Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Qúa trình thử việc là thời gian để nhân sự thích nghi với công việc, cũng như để doanh nghiệp đánh giá tính phù hợp của nhân sự với vị trí đang cần tuyển. Cuối giai đoạn này, doanh nghiệp thường sẽ tiến hành đánh giá nhân sự bằng một trong những mẫu đánh giá thử việc cơ bản, thường gặp nhất sau đây.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Đánh giá thử việc là cần thiết khi kết thúc quá trình thử việc
Quá trình thử việc của nhân viên mới giống như thời gian “sống thử” giữa ứng viên và doanh nghiệp. Giai đoạn này chính là thời gian để hai bên tìm hiểu, thể hiện năng lực cũng như quyết định gắn bó với nhau lâu dài. Thử việc cũng là thời điểm để người lao động thể hiện năng lực và bản thân mình, tìm hiểu môi trường, khả năng phát triển cũng như gắn bó với doanh nghiệp.
Ngược lại đối với các doanh nghiệp, thời gian thử việc là cơ hội tốt để các nhân viên cũ và mới có thể làm quen và hợp tác cùng nhau làm việc. Qua thời gian này nhà quản lý sẽ tiến hành theo dõi đưa ra các nhận xét, đánh giá của mình về năng lực, nhân phẩm, tinh thần trách nhiệm và khả năng làm việc nhóm của ứng viên để quyết định có nhận vào doanh nghiệp mình hay không.
Khi thời gian thử việc kết thúc, các doanh nghiệp cần đưa ra các mẫu đánh giá thử việc nhằm đánh giá kết quả quá trình thử việc của ứng viên. Phiếu đánh giá này là một trong những quy trình quan trọng trong tuyển dụng mà các doanh nghiệp cần chú ý. Bởi nếu đánh giá thử việc không đúng với năng lực thực tế của ứng viên sẽ gây lãng phí về nguồn lực, tiền bạc, thời gian, công sức của cả hai bên.
Trong mẫu đánh giá thử việc các ứng viên và nhà tuyển dụng cần lưu ý đến thời gian và mức lương thử việc nhằm tránh các sai sót không đáng có. Cụ thể:
Tùy theo tính chất, loại hình cũng như mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc tại các công ty, đơn vị có thể khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản ứng viên chỉ được thử việc 1 lần đối với 1 công việc và cần đáp ứng một số điều kiện sau:
Thời gian thử việc được quy định rõ ràng cho mỗi công việc
Khi quá trình thử việc kết thúc doanh nghiệp cần làm nhận xét đánh giá sau thử việc, nếu ứng viên đạt yêu cầu, cần thực hiện ký kết hợp đồng lao động chính thức. Trong quá trình thử việc, ứng viên và doanh nghiệp có quyền hủy bỏ các thỏa thuận thử việc mà không cần bồi thường hay báo trước nếu việc làm thử không đạt được yêu cầu đã thỏa thuận từ trước.
Doanh nghiệp, nhà quản lý cần thông báo kết quả đánh giá thử việc trong vòng 3 ngày kể từ khi kết thúc quá trình thử việc. Trong trường hợp ứng viên không đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần trả mức lương theo thỏa thuận từ trước. Ngược lại nếu ứng viên đáp ứng các điều kiện cần thực hiện ký kết hợp đồng lao động.
Mức lương thử việc của ứng viên trong thời gian thử việc sẽ được thỏa thuận giữa 2 bên bao gồm ứng viên và nhà tuyển dụng. Các ứng viên cần lưu ý theo luật quy định mức lương thử việc không được thấp hơn 85% so với mức lương cơ bản mà doanh nghiệp đang trả cho nhân viên chính thức.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc tính lương thử việc cho người lao động?
Mẫu đánh giá thử việc cần đáp ứng một số tiêu chí nhất định
Doanh nghiệp có thể dựa trên đặc thù, tình hình thực tế và khung đánh giá nhân sự của đơn vị mình để đưa ra mẫu nhận xét đánh giá nhân viên thử việc phù hợp. Một trong những cách viết đánh giá thử việc phổ biến nhất hiện nay chính là mô hình ASK. Mô hình đo lường năng lực nhân sự này được viết tắt từ (Attitude – Skill – Knowledge). ASK đánh giá nhân sự mới thông qua 3 tiêu chí: Thái độ – Kỹ năng –Kiến thức.
Muốn đánh giá ứng viên một cách hiệu quả và công bằng, nhà quản trị cần xây dựng một quy trình với những tiêu chí đánh giá khoa học và phù hợp với đặc thù công việc của phòng ban, doanh nghiệp. Vậy làm sao để xây dựng quy trình đánh giá nhân viên thử việc hiệu quả?
Thái độ là một trong những tiêu chí để đánh giá nhân sự
Khả năng làm việc dùng để đánh giá nhân sự mới
Ngoài ra các doanh nghiệp nên để một mục tự đánh giá thử việc để các ứng viên có thể tự mình đưa ra các đánh giá và nhận xét cho quá trình thử việc của mình. Các ứng viên sẽ đứng ở góc độ người lao động để đưa ra suy nghĩ về vị trí, công việc mình đang đảm nhận cũng như các nhận xét về đồng nghiệp, lãnh đạo hay công ty. Việc để nhân viên tự đánh giá cũng giúp các ứng viên nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình trong quá trình thử việc.
Để quy trình đánh giá nhân sự diễn ra hiệu quả, các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng có thể tham khảo một số mẫu đánh giá thử việc đơn giản sau đây:
Mẫu đánh giá thử việc cơ bản cho doanh nghiệp số 1
Mẫu đánh giá thử việc cơ bản cho doanh nghiệp số 2
Mẫu đánh giá thử việc cơ bản cho doanh nghiệp số 3
Các mẫu đánh giá thử việc chính là bản tổng hợp kết quả quá trình thử việc của ứng viên tại doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng có thể dựa trên những gì mà ứng viên đã thể hiện trong suốt thời gian thử việc để đưa ra các đánh giá khách quan nhất.
Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các công ty, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng.
Ban biên tập 1BOSS
Tài liệu tham khảo:
Trong thời đại phát triển kinh tế như hiện nay, việc tạo ra kế hoạch nhân sự phù hợp và hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng giúp các công ty đạt được sự thành công. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch nhân sự là một công việc không hề đơn giản và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vì vậy, để giúp cho các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch nhân sự đạt hiệu quả cao nhất, 1BOSS đã tổng hợp và giới thiệu đến bạn Top 10 mẫu kế hoạch nhân sự cho công ty hay nhất năm 2023.
Download 15 file excel quản lý nhân sự chuyên nghiệp năm 2023 là một tài nguyên hữu ích cho các nhà quản lý nhân sự và các chuyên gia về quản lý. Trong bài viết này, 1BOSS giới thiệu cho bạn 15 file Excel đa dạng về quản lý nhân sự, bao gồm các mẫu biểu, bảng tính và công cụ quản lý nhân sự.
Tiến hành đánh giá nhân viên là điều cần thiết cho sự phát triển của một công ty .Nắm rõ các tiêu chí đánh giá nhân viên sẽ giúp bạn tiến hành đánh giá một cách chính xác và hiệu quả hơn. Cùng 1BOSS tham khảo mẫu đánh giá nhân viên trong bài viết dưới đây.
Nhân viên là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bằng cách cung cấp cho họ những công cụ phù hợp, bạn có thể giúp doanh nghiệp của mình thành công. Một kế hoạch đào tạo tốt là một phần thiết yếu để đảm bảo rằng mọi nhân viên đều hiểu công việc của họ và những gì được mong đợi ở họ. Cùng 1BOSS tham khảo mẫu kế hoạch đào tạo dưới đây.
Hợp đồng lao động là văn bản quan trọng được ký kết bởi người lao động và người sử dụng lao động. Nó là bằng chứng để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan. Cùng 1BOSS tìm hiểu và tham khảo mẫu hợp đồng lao động trong bài viết dưới đây.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc