Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là một quyết định cực kỳ quan trọng trong quá trình khởi tạo doanh nghiệp. Sự lựa chọn này không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động hàng ngày của công ty, mà còn định hình chiến lược pháp lý và quản lý cho tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá và so sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến dựa trên Luật Doanh nghiệp như Công ty Cổ phần, Công ty TNHH MTV, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp doanh nhân,...
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam
Số lượng chủ sở hữu và thành viên góp vốn tối thiểu 3 cổ đông góp vốn và không giới hạn số lượng
Số lượng chủ sở hữu và thành viên góp vốn tối thiểu 3 cổ đông góp vốn và không giới hạn số lượng. Khả năng huy động vốn có khả năng huy động vốn cao và linh hoạt do là loại hình công ty duy nhất được phát hành cổ phiếu, chào bán các loại cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng.
Hệ thống văn bản pháp lý Công ty có nghĩa vụ nộp thuế TNDN, cá nhân là cổ đông hoặc các thành viên góp vốn có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản cổ tức được chia. Điều lệ hoạt động, nghị quyết họp ĐHĐCĐ và HĐQT, sổ đăng ký cổ đông, chứng nhận cổ phần.
Cấu trúc quản trị và quản lý doanh nghiệp. ĐHĐCĐ là cấp có thẩm quyền tối cao. HĐQT có trách nhiệm thực thi nghị quyết của ĐHĐCĐ. GĐ hoặc TGĐ do HĐQT bổ nhiệm có trách nhiệm điều hành và quản lý hoạt động hàng ngày của công ty. Trường hợp công ty có từ 11 có đông trở lên thì sẽ thành lập Ban Kiểm soát để giám sát hoạt động của công ty.
Tư cách pháp nhân, chế độ trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ: Có tư cách pháp nhân. Thành viên và cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi giá trị vốn góp vào công ty.
Số lượng chủ sở hữu và thành viên góp vốn tối thiểu 2 và tối đa 50 thành viên
Số lượng chủ sở hữu và thành viên góp vốn: Tối thiểu 2 và tối đa 50 thành viên (là cả | nhân hoặc tổ chức). Khả năng huy động vốn có thể huy động vốn từ các thành viên mới (tối đa 50 thành viên) và có thể chuyển nhượng 1 phần vốn cho cá nhân, tổ chức khác. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển nhượng phần vốn góp phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên hiện hữu trước.
Hệ thống văn bản pháp lý: Điều lệ hoạt động và nghị quyết họp hội đồng thành viên và số đăng ký thành viên, kèm theo chứng nhận góp vốn
Cấu trúc quản trị và quản lý doanh nghiệp: hội đồng thành viên là cấp có thẩm quyền tối cao và có trách nhiệm quản lý tổng thể hoạt động của công ty. Giám đốc hoặc tổng giám đốc do hội đồng thành viên bổ nhiệm có trách nhiệm điều hành và quản lý hoạt động hàng ngày của công ty. Trường hợp công ty có từ 11 có đông trở lên thì sẽ thành lập Ban Kiểm soát để giám sát hoạt động của công ty.
Tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ: Có tư cách pháp nhân. Thành viên, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi giá trị vốn góp vào công ty.
Số lượng chủ sở hữu thành viên góp vốn chỉ duy nhất 1 thành viên (là cá nhân hoặc tổ chức)
Số lượng chủ sở hữu thành viên góp vốn: Chỉ duy nhất 1 thành viên (là cá nhân hoặc tổ chức). Khả năng huy động vốn: Có thể huy động thêm vốn từ chủ sở hữu công ty hoặc chuyển nhượng văn sang cho cả nhân hoặc tổ chức khác. Trường hợp chuyển nhượng 1 phần vốn góp thì bắt buộc phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp do có nhiều hơn 1 thành viên góp vốn.
Hệ thống văn bản pháp lý: Công ty có nghĩa vụ nộp thuế TNDN và thành viên góp vốn không phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với phần lợi nhuận được chia. Điều lệ hoạt động và quyết định của thành viên góp vốn
Cấu trúc quản trị và quản lý doanh nghiệp: Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch hội đồng thành viên có trách nhiệm quản lý tổng thể hoạt động của Công ty. Giám đốc hoặc tổng giám đốc do hội đồng thành viên hoặc chủ tịch bổ nhiệm có trách nhiệm điều hành và quản lý hoạt động hàng ngày của công ty
Tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ: Có tư cách pháp nhân. Thành viên, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi giá trị vốn góp vào công ty.
Số lượng chủ sở hữu thành viên góp vốn có tối thiểu 2 thành viên hợp danh là cá nhân và không giới hạn số lượng thành viên góp vốn
Số lượng chủ sở hữu thành viên góp vốn có tối thiểu 2 thành viên hợp danh là cá nhân và không giới hạn số lượng thành viên góp vốn. Khả năng huy động vốn có thể huy động thêm vốn từ các thành viên hiện có hoặc từ các thành viên mới mà không bị hạn chế về số lượng thành viên tối đa hoặc có thể chuyển nhượng vốn cho người khác. Tuy nhiên trường hợp người có nhu cầu chuyển nhượng là thành viên hợp danh thì phải được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh khác
Hệ thống văn bản pháp lý: Công ty có nghĩa vụ nộp thuế TNDN. Các cá nhân là thành viên hợp danh hoặc góp vốn có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản cổ tức được chia. Điều lệ hoạt động và quyết định của các thành viên kèm theo chứng nhận góp vốn.
Cấu trúc quản trị và quản lý doanh nghiệp: Hội đồng các thành viên hợp danh và góp vốn có trách nhiệm quản lý tổng thể hoạt động của Công ty. Các thành viên hợp danh có trách nhiệm điều hành và quản lý hoạt động hàng ngày của công ty.
Tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ: Có tư cách pháp nhân. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách trong phạm vi giá trị vốn góp vào công ty.
Số lượng chủ sở hữu thành viên góp vốn có duy nhất 1 thành viên góp vốn là cá nhân
Số lượng chủ sở hữu thành viên góp vốn: Có duy nhất 1 thành viên góp vốn là cá nhân. Khả năng huy động vốn, chủ sở hữu có trách nhiệm quản lý tổng thể và điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Hệ thống văn bản pháp lý: Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế TNDN. Chủ sở hữu không cần phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với phần lợi nhuận được chia.
Cấu trúc quản trị và quản lý doanh nghiệp: Chủ sở hữu có trách nhiệm quản lý tổng thể và điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ: Không có tư cách sở hữu pháp nhân. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản cá nhân.
Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh, quy mô và tình hình tài chính của bạn, bạn có thể chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất. Các loại hình này có các ưu điểm và hạn chế riêng, cần xem xét kỹ trước khi quyết định.
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Mô hình Canvas luôn là lựa chọn ưu tiên của các nhà quản trị chiến lược, điển hình là các nhà khởi nghiệp trẻ và các doanh nghiệp lớn.
Trên con đường tiến vào thời đại Cách mạng 4.0, dữ liệu không chỉ là một phần mềm của doanh nghiệp mà còn là tài sản vô cùng quan trọng, là nguồn lực dẫn dắt sự thành công và phát triển bền vững. Trong bối cảnh này, quản trị dữ liệu doanh nghiệp trở thành một yếu tố không thể phủ nhận, với vai trò quyết định trong việc đo lường hoạt động, hỗ trợ ra quyết định, tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo tuân thủ pháp lý. Hãy cùng khám phá sâu hơn về vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.
Nhân sự là tài sản quý giá nhất của một tổ chức, và để phát triển và duy trì sức mạnh cạnh tranh, việc quản lý nhân sự hiệu quả là không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp. Từ việc đặt ra mục tiêu rõ ràng đến việc quản lý năng lực và đào tạo, mỗi khía cạnh đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tổ chức với văn hóa mạnh mẽ và nhân sự đầy tiềm năng.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển. Vốn lưu động đại diện cho khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, tức là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi sự cân nhắc và điều tiết khéo léo giữa tiền, chi phí và hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình phát triển và vận hành, việc huy động vốn là một phần quan trọng của chiến lược tài chính của một doanh nghiệp. Sự lựa chọn đúng phương án huy động vốn có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là khung các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn phương án huy động vốn
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc