Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Hiện nay, eSIM là một trong những ứng dụng công nghệ mang lại rất nhiều tiện lợi cho người sử dụng. eSIM là gì? Lợi ích khi dùng eSim và những thiết bị nào hỗ trợ eSim giúp người dùng bảo mật thông tin tốt? Theo dõi bài viết để biết rõ hơn về eSIM nhé!
Một số tài liệu liên quan:
SIM là gì?
SIM (Subscriber Identity Module) ra đời vào những năm 1991. Là thẻ gắn chip, lưu trữ thông tin mạng cụ thể. Sử dụng để xác thực và nhận dạng thuê bao trên mạng di động. Trải qua nhiều năm. Kích thước của SIM cũng thay đổi rất nhiều. Từ hình dạng của một chiếc thẻ tín dụng. SIM giờ chỉ còn như móng tay.
SIM được lắp vào thiết bị thông qua một khay SIM. Dù kích thước ngày càng nhỏ, nhưng khay SIM và phần cứng liên quan đến SIM trên bo mạch chủ vẫn chiếm khá nhiều không gian trong điện thoại. Và vẫn có khe hở trên thân máy nên ảnh hưởng đến khả năng chống nước của máy.
SIM (Subscriber Identity Module).
eSIM (Embedded SIM hay chính thống hơn là Universal Integrated Circuit Card (eUICC)). Là một thẻ SIM được hàn trực tiếp lên bo mạch chủ của thiết bị tại các điểm sản xuất trong khi vẫn đảm bảo các chức năng giống như một SIM di động hiện nay. eSIM không có khay thẻ SIM riêng trên điện thoại và bạn không thể tháo nó ra khỏi thiết bị. Tuy nhiên, giống như thẻ SIM rời, bạn có thể thay đổi eSIM sang một mạng khác nếu không bị khóa.
eSIM có chiều dài và chiều rộng dưới 5mm được hàn vào bảng mạch của thiết bị khi sản xuất nhưng vẫn có chức năng như thẻ SIM thông thường. Nó có các chức năng M2M (Machine to Machine) và Remote Provisioning.
Remote Provisioning bên trong chuẩn eSIM mang đến trải nghiệm tốt hơn khi kích hoạt và quản lý điện thoại. Trong quá trình cài đặt, người dùng có thể chọn nhà mạng và gói cước mình muốn.
eSIM là gì?
Để sử dụng eSIM, bạn cần sử dụng nhà mạng cung cấp eSIM và có điện thoại tương thích. Hầu hết các nhà mạng lớn trên toàn thế giới đều cung cấp hỗ trợ eSIM.
eSIM hiện đang được sử dụng để mang lại khả năng hai SIM cho điện thoại thông minh. Bao gồm iPhone 12 và iPhone 13, Pixel 5, Pixel 6, Samsung Galaxy S21 Ultra, Samsung Galaxy S21+ 5G và các thiết bị nhỏ hơn như Apple Watch.
Theo thời gian, tất cả điện thoại và máy tính bảng có thể sẽ chuyển sang sử dụng eSIM. Kích thước nhỏ hơn nhiều của eSIM giúp nó trở thành một tính năng phổ biến trong các thiết bị Internet of Things. Mặc dù có một công nghệ hơn và nhỏ hơn rất nhiều gọi là iSIM.
Bạn kết nối hầu hết các điện thoại với mạng bằng cách lắp thẻ SIM vào khay. Vậy làm thế nào để bạn kết nối điện thoại eSIM?
Thiết bị kết nối eSIM.
Điều này phụ thuộc vào thiết bị bạn có và liệu bạn đã mua eSIM kèm với gói cước di động hay đã thêm gói eSIM riêng chưa. Nếu mua gói riêng, bạn sẽ nhận được thẻ kích hoạt eSIM bao gồm mã QR để quét trên điện thoại.
Nếu bạn mua Pixel trên Google Fi, chi tiết eSIM của bạn sẽ tự động được liên kết với tài khoản.
Apple Watch sẽ đi kèm với eSIM được cấu hình sẵn khi bạn mua nó theo gói hoặc bạn có thể thêm thông tin chi tiết thông qua ứng dụng Apple Watch. Trên Samsung Galaxy Watch, bạn phải hoàn tất thiết lập thông qua ứng dụng di động trên điện thoại của mình.
Các thiết bị hai SIM cần phải hỗ trợ DSDS (Dual SIM, Dual Standby) để cung cấp đầy đủ chức năng. Tính năng này có sẵn trong iOS 13 và Android 10 trở lên. DSDS cho phép cả hai SIM kết nối với mạng cùng một lúc. Khi thiết lập, bạn sẽ cần chọn SIM nào sẽ sử dụng làm tùy chọn mặc định.
Ưu điểm lớn nhất của eSIM là sự tiện lợi. Nếu bạn muốn sử dụng nhiều số thuê bao trên điện thoại của mình, bạn có thể thay đổi chúng dễ dàng.
Ngoài ra, những lợi ích mà eSIM mang lại là quá rõ ràng:
Những lợi ích của esim.
Nhược điểm của esim.
eSIM không chỉ giúp những thiết bị di động hoạt động mà còn mở ra danh mục thiết bị hoàn toàn mới với ít nhược điểm hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là một cách giải quyết tốt với những người yêu thích SIM vật lý.
Việc chuyển từ thẻ SIM người dùng có thể thay thế sang một thiết bị cố định bên trong thiết bị khiến một số người dùng lo lắng đến sự tự do của họ. eSIM trở thành một phần trong điện thoại không thể tùy chỉnh. Thay đổi SIM hiện giờ là một quá trình mà các công ty có toàn quyền kiểm soát. Chứ không phải là thứ gì đó mà người dùng có thể tự làm được.
Khả năng bắt sóng của eSIM kém hơn so với SIM vật lý cũng là điều bị nhiều người dùng phàn nàn.
Bên cạnh đó, có nhiều người chia sẻ câu chuyện khi họ đi đến các quốc gia khác để du lịch. Khi sử dụng thẻ SIM vật lý họ có thể tháo ra và mua thẻ SIM mới từ bất kỳ cửa hàng địa phương nào và sử dụng nó trong suốt thời gian lưu trú. Vậy còn thẻ eSIMs thì sao? Liệu mọi người có thể dễ dàng có được một “thẻ SIM” như bây giờ hay không?
Về mặt lý thuyết, khi đi du lịch đến một nơi nào đó. Thiết bị di động của bạn sẽ biết vị trí địa lý đã thay đổi và cung cấp một số điện thoại cũng như gói cước của nhà mạng địa phương. Bên cạnh đó, một lợi ích khác được thảo luận đó là eSIM bảo đảm thiết bị tương lai có giá thành sản xuất rẻ hơn.
Nhược điểm của esim.
Có thể sử dụng bao nhiêu thuê bao trên eSIM cùng lúc?
1 eSIM có thể tích hợp nhiều số thuê bao của các nhà mạng khác nhau. Nhưng bạn chỉ có thể sử dụng 1 thuê bao tại 1 thời điểm.
Có thể sử dụng eSIM và SIM vật lý đồng thời không?
Có. Bạn có thể dùng cả 2 trên cùng 1 thiết bị.
Máy hiển thị mấy vạch sóng nếu có nhiều hơn 2 số thuê bao?
Máy chỉ hiển thị 2 vạch sóng, 1 của 1 số thuê bao được bật trên eSIM, 1 của SIM thường.
Reset lại máy có mất dữ liệu eSIM không?
Nếu reset và chọn xóa toàn bộ dữ liệu thì sẽ mất số thuê bao đã cài trên eSIM. Cần quét lại mã QR code đã được cấp trước đó.
Nếu reset và chọn giữ lại gói cước di động thì sẽ không mất số thuê bao trên eSIM.
Khi bán máy thì làm thế nào?
Khi dùng eSIM bên cạnh điện thoại được hưởng lợi thì các thiết bị kết nối khác cũng có được những lợi không nhỏ từ dịch vụ này. Theo ước tính của các chuyên gia trong vài năm tới. Các thiết bị Internet of Things sẽ trở thành một danh mục kết nối lớn. Vượt xa cả điện thoại di động. Những chiếc eSIM sẽ giúp các thiết bị hoạt động tốt hơn và hạn chế những nhược điểm đang gặp phải.
Thiết bị kết nối internet of things.
Wearables và máy tính xách tay chính là một trong những thiết bị được hưởng lợi nhiều nhất từ eSIM. Bên cạnh đó eSIM có thể tích hợp vào ôtô để có thể kết nối được nhiều những chiếc xe từ một thiết bị.
eSIM trong tương lai.
eSIM là tương lai nhưng nó sẽ không xảy ra ngay bây giờ. Hầu hết các điện thoại thông minh hiện tại vẫn là sử dụng SIM vật lý. Và sẽ cần khoảng thời gian lâu nữa để mọi thứ có thể thay đổi toàn diện. Trong Google Pixel 2 và Google Pixel 2 XL các eSIM hiện chỉ được sử dụng bởi Project Fi của Google. Và do đó nó có một khay thẻ Nano-SIM vật lý cho tất cả người dùng khác.
Điều chắc chắn là các nhà sản xuất sẽ đưa vào eSIM như một tiêu chuẩn hiện nay. SIM vật lý đã mất 27 năm phát triển. Và eSIM có lẽ không cần thời gian nhiều đến thế để thay đổi lịch sử công nghệ.
Tới tháng 2 năm 2021, có những thiết bị dưới đây hỗ trợ eSIM:
Ban biên tập 1BOSS
Nguồn tài liệu tham khảo:
Trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Blockchain đã thu hút sự quan tâm và nghiên cứu rộng rãi từ mọi người, nhờ vào những tác động tích cực mà nó mang lại cho cuộc sống của con người. Vậy, Blockchain là gì? Và làm thế nào mà nó được áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau? Chúng ta sẽ cùng 1BOSS khám phá thông qua bài viết này nhé.
Trong thời đại số ngày nay, doanh nghiệp cần phải sử dụng các công nghệ mới để có thể tối ưu hoá hoạt động và cạnh tranh trong thị trường. Và hệ điều hành doanh nghiệp 4.0 đã trở thành một công cụ không thể thiếu để giúp các doanh nghiệp đạt được sự thành công trong kinh doanh. Hãy cùng 1BOSS tìm hiểu cơ hội, thách thức của hệ điều hành 4,0 ngay bây giờ nhé!
Trong thời đại số hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh đã trở thành một xu hướng không thể thiếu cho các doanh nghiệp. Hệ điều hành doanh nghiệp 4.0 là một trong những công nghệ được ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay, giúp quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả hơn.
Hệ điều hành doanh nghiệp 4.0 giúp doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường, giúp tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững. Do đó, trong bài viết này, 1BOSS sẽ cùng đi sâu tìm hiểu về hệ điều hành doanh nghiệp doanh nghiệp 4.0 và tầm nhìn và chiến lược định hướng cho doanh nghiệp trong thời đại số.
Ứng dụng hệ điều hành doanh nghiệp 4.0 như thế nào để đảm bảo hiệu quả công việc của cả hệ thống nhân lực và hiệu suất của bộ máy sản xuất sản phẩm luôn là câu hỏi khó nhằn mà người đứng đầu bắt buộc phải tìm ra câu trả lời trước khi chính thức bước vào quy trình vận hành. Bài viết dưới đây sẽ phần nào mang đến những thông tin tổng quát cũng như những lưu ý bắt buộc phải biết nếu muốn tối ưu hóa hệ điều hành doanh nghiệp 4.0
Muốn bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp phải thay đổi phương thức hoạt động bằng cách áp dụng các nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện. Doanh nghiệp cần tạo ra giá trị gia tăng bằng chất lượng, hiệu suất, quy trình, một trong các cách hiệu quả nhất đó là áp dụng hệ điều hành doanh nghiệp 4.0
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc