Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Giá thành là gì? Là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm đã hoàn thành với công suất hoạt động là ở mức bình thường. Hay nói cách khác, giá thành là chỉ gồm chi phí sản xuất tính cho những sản phẩm đã được hoàn thành trong kỳ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Giá thành là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm, biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu… của các sản phẩm mà doanh nghiệp hoàn thành sản xuất trong điều kiện công suất bình thường.
Giá thành sản xuất sản phẩm được cấu tạo bởi 3 khoản mục chi phí:
Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch các giá trị của yếu tố vật chất như nguyên vật liệu hay yếu tố phi vật chất như công sức lao động vào sản phẩm đã hoàn thành. Khi nhắc đến giá thành là nhắc đến toàn bộ các khoản hao phí cần để cấu thành nên giá trị sản phẩm không phải toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh.
Lưu ý: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không được tính vào giá thành sản phẩm.
Để tính được giá thành, kế toán cần tập hợp chi phí sản xuất ( xác định chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ).
Phân loại giá thành dựa vào thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Theo tiêu chí này, giá thành được phân chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
Phương pháp trực tiếp được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn và chu kỳ ngắn.
Công thức tính đối với phương pháp này như sau:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ | = | Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ | + | Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ | - | Các khoản làm giảm chi phí | - | Chi phí sản xuất dở dang ở cuối kỳ |
Phương pháp trực tiếp có ưu điểm dễ hạch toán do số lượng mặt hàng ít, tuy nhiên đây cũng là nhược điểm của phương pháp này khi chỉ áp dụng được cho các doanh nghiệp có số lượng mặt hàng ít hoặc chỉ sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn.
Phương pháp hệ số được áp dụng đối với những doanh nghiệp sử dụng cùng một nguyên liệu chính và lượng lao động nhưng thu được đồng thời các sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, giá thành từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về cùng một loại sản phẩm duy nhất để làm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn.
Công thức tính:
Phương pháp phân bước được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau và mỗi công đoạn sẽ thực hiện chế biến một loại bán thành phẩm khác nhau.
Công thức tính của phương pháp này như sau:
Giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ | = | Σ (giá thành sản phẩm các giai đoạn trong kỳ) |
Trong đó: Giá thành sản phẩm từng giai đoạn tính theo công thức:
Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến của quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành bán thành phẩm của từng công đoạn trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng.
Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có 1 quy trình sản xuất tạo nhiều sản phẩm cùng loại có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, cơ khí chế tạo…để giảm bớt khối lượng hạch toán. Dựa vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán doanh nghiệp sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm của từng loại hàng hóa.
Công thức tính giá thành:
Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp có đối tượng tính giá thành là thành phẩm của giai đoạn cuối cùng. Căn cứ tính là chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn để tính phần chi phí của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm để tổng hợp giá thành đơn vị:
Doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành bởi đây là chỉ tiêu quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt, cụ thể như:
Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải dự kiến giá thành sản phẩm và đề ra các biện pháp thực hiện dự kiến đó, hay nói cách khác doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành. Do đó, để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất; tổ chức lao động và sử dụng con người một cách hợp lí; bố trí hợp lí các khâu sản xuất; hạn chế sự lãng phí nguyên liệu, giảm thấp tỉ lệ sản phẩm hỏng; tổ chức sử dụng vốn hợp lí, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu, tránh những tổn thất trong sản xuất...
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Giai đoạn hiện tại là giai đoạn của sự cạnh tranh không hồi kết giữa các doanh nghiệp để có thể tồn tại trên thị trường. Chính vì thế, quản lý tốt dòng tiền chính là chiếc chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu thực trạng dòng tiền hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam và phương pháp làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán nhé.
Quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của các doanh nhân. Làm thế nào để quản lý tài chính công ty hiệu quả? Tôi sẽ trả lời điều đó trong bài viết tiếp theo.
Kế toán tài chính được coi là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán trong quy trình quản lý của công ty là điều cần thiết. Phần mềm quản lý tài chính kế toán cung cấp giải pháp tốt nhất giúp người dùng đo lường và theo dõi tình hình tài chính, giám sát hiệu quả hoạt động của công ty.
Lập kế hoạch tài chính là một trong những bước quan trọng nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty theo mục tiêu và định hướng phát triển của công ty. Nó cũng cho thấy năng lực của người lãnh đạo và tương lai của công ty. Vậy kế hoạch tài chính là gì? Làm thế nào để quá trình làm việc?
CFO là viết tắt của Chief Finance Officer có nghĩa là Giám đốc tài chính, đây được xem là một ví giữ vai trò vô cùng quan trọng và chịu trách nhiệm quản lý đối với mảng tài chính của doanh nghiệp. Vậy vai trò và những công việc là gì? Cùng 1BOSS tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc