Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng phát triển nhân sự
Quản trị tuyển dụng
Quản trị đào tạo
Đánh giá nhân sự
Hồ sơ nhân sự
Quản lý chấm công
Hồ sơ lương
Hồ sơ bảo hiểm và thuế
Quản trị nhân sự
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Nền tảng thiết lập và hỗ trợ điều hành đắc lực dành cho nhà quản trị
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Triển khai ERP ngày càng được lựa chọn bởi vô số doanh nghiệp. Nhưng phần mềm dù tốt đến đâu cũng sẽ có những hạn chế nhất định...
Hiện nay các phần mềm ERP đã trở nên khá thông dụng ở cả Việt Nam
Không chỉ trên thế giới, mà hiện nay các phần mềm ERP đã trở nên khá thông dụng ở cả Việt Nam. Vì chúng mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp. Có thể kể đến như:
Để biết phần mềm ERP là gì, các vấn đề cốt lõi của phần mềm ERP,... bạn có thể xem qua bài viết sau:
Đối với doanh nghiệp, triển khai erp chắc chắn đã và sẽ mang lại vô vàn lợi ích cho các doanh nghiệp. Với những tính năng và ưu điểm nổi bật như: tối ưu chi phí vận hành; quản lý tập trung; nâng cao năng suất; kết nối dữ liệu;… Nhưng ngoài những lợi ích to lớn này thì phần mềm ERP có những hạn chế và nhược điểm khá khó để khắc phục. Chúng gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ chế vận hành và kết quả hoạt động của chính doanh nghiệp. Sau đây là 4 hạn chế thường thấy trong quy trình triển khai ERP.
Chi phí triển khai ERP là một trong những điều đầu tiên phải kể tới. Vì nó mang tính ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới quyết định lựa chọn sẽ triển khai phần mềm ERP nào. Nhưng cũng tùy thuộc lựa chọn của chủ doanh nghiệp mà sẽ phát sinh ra các khoản chi phí triển khai ERP khác như:
Doanh nghiệp sẽ chọn triển khai ERP nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chi phí
Doanh nghiệp sẽ cần chi trả khoảng từ vài triệu cho tới vài tỷ đồng; tùy thuộc vào lựa chọn và mức giá mà nhà cung cấp đưa ra. Doanh nghiệp cần phải suy xét thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn sử dụng phần mềm ERP nào. Bởi vì không phải cứ càng chi nhiều tiền thì phần mềm ERP nhận được sẽ càng tốt. Điều quan trọng đầu tiên đó chính là phần mềm đó phải phù hợp với quy mô và bản chất doanh nghiệp.
Đây là hạn chế này thường gặp ở các doanh nghiệp sử dụng dùng phần mềm ERP Customize. Lý do là vì đây là phần mềm ERP rất sát với nhu cầu cũng như tình trạng doanh nghiệp. Đặc biệt là khi so sánh với các phần mềm đóng gói đại trà với những tính năng được thiết kế sẵn. Tuy nhiên, các giai đoạn triển khai ERP Customize lại mất khá nhiều thời gian; do tính chất linh hoạt điều chỉnh tính năng theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Thời gian triển khai ERP customize sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài. Ví dụ: mức độ điều chỉnh, các yếu tố ngoại cảnh và khả năng từ phía nhà cung cấp,… Trung bình thời gian để triển khai hoàn chỉnh phần mềm ERP customize là từ 3 tháng cho đến 3 năm. Hoặc có khi hơn nữa.
Theo thống kê mới nhất thì có đến hơn 70% doanh nghiệp bị trễ tiến độ so với kế hoạch trước đó trong quy trình triển khai ERP. Vì thế, để có thể kiểm soát tốt vấn đề thời gian; doanh nghiệp cần xác định và lên kế hoạch lộ trình chặt chẽ. Kiểm định kỹ các rủi ro có thể xảy ra để chuẩn bị trước các phương án xử lý ngay. Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp cũng cần xác định kỳ vọng và các nhu cầu hay mong muốn của mình; nhằm tránh tối đa các sai sót có thể phạm phải khi bắt đầu triển khai phần mềm ERP.
Đây là một trong những hạn chế của ERP mà không nhiều người để ý tới. Nhưng nó lại chính là vấn đề lớn nhất khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc triển khai dự án ERP vào hệ thống. Hoặc đôi khi là dẫn đến thất bại thảm hại. Vậy vấn đề nhân sự mà doanh nghiệp triển khai ERP sẽ gặp phải là gì?
Các hạn chế khi triển khai ERP về vấn đề nhân sự
Lãnh đạo là những người quyết định con đường cũng như hướng đi cho doanh nghiệp trước; trong và cả sau khi triển khai ERP. Vì vậy nếu lãnh đạo không nắm rõ con đường mình sẽ đi hay đích mình sẽ tới; thì dự án sẽ chẳng thể đi tới mục tiêu cuối cùng được. Khi đó, không chỉ triển khai dự án ERP thất bại; doanh nghiệp còn lãng phí một nguồn ngân sách rất lớn do đã đầu tư nhiều vào dự án này mà vẫn thất bại.
Cho dù thần thánh cách mấy thì phần mềm xét cho cùng cũng chỉ là công cụ hỗ trợ. Và yếu tố quan trọng nhất phải kể đến đầu tiên đó chính là con người; hay chính xác hơn là người trực tiếp sử dụng phần mềm. Do đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến nhân viên công ty – họ chính là người sẽ sử dụng phần mềm dài hạn; ngay từ những bước chập chững đầu tiên khi triển khai ERP, chứ không phải ai khác.
Theo đó, chủ doanh nghiệp cần xác định chính xác nhân viên sẽ phản ứng như nào khi phần mềm bắt đầu được đưa vào hoạt động. Đôi khi đó có thể sẽ là những phản ứng tiêu cực, từ chối hay bất hợp tác với các phần mềm. Vì chúng làm thay đổi gần như toàn bộ các thói quen công việc, quyền lợi của mỗi người. Doanh nghiệp nên lường trước và chuẩn bị các phương án backup nhằm hạn chế tới mức tối thiểu các tình trạng này.
Khi mới được đưa vào sử dụng, lẽ dĩ nhiên, các ứng dụng quản lý doanh nghiệp sẽ có giao diện khô khan và khá phức tạp; gây vô vàn khó khăn cho người sử dụng. Hạn chế của ERP được thể hiện rõ ràng nhất là ở những người có ít chuyên môn hoặc không thường xuyên sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT). Đây là một số tác hại có có:
Ở các giao diện của phần mềm ERP cũ, màn hình sẽ là dày đặc các con số và trình đơn. Thông tin sẽ được trình bày theo hướng “đẩy lên” thay vì phụ thuộc vào nhu cầu người dùng. Vì vậy mà người dùng khó khai thác được đầy đủ tính năng khi triển khai phần mềm ERP.
Giao diện tiêu biểu của ERP thế hệ cũ vào tháng 6 năm 2004
Ngày nay, các đơn vị triển khai phần mềm ERP đã cố gắng làm mới lại giao diện người dùng; nhằm cải thiện nghiệm người dùng. Mục đích là tăng tính thân thiện, thông minh và trực quan cho ERP. Bên cạnh đó, các báo cáo cũng là một thế mạnh cực lớn của ERP. Và thực tế chúng cũng đã luôn được cải tiến theo thời gian. Các bảng biểu, chart và biểu đồ trong phần mềm ERP giúp các doanh nghiệp dễ dàng nắm được tình hình; và tìm ra vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. Và ngày nay chúng càng được nâng cấp để có thể cung cấp những báo cáo, biểu đồ sinh động và đa dạng hơn cho người dùng.
Triển khai ERP chính là một phần không thể của doanh nghiệp trên con đường số hóa 4.0; vì những lợi ích khó có thể thay thế mà phần mềm này mang lại. Nhưng sự lựa chọn nào cũng có những mặt lợi hại của nó và tất nhiên cũng sẽ có những hạn chế nhất định. Doanh nghiệp cần hiểu rõ về những hạn chế của ERP; để có thể lựa chọn đúng phần mềm ERP phù hợp với doanh nghiệp mình.
1BOSS kế thừa kinh nghiệm hơn 18 năm hợp tác triển khai ERP cho hơn 3200+ doanh nghiệp trong và ngoài nước của của Công ty cổ phần ASOFT. 1BOSS Cloud ERP được nghiên cứu triển khai với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đơn giản hóa công tác quản lý; tự động hóa các nghiệp vụ công việc với nền tảng công nghệ hiện đại.
Một số giải pháp quản lý doanh nghiệp nổi bật của chúng tôi:
Ban Biên Tập 1BOSS.
1BOSS cung cấp gói các giải pháp toàn diện kết hợp bởi sự hiểu biết tinh thông trong quản lý và điều hành. Kết hợp cùng kinh nghiệm triển khai và ứng dụng từ những best practice từ các doanh nghiệp đầu ngành. Với công nghệ hiện đại, giao diện thân thiện, kích hoạt và dùng ngay với chi phí vô cùng hợp lý. Được nghiên cứu và thiết kế và tham vấn chuyên sâu, ứng dụng các khoa học, nghệ thuật hiện đại.
Giải pháp quản lý doanh nghiệp 4.0 của 1BOSS gồm có:
Một số bài viết liên quan:
Mô hình Canvas luôn là lựa chọn ưu tiên của các nhà quản trị chiến lược, điển hình là các nhà khởi nghiệp trẻ và các doanh nghiệp lớn.
Trên con đường tiến vào thời đại Cách mạng 4.0, dữ liệu không chỉ là một phần mềm của doanh nghiệp mà còn là tài sản vô cùng quan trọng, là nguồn lực dẫn dắt sự thành công và phát triển bền vững. Trong bối cảnh này, quản trị dữ liệu doanh nghiệp trở thành một yếu tố không thể phủ nhận, với vai trò quyết định trong việc đo lường hoạt động, hỗ trợ ra quyết định, tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo tuân thủ pháp lý. Hãy cùng khám phá sâu hơn về vai trò của quản trị dữ liệu doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.
Nhân sự là tài sản quý giá nhất của một tổ chức, và để phát triển và duy trì sức mạnh cạnh tranh, việc quản lý nhân sự hiệu quả là không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào các cấu phần trong khung quản trị nguồn lực tại doanh nghiệp. Từ việc đặt ra mục tiêu rõ ràng đến việc quản lý năng lực và đào tạo, mỗi khía cạnh đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tổ chức với văn hóa mạnh mẽ và nhân sự đầy tiềm năng.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển. Vốn lưu động đại diện cho khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, tức là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi sự cân nhắc và điều tiết khéo léo giữa tiền, chi phí và hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình phát triển và vận hành, việc huy động vốn là một phần quan trọng của chiến lược tài chính của một doanh nghiệp. Sự lựa chọn đúng phương án huy động vốn có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là khung các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn phương án huy động vốn
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc