Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Khảo sát thị trường là gì? Đây là hoạt động giúp doanh nghiệp có tầm nhìn rõ ràng hơn về phương hướng phát triển các hoạt động tiếp thị, kinh doanh, phát triển sản phẩm. Hoạt động khảo sát thị trường đòi hỏi đội ngũ thực hiện có những am hiểu về việc nghiên cứu, phân tích hành vi người dùng.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Khảo sát thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua và/hoặc sử dụng của khách hàng. Do đó, càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng bạn càng có nhiều cơ hội thành công. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công.
Qua khảo sát thị trường, bạn có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường cụ thể. Ví dụ, qua nghiên cứu, bạn có thể phát hiện thấy hương vị của một loại thực phẩm cụ thể rất phổ biến ở thị trường này nhưng lại được coi là đặc biệt ở một thị trường trường khác và đó sẽ là thông tin marketing cần thiết nếu chiến lược kinh doanh của bạn có liên quan đến lĩnh vực đó.
Việc khảo sát sẽ cung cấp những chi tiết rất quan trọng hỗ trợ bạn từ việc phát hiện ra thị trường “ngách” cho đến việc hoạch định một chiến lược tiếp thị xuất khẩu có hiệu quả. Nhờ nghiên cứu, bạn không phải lãng phí tiền bạc và công sức cho những hy vọng sai lầm, đặc biệt khi bạn tiến hành xuất khẩu lần đầu. Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng khảo sát thị trường không phải là điều đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong kinh doanh, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn tránh được nhiều quyết định sai lầm.
Giúp tìm ra những thị trường lớn nhất cho sản phẩm của bạn, các thị trường tăng trưởng nhanh nhất, các xu hướng và triển vọng của thị trường, các điều kiện, tập quán kinh doanh và cơ hội dành cho sản phẩm của bạn trên thị trường.
Cho phép thu gọn tầm nhìn và nỗ lực một cách hiệu quả vào một lĩnh vực, phạm vi nhất định. Từ đó bạn có thể đặt ra các ưu tiên đối với một thị trường mục tiêu cụ thể và lên kế hoạch cho các thị trường tương lai ở mức độ dài hạn hơn.
Giúp bạn xác định các “thủ thuật” giới thiệu sản phẩm tốt nhất. Sau một thời gian, ví dụ một năm, qua nghiên cứu bạn có thể đánh giá được các nỗ lực của mình cũng như của các đối tác thương mại để từ đó có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết ở từng thị trường.
Giúp hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu, những sai lầm cũng như nguyên nhân thành công của họ.
Có thể giúp tìm ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm mới.
Giúp củng cố quan hệ làm ăn nghiêm túc với đối tác do quan tâm và am hiểu về thị trường của họ.
Khảo sát thị trường giúp bạn nắm được các diễn biến mới nhất trên thị trường mục tiêu, từ đó đưa ra các quyết định marketing nhanh chóng. Trong môi trường kinh doanh quốc tế biến động rất nhanh, bạn cần một cách tiếp cận chủ động như vậy và đó thực sự là lợi thế cạnh tranh của bạn.
Ngay cả trong giai đoạn dân số tăng trưởng chậm vẫn xuất hiện những xu hướng và những nhóm khách hàng mục tiêu mới, chảng hạn như số lượng người cao tuổi hoặc các hộ độc thân ngày càng đông. Cả hai nhóm này đều tìm kiếm những sản phẩm tiện dụng. Qua khảo sát thị trường, bạn có thể xác định được quy mô của các nhóm này cũng như sự khác biệt của mỗi nhóm ở các quốc gia khác nhau và có thể dự đoán những mối quan tâm của họ để đáp ứng.
Cách tiếp cận “chủ động” sẽ dẫn đến thành công qua việc nhanh chóng đáp ứng và giới thiệu sản phẩm được thiết kế phù hợp về kích cỡ, kiểu dáng…cho từng khách hàng nói trên.
Khảo sát thị trường không đơn thuần chỉ là việc sưu tập các dữ liệu và con số thống kê. Mọi dữ liệu thu thập cần được phân tích và chuyển hoá thành các thông tin liên quan. Những thông tin này là cơ sở cho việc hình thành chiến lược và công cụ marketing của bạn.
Giống như quá trình lập kế hoạch, nghiên cứu thị trường cũng mang tính tuần hoàn theo chu kỳ. Đầu tiên, khi xem xét lại các dữ liệu ban đầu, bạn thấy nổi lên một số vấn đề cần khảo sát thêm. Bạn tiến hành khảo sát, sau đó bổ sung những thông tin mới vào hệ thống thông tin của mình. Do vậy, khảo sát thị trường không đứng riêng rẽ mà là một phần không thể tách rời trong chiến lược marketing xuất khẩu của bạn. Đó là một quá trình liên tục.
Khảo sát thị trường đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian và tiền bạc. Nhiều công ty hiện vẫn thực hiện hoạt động xuất khẩu theo phương thức “tự trang trải”, nghĩa là, bắt đầu xuất khẩu sau đó sử dụng lợi nhuận thu được từ việc bán sản phẩm trên thị trường này để tiến hành đầu tư lại. Điều này không thể áp dụng đối với khảo sát thị trường. Ở đây, bạn cần phải đầu tư một khoản tiền để khảo sát thị trường trước khi giới thiệu sản phẩm và điều đó sẽ giúp bạn tránh phải trả giá đắt cho những sai lầm trên thị trường mục tiêu sau này.
Nghiên cứu thị trường bao gồm tất cả các phương pháp nhằm đánh giá xem những thị trường ngoài nước nào mang nhiều tiềm năng nhất cho các sản phẩm của doanh nghiệp.
Có thể định nghĩa đơn giản về nghiên cứu thị trường như sau:
“Nghiên cứu thị trường là sự thu thập và phân tích các dữ liệu về thị trường con người, các hạn chế, kênh phân phối và đối tượng tham gia nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các quyết định marketing”.
Có một số lầm tưởng sau đây khiến các doanh nghiệp quay lưng lại với công tác nghiên cứu khảo sát thị trường:
Có sự hiểu lầm này là một phần do một số nhà nghiên cứu đã sử dụng những khái niệm và thuật ngữ phức tạp chuyên nghành. Tuy nhiên, những người làm nghiên cứu giỏi đều ý thức rõ rằng mọi người đều có thể dễ dàng thiết kế và thực hiện nghiên cứu thị trường.
Một số nhà xuất khẩu tin rằng họ đã có đủ thông tin qua đối tác thương mạicủa mình hoặc trông chờ phía đối tác tiến hành nghiên cứu trước. Ngoài ra, một số nhà xuất khẩu coi thông tin thị trường là một sản phẩm phụ của hệ thống kế toán. Nhưng vấn đề là các đối tác thương mại thường thiếu sự đánh giá khái quát, khách quan về thị trường và sự phát triển kênh phân phối trên đất nước của họ.
Nghiên cứu thị trường không nhất thiết là phải tiến hành khảo sát, phỏng vấn thật nhiều người và thực hiện các phân tích phức tạp trên máy tính vốn rất tốn kém, nhất là khi thâm nhập vào các nước EU khác nhau, mà có thể sử dụng nhiều kỹ thuận ít tốn kém (ví dụ như kỹ thuật nghiên cứu tại văn phòng hoặc tìm kiếm trên mạng internet).
Một số nhà xuất khẩu đã quá bận rộn và e ngại không theo dõi được vấn đề khi phải xem xét toàn bộ thông tin và làm việc với các chuyên gia nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu được thảo luận trong cuốn sách này yêu cầu một tố chất bình thường và một sự cam kết về thời gian.
Ban biên tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Mô hình Canvas luôn là lựa chọn ưu tiên của các nhà quản trị chiến lược, điển hình là các nhà khởi nghiệp trẻ và các doanh nghiệp lớn.
Trên con đường tiến vào thời đại Cách mạng 4.0, dữ liệu không chỉ là một phần mềm của doanh nghiệp mà còn là tài sản vô cùng quan trọng, là nguồn lực dẫn dắt sự thành công và phát triển bền vững. Trong bối cảnh này, quản trị dữ liệu doanh nghiệp trở thành một yếu tố không thể phủ nhận, với vai trò quyết định trong việc đo lường hoạt động, hỗ trợ ra quyết định, tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo tuân thủ pháp lý. Hãy cùng khám phá sâu hơn về vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.
Nhân sự là tài sản quý giá nhất của một tổ chức, và để phát triển và duy trì sức mạnh cạnh tranh, việc quản lý nhân sự hiệu quả là không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp. Từ việc đặt ra mục tiêu rõ ràng đến việc quản lý năng lực và đào tạo, mỗi khía cạnh đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tổ chức với văn hóa mạnh mẽ và nhân sự đầy tiềm năng.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển. Vốn lưu động đại diện cho khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, tức là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi sự cân nhắc và điều tiết khéo léo giữa tiền, chi phí và hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình phát triển và vận hành, việc huy động vốn là một phần quan trọng của chiến lược tài chính của một doanh nghiệp. Sự lựa chọn đúng phương án huy động vốn có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là khung các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn phương án huy động vốn
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc