Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Cung có trước hay cầu có trước, giống như câu chuyện về “Quả trứng và con gà”. Dưới góc nhìn của một doanh nghiệp; Chúng tôi sẽ cho bạn thấy nguyên lý giữa thị trường và sản phẩm để trả lời cho câu hỏi này.
Xem thêm bài viết liên quan:
Khi bạn hiểu rõ thị trường, các sản phẩm sẽ tự tiêu thụ. Cung có trước hay cầu có trước, thị trường hay là sản phẩm?
Đây không phải là điều gì lạ lẫm; thực chất nó chỉ là câu hỏi kiểu: con gà hay quả trứng có trước. Như bạn đã biết; Khi tìm hiểu về thị trường trước, bạn có thể hoàn toàn thay đổi quan điểm kinh doanh của mình; bạn có thể điều hành doanh nghiệp của mình lâu dài hoặc là bị thời kì suy thoái đánh gục.
Trước khi nghĩ đến kế hoạch buôn bán hãy hiểu rõ khách hàng của mình cần gì. Trong thời kì này; khi mà nền kinh tế đang suy thoái; chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt giữa việc bỏ lỡ một cơ hội và tạo nên nó.
Không biết có bao nhiêu ý kiến yêu cầu sự chỉ đạo marketing từ chủ doanh nghiệp; người đã bỏ ra rất nhiều thời gian cho một sản phẩm hay một dịch vụ hoàn hảo; Mà không nắm rõ câu trả lời then chốt:
Chính xác ai là người sẽ mua sản phẩm này và vì sao họ lại muốn mua nó?
Khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu cho sản phẩm này?
Làm thế nào để thuyết phục khách hàng tương lai mua sản phẩm của bạn mà không phải là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?
Hãy tưởng tượng rằng, bạn đang bắt đầu lại từ đầu với hai bàn tay trắng. Bỏ qua những quan điểm; nhận thức trước về dòng sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đáng nhẽ phải cung cấp. Trong nền kinh tế này, khách hàng luôn luôn nhấn mạnh tới những nhu cầu của họ.
Vì vậy; Hãy tự hỏi mình rằng: Điều gì mà khách hàng thực sự cần từ sản phẩm của hãng mình. Đó có thể là bất cứ điều gì; Từ việc cải tiến máy móc cho tới việc kéo dài dịch vụ chăm sóc khách hàng. Một khách hàng lí tưởng luôn luôn biết rằng cô ta thực sự cần gì, hay ít nhất là cô ta biết về nó ngay khi cô ta thấy nó; Vì vậy, hãy điều chỉnh sản phẩm hoặc các dịch vụ của mình sao cho phù hợp.
Giả sử như bạn dành năm cuối cùng cho việc phát triển một sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu rất lớn với việc thiết lập thị trường mục tiêu. Bạn sẵn sàng tung sản phẩm mới của mình ra thị trường, nhưng nó có giá cao hơn tất cả các sản phẩm cùng loại khác. Thừa nhận rằng sản phẩm của bạn có một vài điểm vượt trội hơn những sản phẩm cùng loại khác và khách hàng tương lai của bạn biết rằng họ cần loại sản phẩm mới và tiên tiến này. Bạn nên làm gì?
Vài năm trước đây, đáng nhẽ bạn phải đưa ra một chiến dịch quảng cáo lớn hơn sau sản phẩm tiên tiến này và nắm bắt cơ hội kinh doanh từ những khách hàng lớn sẵn sàng trả một cái giá đáng kể cho những điểm vượt trội hơn này.
Nhưng ngày nay, biện pháp thông minh nhất của bạn có thể là tìm ra cách giới thiệu sản phẩm vượt trội của bạn với mức giá tương đương với những sản phẩm dòng cũ hơn. Sau đó, khi thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới của bạn, bạn có thể dần dần tăng giá lên, mặc dù nó có thể không cao hơn những sản phẩm cạnh tranh khác tới ba lần.
Cuối cùng, đừng bao giờ tham gia vào một thị trường trừ khi bạn biết bạn có thể sản xuất và bán những sản phẩm cũng như dịch vụ của chính mình, những thứ mà khách hàng tiềm năng của bạn sẵn sàng trả tiền cho nó.
Đây là điểm mà thực tế đòi hỏi. Sự thực là điều mà sự xuất sắc của sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp có thể không đáp ứng đủ khi tung ra thị trường. Khi mà đồng tiền khó kiếm được, người ta càng xem xét kĩ lưỡng hơn việc mua bán.
Một phần của việc đưa sản phẩm hay dịch vụ tới những khách hàng nhiệt tình nhất là việc phân tích thời điểm, năng lực và số tiền cần bỏ ra để xây dựng được uy tín phụ thuộc vào việc thuyết phục những khách hàng tương lai mua hàng của bạn thay vì mua cuả đối thủ cạnh tranh.
Điều đó có nghĩa là phát triển và quảng bá kế hoạch, một website với đầy đủ thông tin và marketing trực tuyến, bao gồm PR và mạng xã hội. Trước và trong suốt quá trình ra mắt sản phẩm, bạn nên xông xáo trong kinh doanh để duy trì tới cùng việc buôn bán sản phẩm cũng như các dịch vụ bạn cung cấp.
Marketing tồn tại nhằm hỗ trợ cho việc buôn bán. Bạn buộc phải nhận ra thị trường mục tiêu với những nhu cầu còn thiếu hụt và quyết định làm thế nào để đáp ứng được thị trường đó, một chiến dịch marketing có hiệu quả sẽ thuyết phục những khách hàng có điều kiện mua sản phẩm từ bạn.
Ban Biên Tập 1BOSS
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Trong thời đại số hóa, các doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào công nghệ để tối ưu hóa quy trình, cải thiện hiệu suất và tăng khả năng cạnh tranh. Một nền tảng quản trị toàn diện không chỉ cung cấp giải pháp quản lý mà còn định hình chiến lược phát triển bền vững. Để đạt được điều này, nền tảng cần tích hợp 5 tính năng then chốt, đảm bảo sự hiệu quả và linh hoạt trong mọi hoạt động doanh nghiệp.
Mô hình Canvas luôn là lựa chọn ưu tiên của các nhà quản trị chiến lược, điển hình là các nhà khởi nghiệp trẻ và các doanh nghiệp lớn.
Trên con đường tiến vào thời đại Cách mạng 4.0, dữ liệu không chỉ là một phần mềm của doanh nghiệp mà còn là tài sản vô cùng quan trọng, là nguồn lực dẫn dắt sự thành công và phát triển bền vững. Trong bối cảnh này, quản trị dữ liệu doanh nghiệp trở thành một yếu tố không thể phủ nhận, với vai trò quyết định trong việc đo lường hoạt động, hỗ trợ ra quyết định, tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo tuân thủ pháp lý. Hãy cùng khám phá sâu hơn về vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.
Nhân sự là tài sản quý giá nhất của một tổ chức, và để phát triển và duy trì sức mạnh cạnh tranh, việc quản lý nhân sự hiệu quả là không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp. Từ việc đặt ra mục tiêu rõ ràng đến việc quản lý năng lực và đào tạo, mỗi khía cạnh đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tổ chức với văn hóa mạnh mẽ và nhân sự đầy tiềm năng.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển. Vốn lưu động đại diện cho khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, tức là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi sự cân nhắc và điều tiết khéo léo giữa tiền, chi phí và hoạt động kinh doanh.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc