Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Nền tảng quản lý doanh nghiệp toàn diện ERP hiện nay đã không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng thì không chỉ đòi hỏi nền tảng kỹ thuật vững chắc mà còn liên quan đến kế hoạch cũng như cách thức triển khai của mỗi doanh nghiệp. Nếu không chuẩn bị kỹ, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nhiều thách thức.
Phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện(ERP) là giải pháp công nghệ giúp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hay nói đơn giản hơn, ERP là một hệ thống được tích hợp nhiều ứng dụng trên một nền tảng duy nhất, giúp người dùng tự động hoá các quy trình thủ công và kết nối chặt chẽ các bộ phận từ tài chính - kế toán, thu - mua, sản xuất cho đến hành chính - nhân sự.
Tổng quan về phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện
Phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện được ra đời với mục đích thay thế những phần mềm riêng lẻ nhằm tạo nên một cơ sở dữ liệu dùng chung xuyên suốt toàn bộ doanh nghiệp nhằm mang đến những lợi ích như:
Mọi thông tin về dữ liệu sẽ được tổng hợp tự động và sử dụng chung ở xuyên suốt các phòng ban. Khi có sự thay đổi thông tin, những thao tác đều được ghi nhận, định danh để kiểm tra sự minh bạch cũng như tính chính xác.
Quản lý hệ thống dữ liệu và chuyển đổi thông tin dữ liệu đến các cá nhân chịu trách nhiệm tức thời, giúp rút gọn các thao tác thủ công, thay thế những văn bản giấy truyền thống.
Dễ dàng kiểm soát toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên: Mọi tác vụ diễn ra trên phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện đều được định danh và ghi nhận lịch sử, sau đó tự động phân tích cơ sở dữ liệu nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của từng nhân sự.
Tối ưu hoá quy trình vận hành
Tạo ra mạng xã hội nội bộ dành cho doanh nghiệp: tích hợp tính năng liên lạc nội bộ giữa người dùng thuộc cùng một hệ thống như các mạng trang xã hội, giúp tạo sự kết nối trong nhân viên, thuận tiện công việc và góp phần giúp doanh nghiệp bảo mật thông tin nội bộ.
Một số phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện hiện đại còn sở hữu các tính năng được thiết kế riêng cho từng lĩnh vực đặc thù và dễ dàng tích hợp với các phần mềm khác.
Một số đơn vị cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện hiện nay chỉ dừng lại ở mức cung cấp nền tảng công nghệ nhưng lại không hoàn toàn am hiểu quy trình nghiệp vụ cụ thể của từng bộ phận. Dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình áp dụng và không có đội ngũ hỗ trợ xuyên suốt nhằm hướng dẫn và triển khai đúng trình tự.
Đích đến cuối cùng của phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện ERP là người dùng tận dụng được những nguồn lực công nghệ và tối ưu hiệu quả công việc của cả cá nhân lẫn hệ thống. Vì vậy, kế hoạch đào tạo và huấn luyện nhân viên sử dụng các giải pháp ERP trong và sau khi triển khai dự án là hết sức quan trọng.
Những khóa đào tạo cụ thể của từng đơn vị cung cấp giải pháp với nhân viên và nhà quản lý sẽ giúp người dùng ngăn chặn những rủi ro, cắt giảm những nguồn lực dư thừa và phát huy tốt hiệu quả của giải pháp công nghệ.
Những thách thức khi triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện
Trước khi quyết định lựa chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện phù hợp, doanh nghiệp cần phân tích chính xác các nhu cầu các chức năng cần thiết và thù dành riêng cho lĩnh vực hoạt động. Yếu tố này quyết định hiệu quả phần mềm ERP có thể mang lại trong thời gian dài. Doanh nghiệp nên lựa chọn đội ngũ, đơn vị triển khai có chuyên môn công nghệ cao nhằm dễ dàng tối ưu nền tảng tương thích với đặc điểm tổ chức.
Trong trường hợp, khi doanh nghiệp sử dụng nhiều phân hệ chức năng từ các đơn vị cung cấp khác nhau dễ dẫn đến bức tranh ERP toàn cảnh toàn là những mảng màu chắp vá. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng người dùng cần tìm ra tiếng nói chung để khai thác tối ưu hiệu quả từng phân hệ và kết hợp chúng nhịp nhàng với nhau. Thay vào đó, một nền tảng có sự tổng hoà mạnh mẽ là một lựa chọn tối ưu gấp bội.
Thiếu sự tương thích ở các phân hệ
Các giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện để vận hành mượt mà đòi hỏi một tốc độ xử lý tốt và hạ tầng lưu trữ lớn. Nếu không đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất dành cho hạ tầng sẽ làm giảm đi tốc độ ứng dụng và vấn đề về phần mềm khác. Để chuẩn bị tốt nhất cho cơ sở vật chất, doanh nghiệp cần làm việc với đội ngũ triển khai có khả năng tư vấn, định hướng tốt để tránh các rủi ro phát sinh khi sử dụng đồng thời đảm bảo phần mềm ERP phát huy tối đa khả năng.
Quá trình triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện luôn có những thách thức chung nhất định, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp cần phải đối mặt với một số những thách thức khác. Vì vậy, nhà quản trị cần tìm kiếm phần mềm quản lý toàn diện doanh nghiệp tổng hoà toàn diện và đối tác cung cấp đủ uy tín nhằm hỗ trợ triển khai một cách hiệu quả nhất.
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Trong cục diện kinh tế khó khăn, làn sóng chuyển đổi số lại nổi lên không còn chỉ mang tính lý thuyết mà đã có những bước đi thực tế. Như một bản lề, khủng hoảng kinh tế giúp các doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của ứng dụng chuyển đổi số vào vận hành để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là lúc các nhà quản trị cần nhìn thẳng, nhìn thật vào những hiệu quả mà chuyển đối số mang lại và phương pháp chuyển đổi số để dẫn đầu, tạo lợi thế trong một thế giới công nghệ đang chiếm ngôi vị và luôn thay đổi chóng mặt. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng 1BOSS tìm hiểu thực trạng chuyển đối số hiện nay ở Việt Nam và casestudy của những doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công với Nền tảng quản trị doanh nghiệp của 1BOSS.
Trong thời đại kinh doanh hiện nay, việc quản lý và phân phối sản phẩm trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, phần mềm quản lý kênh phân phối đã trở thành một giải pháp hiệu quả để tối ưu hóa các hoạt động của doanh nghiệp. Phần mềm này giúp cho các doanh nghiệp có thể quản lý và giám sát các hoạt động bán hàng, đặt hàng, quản lý kho hàng và vận chuyển hàng hóa một cách dễ dàng và chính xác hơn.
Để doanh nghiệp thành công và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần phải áp dụng các phương pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện. Đây là những phương pháp giúp đảm bảo sự phát triển đồng bộ và toàn diện của doanh nghiệp, từ quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất đến quản lý thương hiệu và tiếp thị.
Các phương pháp này giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và tăng cường năng lực cạnh tranh, đồng thời tăng khả năng đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Trong bài viết này, 1BOSS sẽ tìm hiểu về các phương pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện mà các nhà quản lý và doanh nhân nên biết để đạt được thành công trong thời kinh doanh hiện nay.
Quản lý kênh phân phối là một trong những yếu tố cốt lõi để một doanh nghiệp có thể duy trì và mở rộng thị trường của mình. Tuy nhiên, việc quản lý kênh phân phối đôi khi có thể trở nên rắc rối và phức tạp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn và phân phối sản phẩm trên nhiều địa điểm khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, các phần mềm quản lý kênh phân phối đã được phát triển và trở thành một công cụ hữu ích để giúp các doanh nghiệp quản lý kênh phân phối của mình một cách hiệu quả. Trong bài viết này, 1BOSS sẽ giới thiệu đến bạn top 3 phần mềm quản lý kênh phân phối tốt nhất hiện nay.
Trong thời đại chuyển đổi số, việc bán hàng trực tuyến trở thành một phương tiện kinh doanh quan trọng cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản lý bán hàng trên nhiều nền tảng bán hàng khác nhau như Amazon, eBay, Shopify, Walmart, vv. lại là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh ra đời. Hãy cùng 1BOSS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc