• 22/04/2022
  • Quản lý điều hành
  • Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, các tiêu chí đó là gì? Làm sao để sử dụng? Trong bài viết này, 1BOSS đã liệt kê đầy đủ các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp.


    Một số bài viết liên quan:


     

    Khái quát về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

     

    Thế nào là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp?

     

    Hiệu quả kinh doanh có tên tiếng Anh là Business Efficiency. Đây là kết quả của sự tổng hợp bởi các chỉ tiêu kinh tế. Hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp phản ánh việc áp dụng những yếu tố phục vụ kinh doanh/sản xuất có đạt hiệu quả không, đạt hiệu quả ra sao?

    Mặt khác, hiệu quả kinh doanh còn là yếu tố đánh giá năng lực quản trị của ban lãnh đạo cũng như lợi nhuận doanh nghiệp.

     

    Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

    Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

     

    Tựu trung, hiệu quả kinh doanh được hiểu đơn giản là chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng nguồn lực, thiết bị, máy móc sản xuất,… để mang lại kết quả kinh doanh cao nhất.

    Nhờ vào hiệu quả kinh doanh, các nhà quản trị sẽ phát hiện được những yếu tố có lợi và bất lợi. Từ đó họ dễ dàng phát huy hoặc tìm nguyên nhân khắc phục kịp thời.

    Thông thường, hiệu quả kinh doanh được xác định bằng công thức:

    Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra/Yếu tố đầu vào

    Hoặc:

    Hiệu quả kinh doanh = Yếu tố đầu vào/Kết quả đầu ra

    Lưu ý, yếu tố đầu vào hoặc kết quả đầu ra được tính bằng thước đo hiện vật hoặc thước đo giá trị. Tùy vào mục đích phân tích mà doanh nghiệp chọn cho mình loại thước đo phù hợp.

     

    Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả kinh doanh?

     

    Khả năng tài chính

    Đây là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh cao hay thấp. Như đã biết, hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược Marketing, chuyển đổi số doanh nghiệp. Thế nên, để phát triển một kế hoạch Marketing hiệu quả, chủ doanh nghiệp cần phải dự trù kinh phí để đầu tư vào lĩnh vực này.

    Những doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào Marketing tất nhiên sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng, bán được nhiều sản phẩm và thu lại lợi nhuận cao hơn.

    Ngược lại, doanh nghiệp không đủ ngân sách phải thực hiện chiến lược Marketing ít hiệu quả như: phát tờ rơi, in banner, dựng standee,…

    Quy mô doanh nghiệp

    Quy mô doanh nghiệp là yếu tố đo lường độ tin cậy của một doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Một doanh nghiệp có quy mô lớn chắc chắn sẽ được khách hàng tin dùng và tín nhiệm hơn.


    Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

    Quy mô của doanh nghiệp

     

    Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có quy mô lớn thường thu hút nguồn nhân lực giàu tiềm năng và sở hữu các thiết bị công nghệ hiện đại. Nhờ đó, họ luôn tiết kiệm tối đa thời gian làm việc mà vẫn đạt chỉ tiêu về lượng sản phẩm bán ra.

    Công nghệ hiện đại

    Doanh nghiệp sở hữu các trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ 4.0 có hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các doanh nghiệp truyền thống. Với nguồn nhân công như nhau, doanh nghiệp hiện đại sẽ đạt chỉ tiêu lao động trong thời gian ngắn. Vì thế, áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình kinh doanh cũng là yếu tố tiên quyết giúp hiệu quả doanh nghiệp được nâng cao.

    Tuy nhiên, việc đầu tư khoa học kỹ thuật không hề dễ dàng đối với mọi doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khoản vốn rất lớn. Thế nên, các doanh nghiệp có thể tự nghiên cứu và tìm ra những phương án khác để thay thế.

    Một số nhân tố vĩ mô khác

    Bên cạnh ba yếu tố quan trọng được đề cập phía trên, chúng ta cần lưu ý đến các nhân tố vĩ mô khác như: kinh tế – chính trị, lạm phát, tỷ giá, tăng trưởng GDP, chính sách luật pháp, tiền tệ,… Những nhân tố này tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng cũng gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

     

    Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

     

    Các tiêu chí quan trọng cần lưu ý khi đánh giá hiệu quả kinh doanh 

     

    Niềm tin của khách hàng

    Nhờ vào các đánh giá khách quan của khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại sản phẩm/dịch vụ của mình sao cho hoàn thiện nhất. Những sản phẩm/dịch vụ khiến khách hàng hài lòng sẽ thúc đẩy quá trình cung ứng dài lâu. Khi niềm tin khách hàng được củng cố, họ sẽ gián tiếp mở ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.

     

    Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

    Niềm tin của khách hàng dành cho doanh nghiệp

     

    Việc chú tâm vào sự hài lòng của người dùng giúp doanh nghiệp thu hút lượng khách hàng tiềm năng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thu lại lợi nhuận lớn mà không phải đau đầu tìm kiếm khách hàng mới.

    Báo cáo tài chính

    Báo cáo tài chính là thước đo mô phỏng đầy đủ và chi tiết nhất số tiền doanh nghiệp tạo ra trong khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, báo cáo tài chính cũng thể hiện rõ dòng tiền doanh nghiệp sử dụng hợp lý hay không, có lãng phí không.

    Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn cần phân tích kỹ báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán. Những báo cáo này sẽ giúp bạn đo được khả năng sinh lợi nhuận và số tiền thanh khoản tại doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh chính xác nhất.

    Số lượng khách hàng mới

    Bên cạnh việc duy trì lượng khách hàng cũ để đảm bảo lợi nhuận không bị giảm sút, doanh nghiệp cần có chiến lược Marketing nhằm thu hút thêm khách hàng mới.

    Doanh nghiệp có thể kiểm soát danh sách khách hàng cũ để biết số lượng khách hàng mới trung bình hằng tuần/tháng/năm. Số lượng người dùng không nằm trong danh sách khách hàng cũ là lượng khách hàng mới mà doanh nghiệp đã tiếp cận được.

    Hiệu suất làm việc của nhân viên

    Nhân viên là bộ phận không thể tách rời của một doanh nghiệp. Họ đóng góp một phần lớn cho doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy, yếu tố quan trọng trong chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể thiếu đó là hiệu suất làm việc của nhân viên. Nhờ yếu tố này, ban quản trị có thể đánh giá được khối lượng và hiệu quả công việc mà nhân viên đang xử lý.


    Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

    Hiệu suất làm việc của nhân viên

     

    Một số công thức tính chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh chuẩn nhất cho doanh nghiệp

    Tỷ suất sinh lời/doanh thu (ROS)

    Đây là chỉ tiêu được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh. ROS phản ánh lợi nhuận thu được so với tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần trăm lợi nhuận thuần càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

    chi-tieu-danh-gia-hieu-qua-kinh-doanh
    ROS bị chi phối bởi giá bán hàng hóa và chi phí sản xuất đầu vào. Do đó, doanh nghiệp không quản lý tốt hai yếu tố trên, khả năng chi tiêu tỷ suất sẽ giảm mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến hiệu quả kinh doanh.

    ROS được tính theo công thức:

    ROS = Lợi nhuận thuần/Tổng doanh thu

    Tỷ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA)

    Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ thu lại bao nhiêu lợi nhuận (hiệu quả kinh doanh cao hay thấp). Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn. Chẳng hạn như: công ty, trang thiết bị vật liệu, nhà xưởng, máy móc,… Ở đây, chúng ta chỉ xét đến tài sản hữu hình cố định.

    Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được tính như sau:

    ROA = Lợi nhuận thuần/Tổng tài sản

    Tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu (ROE)

    ROE là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh đạt được như thế nào.

    Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu được tính như sau:

    ROE = Lợi nhuận thuần/Vốn chủ sở hữu

    Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh là tiền đề và mục đích để các chủ doanh nghiệp tăng tốc bứt phá. Trên đây là toàn bộ thông tin thiết yếu về hiệu quả kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích cho hoạt động kinh doanh của mình.

     

    Những câu hỏi liên quan về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

     

    Nguyên nhân nào dẫn đến kinh doanh không hiệu quả?

    Có 4 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng kinh doanh không hiệu quả:
    – Không chú trọng việc đào tạo kiến thức kỹ thuật hiện đại cho nhân viên, dẫn đến bộ máy hoạt động bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh.
    – Văn hóa công ty chưa tốt nên vô tình đào thải những người có năng lực
    – Thiếu những quy trình và thủ tục nội bộ cần thiết để hợp lý hóa hoạt động
    – Chưa đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng cần thiết

    Làm thế nào để so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp?

    So sánh hiệu quả kinh doanh phải được thực hiện trong bối cảnh của một ngành nhất định. Số liệu tốt nhất được sử dụng để so sánh hiệu quả kinh doanh đó chính là “biên lợi nhuận”.
    Bên cạnh đó, 2 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình so sánh là: công nghệ và nhân lực.

    Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa gì?

    Đối với một doanh nghiệp, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao sẽ thu lại nhiều lợi nhuận. Đồng thời, doanh nghiệp còn có khả năng đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, luân chuyển dòng vốn.
    Song, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và củng cố vị thế của minh so với các đối thủ khác.

    Xếp loại doanh nghiệp dựa trên các thức gì?

    Thông thường, xếp loại và đánh giá doanh nghiệp dựa trên việc so sánh giữa các yếu tố: mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ. Những yếu tố này được giao bởi chủ sở hữu cùng với bảng báo cáo kết quả thực hiện.
    Kết quả của việc xếp loại và đánh giá được chia thành 3 cấp bậc: Doanh nghiệp xếp loại A, doanh nghiệp xếp loại B và doanh nghiệp xếp loại C. Kết quả này dựa trên mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đánh giá do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao cho từng doanh nghiệp.

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

    1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại. 

    Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:  

     

    Các phần mềm kế toán miễn phí dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

     

     

    Bài viết khác
    Hoạch định mô hình kinh doanh của doanh nghiệp với mô hình Canvas
    Hoạch định mô hình kinh doanh của doanh nghiệp với mô hình Canvas
    • 15/03/2024

    Mô hình Canvas luôn là lựa chọn ưu tiên của các nhà quản trị chiến lược, điển hình là các nhà khởi nghiệp trẻ và các doanh nghiệp lớn.

    Vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong thời đại cách mạng 4.0
    Vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong thời đại cách mạng 4.0
    • 27/02/2024

    Trên con đường tiến vào thời đại Cách mạng 4.0, dữ liệu không chỉ là một phần mềm của doanh nghiệp mà còn là tài sản vô cùng quan trọng, là nguồn lực dẫn dắt sự thành công và phát triển bền vững. Trong bối cảnh này, quản trị dữ liệu doanh nghiệp trở thành một yếu tố không thể phủ nhận, với vai trò quyết định trong việc đo lường hoạt động, hỗ trợ ra quyết định, tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo tuân thủ pháp lý. Hãy cùng khám phá sâu hơn về vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.

    Các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp
    Các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp
    • 21/02/2024

    Nhân sự là tài sản quý giá nhất của một tổ chức, và để phát triển và duy trì sức mạnh cạnh tranh, việc quản lý nhân sự hiệu quả là không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp. Từ việc đặt ra mục tiêu rõ ràng đến việc quản lý năng lực và đào tạo, mỗi khía cạnh đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tổ chức với văn hóa mạnh mẽ và nhân sự đầy tiềm năng.

    Các phương pháp quản lý vốn lưu động hiệu quả mà doanh nghiệp cần lưu ý
    Các phương pháp quản lý vốn lưu động hiệu quả mà doanh nghiệp cần lưu ý
    • 31/01/2024

    Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển. Vốn lưu động đại diện cho khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, tức là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi sự cân nhắc và điều tiết khéo léo giữa tiền, chi phí và hoạt động kinh doanh.

    Các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn phương án huy động vốn của doanh nghiệp
    Các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn phương án huy động vốn của doanh nghiệp
    • 31/01/2024

    Trong quá trình phát triển và vận hành, việc huy động vốn là một phần quan trọng của chiến lược tài chính của một doanh nghiệp. Sự lựa chọn đúng phương án huy động vốn có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là khung các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn phương án huy động vốn

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn