Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
14 Nguyên tắc quản trị của Henry Fayol được xem là chìa khóa thành công của rất nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản trị như thế nào để đạt hiệu quả tối đa? Cùng 1BOSS xem bài viết sau.
Sự phân bổ công việc và chuyên môn hóa từng bước làm trong một quy trình sẽ kéo theo sự chuyên môn hóa trong kỹ năng, đẩy hiệu quả của lực lượng lao động và tăng năng suất. Nguyên tắc quản lý áp dụng cho cả hoạt động kỹ thuật lẫn quản trị.
Trách nhiệm và quyền hạn đi đôi với nhau
Để hoàn thành công việc trong doanh nghiệp/tổ chức, người lãnh đạo có quyền ra lệnh cho cấp dưới. Tất nhiên với thẩm quyền hạn này cũng đi kèm với trách nhiệm.
Theo Henri Fayol, Quyền hạn và trách nhiệm đi cùng nhau như là hai mặt của cùng một đồng tiền. Nhà lãnh đạo có đầy đủ quyền hạn của mình nhưng phải thực hiện trách nhiệm đảm bảo hiệu suất công việc theo đúng thỏa thuận.
Nhà lãnh đạo có đầy đủ quyền hạn của mình nhưng trách nhiệm trong công việc cũng rất lớn
Nhà lãnh đạo có đầy đủ quyền hạn của mình nhưng trách nhiệm trong công việc cũng rất lớn
Kỷ luật tuy cứng rắn nhưng lại được coi chất dầu bôi trơn để bộ máy doanh nghiệp hoạt đông trơn tru. Nếu không có kỷ luật – bao gồm các tiêu chuẩn, thống nhất trong hành động, sự tuân thủ quy tắc và các giá trị; không doanh nghiệp nào có thể phát triển.
“Sự đồng thuận giữa công ty và nhân viên về bản chất được thể hiện qua sự tuân thủ nguyên tắc, tính áp dụng kỷ luật và hành vi thể hiện sự tôn trọng.”
Nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh có nghĩa là nhận viên sẽ chỉ nhận nhiệm vụ từ một người lãnh đạo và chỉ phải chịu trách nhiệm về công việc với người lãnh đạo đó.
Dưới sự phát triển của xã hội ngày nay, có thêm nhiều cơ cấu tổ chức được ra đời, trong đó người nhân viên sẽ phải nhận trách nhiệm và báo cáo với nhiều lãnh đạo hay thậm chí là cả các bên khách hàng. Điều này có thể dẫn đến việc chồng chéo mệnh lệnh và nảy sinh xung đột.
Nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên cần phải thống nhất về phương hướng
Đội ngũ nhân viên với cùng một mục tiêu cần phải làm việc dưới sự chỉ đạo của một người lãnh đạo và tuân theo một kế hoạch chung. Nhà lãnh đạo sẽ lên kế hoạch thực thi và là người giám sát, phân công, chịu trách nhiệm cuối cùng cho kế hoạch này.
Có rất nhiều mảng lợi ích trong một doanh nghiệp/tổ chức. Tuy nhiên, để doanh nghiệp/tổ chức có thể vận hành trơn tru, Henri Fayol cho rằng lợi ích của cá nhân cần phải đặt dưới lợi ích của tập thể.
Điều này áp dụng cho toàn bộ các cấp của cả doanh nghiệp/tổ chức, bao gồm cả những nhà lãnh đạo.
Thù lao có liên quan mật thiết tới năng suất làm việc và các hoạt động vận hành của các doanh nghiệp/tổ chức. Nguyên tắc 7 chỉ ra rằng, mức thù lao luôn phải công bằng, hợp lý và đủ để tạo động lực cho đội ngũ làm việc hiệu quả.
Có hai loại thù lao là phi tiền tệ (lời khen, sự tin tưởng, giao trách nhiệm) và tiền tệ (tăng lương, thưởng tiền, các khoản hỗ trợ tài chính).
Đây là nguyên tắc thiết yếu của mọi tổ chức và là hệ quả tất yếu của quá trình cơ cấu. Ngay cả ở trong những tổ chức có cấu trúc phẳng và quyền lực phân hóa (decentralization), quyền hành nói chung vẫn tập trung vào tay một số người mà thôi.
Và trong những tổ chức kiểu này, việc từng cá nhân được tự do đến đâu và hệ lụy từ việc phân tán quyền hành lớn đến mức nào chưa bao giờ được bỏ khỏi bàn tranh luận.
Trong quản trị phải có ‘xích lãnh đạo’ từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Phải đảm bảo nguyên tắc, không được đi trật khỏi đường dây nhưng sự vận dụng thì phải linh hoạt, không cứng nhắc.
H.Fayol cho rằng vật nào hay người nào cũng có vị trí riêng của nó. Phải đặt cho đúng vật nào, người nào vào chỗ nấy. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc sắp xếp, sử dụng người và dụng cụ, máy móc.
Vậy nên các doanh nghiệp/tổ chức cần sắp xếp sao cho mỗi nhân viên đều có chỗ đứng riêng, có bổn phận phù hợp với doanh nghiệp/tổ chức để họ luôn cảm thấy tự tin và thoải mái trong môi trường làm việc.
Các doanh nghiệp/tổ chức cần sắp xếp sao cho mỗi nhân viên đều có chỗ đứng riêng
Các doanh nghiệp/tổ chức cần sắp xếp sao cho mỗi nhân viên đều có chỗ đứng riêng
Công bằng luôn phải là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp/tổ chức. Theo ông Henri Fayol, nhân viên phải được đối xử tử tế và bình đẳng.
Người nhân viên cần phải ở đúng vị trị trong giờ làm việc và thực hiện đúng trách nhiệm công việc của mình. Còn người lãnh đạo chịu trách nhiệm giám sát, điều phối quá trình này; và họ cần phải đối xử với các nhân viên một cách công bằng, không có sự thiên vị.
Sự ổn định trong nhiệm vụ của nhân sự là nguyên tắc cần thiết trong quản trị. Nó đảm bảo cho các bộ phận của doanh nghiệp/tổ chức luôn vận hành với mục tiêu rõ ràng và người nhân viên có thời gian để thích ứng và thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.
Sự thay đổi không cần thiết và thiếu căn cứ sẽ tạo nên những nguy cơ do thiếu ổn định kèm theo những những phí tổn không nhỏ cho doanh nghiệp/ tổ chức.
Các nhà quản trị nên "hy sinh lòng tự kiêu cá nhân"
Henri Fayol lập luận rằng nhân viên nên được phép bày tỏ ý tưởng mới trong công việc. Điều này về một mặt sẽ khuyến khích sự quan tâm của nhân viên với các vấn đề của doanh nghiệp/tổ chức và tạo động lực làm việc cho họ.
Về mặt còn lại, Fayol cũng khuyên các nhà quản trị nên ‘hy sinh lòng tự kiêu cá nhân’ để cho phép cấp dưới thực hiện sáng kiến của họ. Bởi các sáng kiến của nhân viên là nguồn trợ lực to lớn cho doanh nghiệp/tổ chức.
Nguyên tắc cuối cùng có ý nghĩa rằng tập thể là sức mạnh và các nhà lãnh đạo luôn phải chú trọng tới việc xây dựng, duy trì sự hòa hợp giữa các mối quan hệ trong công việc.
Dưới sự đoàn kết và thống nhất của một tập thể, doanh nghiệp/tổ chức có thể nhanh chóng vươn cao và xa hơn.
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Mô hình Canvas luôn là lựa chọn ưu tiên của các nhà quản trị chiến lược, điển hình là các nhà khởi nghiệp trẻ và các doanh nghiệp lớn.
Trên con đường tiến vào thời đại Cách mạng 4.0, dữ liệu không chỉ là một phần mềm của doanh nghiệp mà còn là tài sản vô cùng quan trọng, là nguồn lực dẫn dắt sự thành công và phát triển bền vững. Trong bối cảnh này, quản trị dữ liệu doanh nghiệp trở thành một yếu tố không thể phủ nhận, với vai trò quyết định trong việc đo lường hoạt động, hỗ trợ ra quyết định, tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo tuân thủ pháp lý. Hãy cùng khám phá sâu hơn về vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.
Nhân sự là tài sản quý giá nhất của một tổ chức, và để phát triển và duy trì sức mạnh cạnh tranh, việc quản lý nhân sự hiệu quả là không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp. Từ việc đặt ra mục tiêu rõ ràng đến việc quản lý năng lực và đào tạo, mỗi khía cạnh đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tổ chức với văn hóa mạnh mẽ và nhân sự đầy tiềm năng.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển. Vốn lưu động đại diện cho khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, tức là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi sự cân nhắc và điều tiết khéo léo giữa tiền, chi phí và hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình phát triển và vận hành, việc huy động vốn là một phần quan trọng của chiến lược tài chính của một doanh nghiệp. Sự lựa chọn đúng phương án huy động vốn có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là khung các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn phương án huy động vốn
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc