Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Chiến lược đại dương xanh tạo ra thị trường không cạnh tranh để phục vụ và tạo ra, nắm giữ nhu cầu mới tạo bước tiến cho doanh nghiệp. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn boăn khoăn nên nâng cao năng lực cạnh tranh ở “Đại dương đỏ”, hay khai phá và tìm kiếm cơ hội ở “Đại dương xanh”? Vậy hai chiến lược này có gì khác biệt?
Chiến lược đại dương xanh là gì?
“Đại dương xanh” được hiểu là chiến lược phát triển và mở rộng thị trường mà trong đó không có hoặc có ít đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này cần tìm ra và theo đuổi một thị trường mới mà chưa có doanh nghiệp nào đi theo hoặc sự cạnh tranh không đáng kể.
Đại dương xanh là những khoảng trống thị trường đầy giá trị tiềm năng
“Đại dương xanh” là tâm huyết được đúc kết và nghiên cứu của 2 giáo sư Mauborgne và Kim đến từ Viện INSEAD (Pháp) sau nhiều năm.
Nguyên lý xây dựng chiến lược đại dương xanh mang các đặc điểm cơ bản sau đây:
Chiến lược “Đại dương xanh” là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số, có quá nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh trên một thị trường. Hiểu một cách đơn giản “Đại dương xanh” mở ra thị trường ngách nơi mà doanh nghiệp có thể chiếm thế độc quyền trong việc cung cấp sản phẩm. Tại thị trường ngách này doanh nghiệp không phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ cạnh tranh.
“Đại dương xanh” mang tới những định hướng và chiến lược phát triển rõ ràng nhất cho hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Trong thời buổi nền kinh tế thị trường, “Đại dương xanh” mở ra cơ hội để các doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững trước các đối thủ cạnh tranh.
“Đại dương xanh” tạo ra bước chuyển mình về giá trị cho doanh nghiệp cũng như khách hàng mục tiêu thông qua việc mở ra thị trường mới không có đối thủ cạnh tranh.
Nền tảng của chiến lược Đại dương xanh là gì? Đổi mới giá trị được xem là nền tảng quan trọng nhất của chiến lược “Đại dương xanh”. Nhờ quy trình này doanh nghiệp chuyển từ việc tập trung nguồn lực cho việc đánh bại đối thủ cạnh tranh cùng ngành, sang việc làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết và quan trọng nữa.
Đại dương xanh mang tới định hướng kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp (Nguồn: chienluocsong.com)
Đổi mới giá trị đòi hỏi các doanh nghiệp cần có tư duy và kế hoạch triển khai chiến lược mới để hình thành nên “Đại dương xanh”, tránh việc cạnh tranh khắc nghiệt. Việc đánh đổi giá trị không tuân theo nguyên tắc đánh đổi giữa giá trị và chi phí.
Nhiều người vẫn cho rằng các doanh nghiệp hoặc là tạo ra giá trị thấp với chi phí thấp hơn hoặc tạo ra giá trị lớn hơn với chi phí cao hơn. Tuy nhiên đối với chiến lược “đại dương xanh”, nhà quản lý cần lựa chọn đồng thời khác biệt hóa và chi phí thấp.
Nghiên cứu của W.Chan Kim và Mauborgne chỉ ra rằng: Một doanh nghiệp thành công khác với các doanh nghiệp thất bại ở chỗ họ biết hình thành và tận dụng chiến lược “đại dương xanh”. Sự khác biệt ở đây không phải là công nghệ rất tân tiến hay xâm nhập thị trường đúng thời điểm mà là nhờ sự đóng góp của những yếu tố đó.
Đổi mới giá trị được hình thành khi các doanh nghiệp biết cân đối sự đổi mới với tính hữu dụng, giá cả, và chi phí. Nhà quản lý cần gắn chặt sự đổi mới với giá trị theo cách này mới có thể thu lại được kết quả như mong muốn.
Thương trường cũng khốc liệt như chiến trường, phần lớn các chiến lược đại dương xanh đều bị các doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh bắt chước và làm theo. Vào lúc này các đại dương xanh dần biến thành đại dương đỏ do sự cạnh tranh của các đối thủ đi sau. Doanh nghiệp cần tiến hành cải tiến, điều chỉnh tái đổi mới cho giá trị chiến lược.
Khi các đối thủ cạnh tranh bắt đầu tiến vào xâm lấn thị trường ngách của doanh nghiệp, nhà quản lý cần nhanh nhạy và có các phản ứng tức thì nhằm bảo vệ thi phần của mình. Cạnh tranh thực sự ngày một gay gắt, nhà quản lý cần giám sát được giá trị của doanh nghiệp mình trên bản đồ chiến lược để tránh các cạm bẫy.
Thông qua giá trị trên bản đồ chiến lược, chủ doanh nghiệp có thể xác định được khi nào cần tiến hành tái đổi mới. Đường giá trị cảnh báo thời điểm mà doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược “Đại dương xanh” mới. Điều này thể hiện khi mà đường cong giá trị của doanh nghiệp dần hội tụ với đường giá trị của đối thủ.
Thông qua việc giám sát đường giá trị, doanh nghiệp có thể tránh được việc tìm kiếm một “Đại dương xanh” khác khi mà vẫn có thể khai thác được nhiều lợi nhuận ở đại dương hiện tại. Khi đường giá trị vẫn còn phân kỳ, nhà quản lý cần chống lại cám dỗ của việc tái đổi mới giá trị.
Vào lúc này doanh nghiệp cần tập trung khai thác, đào sâu, mở rộng các hướng kinh doanh bằng việc cải tiến hoạt động, mở rộng địa bàn nhằm chiếm được nhiều thị phần hơn. Doanh nghiệp cần bơi được càng xa càng tốt hướng tới mục tiêu thống trị đại dương xanh trước khi đối thủ cạnh tranh càng ngày càng tốt và đông đảo hơn.
Hiểu một cách đơn giản nhất: Đại dương đỏ là thị trường lớn, nơi tập trung tất cả các đối tượng khách hàng và đối thủ cạnh tranh; Đại dương xanh là thị trường ngách nhỏ, nơi tập trung nhóm khách hàng mục tiêu và không có hoặc có ít đối thủ cạnh tranh.
Nói cách khách đại dương đỏ là giống như miếng bánh lớn có sẵn mà tất cả các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực cùng nhau giằng xé. Còn đại dương xanh lại là miếng bánh do chính doanh nghiệp tạo ra và hưởng thụ.
Chiến lược Đại dương xanh và Đại dương đỏ
Chiến lược đại dương đỏ | Chiến lược đại dương xanh |
Cạnh tranh trong khoảng thị trường hiện đại | Tạo ra khoảng thị trường không có đối thủ cạnh tranh |
Đánh bại đối thủ cạnh tranh | Làm cho việc cạnh tranh trở nên không cần thiết, ít ảnh hưởng hoặc không quan trọng |
Khai thác nhu cầu hiện tại | Tạo ra và nắm bắt nhu cầu mới |
Các doanh nghiệp phải chấp nhận đánh đổi giữa giá trị, lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra | Phá vỡ mối liên quan đánh đổi giữa giá trị mang lại và chi phí bỏ ra |
Toàn bộ hoạt động của tổ chức được thực hiện và điều chỉnh theo chiến lược lựa chọn: Thực hiện chiến lược khác biệt so với đối thủ cạnh tranh hoặc là chiến lược chi phí thấp | Điều chỉnh toàn bộ hoạt động của tổ chức nhằm theo đuổi cả chiến lược khác biệt hóa và chi phí thấp |
Người đọc qua giải thích và so sánh trên đã phần nào hiểu được chiến lược đại dương xanh là gì. Đại dương xanh là những khoảng trống thị trường đầy giá trị tiềm năng, chưa được khai phá, mang đến vô số cơ hội phát triển cho doanh nghiệp, hứa hẹn mang đến lợi nhuận cao.
Với mô hình đại dương này, sự cạnh tranh là chưa cần thiết, bởi luật chơi được thiết lập bởi người tạo ra chúng. Đại dương xanh giúp các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm đến khách hàng tiềm năng mà không cần lo lắng về đối thủ.
Đại dương đỏ chính là thị trường truyền thống, thị trường lớn thông thường đã được khai thác rất sâu và rất lâu, đã bị các đối thủ cạnh tranh lấp đầy. Trong đại dương đỏ, các doanh nghiệp cần tuân thủ và chấp nhận các quy luật cạnh tranh và dè chừng các ranh giới đã được thiết lập.
Để chiếm được thị phần lớn hơn trên thị trường các doanh nghiệp phải tìm cách biến mình trở nên nổi trội. Đại dương đỏ bao gồm nhiều phân khúc, khả năng thu lợi nhuận và tăng trưởng thường thấp hơn.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc chiến lược đại dương xanh là gì. Đại dương xanh được xem là chiến lược sống còn giúp các doanh nghiệp tồn tại, phát triển trong thời buổi nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt. Với chiến lược này các doanh nghiệp có thể mở ra thị trường độc quyền của chính mình và thu lợi nhuận cao.
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Mô hình Canvas luôn là lựa chọn ưu tiên của các nhà quản trị chiến lược, điển hình là các nhà khởi nghiệp trẻ và các doanh nghiệp lớn.
Trên con đường tiến vào thời đại Cách mạng 4.0, dữ liệu không chỉ là một phần mềm của doanh nghiệp mà còn là tài sản vô cùng quan trọng, là nguồn lực dẫn dắt sự thành công và phát triển bền vững. Trong bối cảnh này, quản trị dữ liệu doanh nghiệp trở thành một yếu tố không thể phủ nhận, với vai trò quyết định trong việc đo lường hoạt động, hỗ trợ ra quyết định, tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo tuân thủ pháp lý. Hãy cùng khám phá sâu hơn về vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.
Nhân sự là tài sản quý giá nhất của một tổ chức, và để phát triển và duy trì sức mạnh cạnh tranh, việc quản lý nhân sự hiệu quả là không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp. Từ việc đặt ra mục tiêu rõ ràng đến việc quản lý năng lực và đào tạo, mỗi khía cạnh đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tổ chức với văn hóa mạnh mẽ và nhân sự đầy tiềm năng.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển. Vốn lưu động đại diện cho khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, tức là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi sự cân nhắc và điều tiết khéo léo giữa tiền, chi phí và hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình phát triển và vận hành, việc huy động vốn là một phần quan trọng của chiến lược tài chính của một doanh nghiệp. Sự lựa chọn đúng phương án huy động vốn có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là khung các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn phương án huy động vốn
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc