Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Chi phí tài chính là gì? Đây là nhóm chi phí thường có ít biến động phát sinh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các kế toán viên vẫn cần quản lý chặt chẽ tài khoản này. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 635 và giải thích về các nội dung mà tài khoản này phản ánh.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Chi phí tài chính là khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm:
Chi phí tài chính được phản ánh qua tài khoản 635.
(Theo thông tư 200/2014/TT-BTC)
Tài khoản 635 là tài khoản chi phí tuân theo “Điều 82: Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí” thông tư 200/2014/TT-BTC: Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa.
635 – Chi phí tài chính | |
Bên Nợ | Bên Có |
|
|
*Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ hạch toán tài khoản 635 - Chi phí tài chính
Tài khoản 635 – Chi phí tài chính có khá nhiều “góc khuất” như: vốn hóa chi phí vay, chi phí phát sinh để vay vốn, chi phí dự phòng giảm giá kinh doanh hay chi phí phát sinh khi phát hành cổ phiếu thường,…
Bởi vậy, bài viết này sẽ chỉ đề cập và minh họa một vài trường hợp nghiệp vụ xuất hiện thường xuyên và cần lưu ý khi ghi nhận.
Theo quy định tại điều 82 thông tư 200/2014/TT-BTC: “Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.”
Để bảo toàn nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn thì kể cả chưa đến kỳ thanh toán lãi vay, kế toán cũng cần thực hiện trích trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ. Kế toán cũng cần lưu ý, chi phí lãi vay phải trả là một trong các khoản chi phí bị khống chế.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có các khoản vay như sau:
Trường hợp | Tình huống cụ thể tại Doanh nghiệp A | Hạch toán lãi vay |
1. Trả lãi định kỳ hàng tháng |
Vay ngân hàng thương mại B 100 triệu đồng thanh toán NVL cho nhà cung cấp.
|
Hàng tháng vào ngày 25 trả lãi kế toán ghi nhận: Nợ TK 635: 1.000.000 VNĐ Có TK 112: 1.000.000 VNĐ |
2. Trả trước lãi tiền vay |
Phát hành trái phiếu với thông tin như sau:
|
Nợ TK 242: 25.000.000 VNĐ Có TK 3335: 2.500.000 VNĐ (10% thuế TNCN) Có TK 111/112: 22.500.000 VNĐ
Nợ TK 635: 8.333.333 VNĐ Có TK 242: 8.333.333 VNĐ |
3. Trả lãi sau |
Tháng 4 thế chấp sổ tiết kiệm 10 tỷ đồng kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 6%/ năm, thời điểm mở sổ tháng 1 để mua TSCĐ. Ngân hàng C cho vay với thông tin như sau:
|
Nợ TK 635: 66.666.667 VNĐ Có TK 335: 66.666.667 VNĐ
Nợ TK 335: 200.000.000 VNĐ (Lãi vay 3 tháng) Có TK 111/112/3341: 200.000.000 VNĐ |
Mua bán ngoại tệ sẽ thường xuyên xảy ra trong các doanh nghiệp có giao dịch với đối tác nước ngoài và phát sinh các khoản mục có gốc ngoại tệ như phải thu, phải trả. Khi thanh toán và nhận tiền thanh toán sự khác nhau giữa tỷ giá ghi sổ và tỷ giá thực hiện sẽ tạo nên các khoản lỗ tỷ giá. Lỗ tỷ giá thực hiện sẽ được ghi thẳng trực tiếp vào TK 635 – Chi phí tài chính.
Theo quy định tại điều 102 thông tư 200/2014/TT-BTC khi thanh toán các khoản phải trả có gốc ngoại tệ sẽ ghi nhận theo tỷ giá bán của ngân hàng thương mại giao dịch thường xuyên tại thời điểm thanh toán. Khi thu được khoản tiền ngoại tệ làm giảm phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ kế toán ghi nhận theo tỷ giá bán mua của ngân hàng thương mại giao dịch thường xuyên tại thời điểm nhận được tiền.
Vậy doanh nghiệp sẽ có lỗ tỷ giá thực hiện khi tỷ giá thanh toán cao hơn tỷ giá ghi sổ phải trả tại thời điểm thanh toán và tỷ giá nhận tiền thấp hơn tỷ giá ghi sổ phải thu tại thời điểm nhận được tiền.
Chi phí tài chính phải trả
Chi phí tài chính phải thu
Chứng khoán kinh doanh hay các khoản đầu tư vào đơn vị khác đều thuộc tài sản của doanh nghiệp và nằm trên phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Cuối kỳ báo cáo kế toán cần thực hiện đánh giá lại các khoản mục tài sản để đảm bảo “Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi;…” theo quy định điều 102 thông tư 200/2014/TT-BTC và nguyên tắc thận trọng của kế toán.
Ví dụ: Chứng khoán kinh doanh theo thông tư 200/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc kế toán TK 121 – Chứng khoán kinh doanh thì:
Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc bao gồm giá mua + các chi phí mua (nếu có). Thêm vào đó, cuối niên độ kế toán nếu giá thị trường của chứng khoán kinh doanh bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, kế toán được lập dự phòng giảm giá.
Chẳng hạn Doanh nghiệp A mua 1.000 cổ phiếu X với giá 17.000/cổ phiếu vậy giá gốc đang ghi nhận tại TK121 – Chứng khoán kinh doanh là : 17 triệu đồng. Cuối kỳ thời điểm làm báo cáo kế toán kiểm tra lại giá của cổ phiếu D trên thị trường chứng khoán là 16.000/cổ phiếu thì lúc này giá trị chứng khoán kinh doanh chỉ còn 16 triệu đồng. Kế toán trích lập dự phòng giảm giá ghi nhận:
Nợ TK 635 – chi phí tài chính: 1.000.000 VNĐ
Có TK 2291 – Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: 1.000.000 VNĐ
Đối với chi phí lãi vay của khoản vay dành cho xây dựng cơ bản dở dang sẽ không ghi vào TK 635 (Chi phí lãi vay) mà sẽ được chuyển hóa vào tài sản và được gọi là “Vốn hóa chi phí đi vay”. Để có thể hiểu rõ thêm về vốn hóa chi phí đi vay kế toán cần tham khảo thêm tại Chuẩn mực số 16 “Chi phí đi vay” được hướng dẫn tại Thông tư 161/2017/TT-BTC.
Vốn hóa chi phí tài chính
Đơn vị phải xác định chi phí đi vay được vốn hoá theo đúng quy định hiện hành của Chuẩn mực kế toán cho hai trường hợp:
(1) Khoản vay vốn riêng biệt sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang
và (2) Các khoản vốn vay chung trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang.
Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời các khoản vay riêng biệt trong khi chờ sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ (-) vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá.
Chi phí đi vay được vốn hoá cho mỗi kỳ kế toán = Chi phí đi vay thực tế phát sinh của khoản vay riêng biệt – Thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay đó
Số chi phí đi vay được vốn hoá cho mỗi kỳ kế toán (1) = Chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang cho đến cuối kỳ kế toán (2) x Tỷ lệ vốn hoá (%) (3)
Chi phí luỹ kế bình quân gia quyền (2) = ∑ Chi phí cho từng tài sản (4) x (Số tháng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ kế toán (5) / Số tháng phát sinh của kỳ kế toán (6))
Tỷ lệ vốn hoá (%) (3) = (Tổng số tiền lãi vay thực tế của các khoản vay phát sinh trong kỳ (7) / Số dư bình quân gia quyền các khoản vay gốc (8)) x 100%
Số dư bình quân gia quyền các khoản vay gốc (8) = ∑ Số dư của từng khoản vay gốc (9) x (Số tháng mà từng khoản vay phát sinh trong kỳ kế toán (5) / Số tháng phát sinh của kỳ kế toán (6))
“1.5. Nếu có phát sinh các khoản chiết khấu hoặc phụ trội của những khoản vay bằng phát hành trái phiếu thì phải điều chỉnh lại chi phí đi vay bằng cách phân bổ giá trị các khoản chiết khấu hoặc phụ trội theo một trong hai phương pháp cho phù hợp (phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương pháp đường thẳng). Tuy nhiên doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán phương pháp đã lựa chọn trong một kỳ kế toán năm.
1.6. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết.
1.7. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.”
Ví dụ 1: Doanh nghiệp vay 30 tỷ, lãi suất 12%/năm dùng cho đầu tư tài sản A, B và bổ sung vốn kinh doanh. Tình hình sử dụng vốn năm N như sau (ĐVT: trđ)
Tài sản A giải ngân cuối các quý: 1.000, 2.000, 3.000, 4.000
Tài sản B giải ngân cuối quý: 3.000, 2.000, 4.000, 1.000
Vốn còn lại dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ví dụ 2: Công ty HL phát hành trái phiếu công ty để huy động vốn đầu tư xây dựng mở rộng sản xuất. Tổng mệnh giá trái phiếu phát hành ngày 1/1/N loại kì hạn 48 tháng là 100 tỷ đồng đã thu bằng TGNH. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu: 10%/năm.
Do lãi suất phổ biến trên thị trường cao hơn lãi suất danh nghĩa nên công ty xác định số chiết khấu trái phiếu khi phát hành là 4% mệnh giá. Tiền lãi được trả từng năm vào cuối năm bằng TGNH. Chiết khấu trái phiếu được phân bổ theo phương pháp đường thẳng. Công trình được bắt đầu thi công từ 1/1/N. Giá phát hành trái phiếu = 100 tỷ * 96% = 96 tỷ
Chiết khấu trái phiếu = 100 tỷ * 4% = 4 tỷ
Kế toán ghi:
Nợ TK 112: 96 tỷ
Nợ TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu: 4 tỷ
Có TK 34311 – Mệnh giá trái phiếu: 100 tỷ
Kế toán ghi:
Nợ TK 2412 - Xây dựng cơ bản dở dang: 60 tỷ
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ: 6 tỷ
Có TK 112: 66 tỷ
Tính đến 31/12/N tài sản là tài sản dở dang nên chi phí đi vay được vốn hóa. Đây là khoản vay riêng nên chi phí đi vay được vốn hóa cho năm N.
Chi phí được vốn hóa bao gồm:
Lãi trái phiếu phải trả cuối năm = 100 tỷ * 10%=10 tỷ
Chiết khấu trái phiếu khi phát hành phân bổ 4 năm = 4 tỷ /4= 1 tỷ
Kế toán ghi:
Nợ TK 2412 – Xây dựng cơ bản dở dang: 11tỷ
Có TK 112: 10 tỷ
Có TK 34312: 1 tỷ
Kế toán ghi:
Nợ TK 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn: 30 tỷ
Có TK 112: 30 tỷ
Lãi thu được là thu nhập tạm thời, ghi giảm chi phí đi vay được vốn hóa
Nợ TK 112: 2 tỷ
Có TK 2412 – Xây dựng cơ bản dở dang: 2 tỷ
Tổng chi phí đi vay được vốn hóa trong năm N = 11 tỷ – 2tỷ = 9 tỷ
Chi phí đi vay trong tháng ngừng thi công ngoài kế hoạch = 9 tỷ12 tỷ*1=0,75 tỷ
Kế toán ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí lãi vay: 0.75 tỷ
Có TK 2412 – XDCB dở dang: 0.75 tỷ
Kế toán cũng cần chú ý trong hạch toán chi phí tài chính để tránh gặp phải 1 số sai sót như: không tiến hành trích lập dự phòng hay hoặc không đánh giá lại dự phòng giảm giá chứng khoán cuối kỳ để hoàn nhập hay trích thêm; nhầm lẫn khi hạch toán lãi vay đầu tư tài sản cố định vào chi phí hoạt động trong kỳ mà không vốn hóa hoặc hạch toán chi phí lãi vay sau khi đã đưa tài sản vào sử dụng vào vốn hóa làm tăng nguyên giá tài sản cố định; quên không đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ,…
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Giai đoạn hiện tại là giai đoạn của sự cạnh tranh không hồi kết giữa các doanh nghiệp để có thể tồn tại trên thị trường. Chính vì thế, quản lý tốt dòng tiền chính là chiếc chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu thực trạng dòng tiền hiện nay của các doanh nghiệp tại Việt Nam và phương pháp làm chủ dòng tiền với phần mềm kế toán nhé.
Quản lý tài chính doanh nghiệp là một vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của các doanh nhân. Làm thế nào để quản lý tài chính công ty hiệu quả? Tôi sẽ trả lời điều đó trong bài viết tiếp theo.
Kế toán tài chính được coi là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán trong quy trình quản lý của công ty là điều cần thiết. Phần mềm quản lý tài chính kế toán cung cấp giải pháp tốt nhất giúp người dùng đo lường và theo dõi tình hình tài chính, giám sát hiệu quả hoạt động của công ty.
Lập kế hoạch tài chính là một trong những bước quan trọng nhất để quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của công ty theo mục tiêu và định hướng phát triển của công ty. Nó cũng cho thấy năng lực của người lãnh đạo và tương lai của công ty. Vậy kế hoạch tài chính là gì? Làm thế nào để quá trình làm việc?
CFO là viết tắt của Chief Finance Officer có nghĩa là Giám đốc tài chính, đây được xem là một ví giữ vai trò vô cùng quan trọng và chịu trách nhiệm quản lý đối với mảng tài chính của doanh nghiệp. Vậy vai trò và những công việc là gì? Cùng 1BOSS tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc