sự tiền lương được đánh giá là hữu hiệu khi nó cho phép ban lãnh đạo thấy được bức tranh toàn cảnh về nhân sự đồng thời chất lượng nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện của tổ chức.
Giữa hàng trăm phần mềm nhân sự tiền lương trên thị trường như hiện nay không dễ dàng để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nên sử dụng phần mềm hrm nào. Dưới đây là các tiêu chí giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công tác lựa chọn phần mềm nhân sự.
Phần mềm quản lý lương là công cụ rất hữu ích hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các tác vụ liên quan đến tính lương. Để chọn được phần mềm chấm công tính lương phù hợp, doanh nghiệp cần căn cứ vào các tiêu chí cụ thể. Dưới đây 1BOSS mách bạn 7 tiêu chí lựa chọn phần mềm hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công.
Có rất nhiều tiêu chí để chọn lựa phần mềm quản lý hiệu suất công việc tốt nhất cho doanh nghiệp. Trong đó, một số tiêu chí như: tích hợp API, khả năng công nghệ, báo cáo, phân tích tài chính... luôn được xem là các tiêu chí mà nhiều doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc