Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự (Coming soon)
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Quản lý sản xuất là gì? Công việc của quản lý sản xuất có những thay đổi như thế nào? Họ có vai trò như thế nào đối với sự thành công của doanh nghiệp? Tổng quan về ngành quản lý sản xuất hiện nay ra sao? Người làm ngành này cần những yêu cầu, trách nhiệm như thế nào? Bài viết sau đây hứa hẹn sẽ giúp bạn đọc giải đáp và sáng tỏ những vấn đề nêu trên.
Hiện nay, câu hỏi “quản lý sản xuất là gì?” đang được rất nhiều người thắc mắc và băn khoăn. Thực ra khái niệm nay cũng rất dễ hiểu và có thể lí giải như sau. Quản lý sản xuất được hiểu là một giai đoạn trong chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể hơn, giai đoạn này có sự liên kết với các khu xí nghiệp, nhà máy, phân xưởng. Song, điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ trong quá trình sản xuất. Nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo hàng hóa luôn được cung cấp đúng thời hạn. Cũng như đạt chuẩn về số lượng cũng như chất lượng theo dự tính ban đầu của doanh nghiệp.
Quản lý sản xuất được hiểu là một giai đoạn trong chuỗi hoạt động sản xuất và kinh doanh
Ở phần trên, bài viết đã làm rõ được khái niệm quản lý sản xuất là gì. Được biết nó là một công đoạn cực kì phức tạp và đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Sau đây là 3 phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả được ứng dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Thứ nhất, phương pháp tổ chức dây chuyền. Phương pháp này đánh mạnh vào tính liên tục trong việc sản xuất dây chuyền. Để đảm bảo được như vậy, trước hết cần chia nhỏ quá trình sản xuất. Cụ thể, chia thành từng bước công việc tuân theo một quy trình hợp lý chặt chẽ với thời gian sản xuất. Mỗi bộn phận sẽ được phân công chịu trách nhiệm với một khâu nhất định. Qua đó, phân xưởng sẽ được trang bị các thiết bị, máy móc hay dụng cụ chuyên dụng. Tất cả phải được hoạt động đồng bộ theo một quy trình tổ chức hợp lí.
Thứ hai, phương pháp sản xuất theo nhóm. Phương pháp này có đặc điểm là không cần quy trình công nghệ hay bố trí máy móc sản xuất. Bởi cả nhóm cùng thực hiện dựa vào những chi tiết tổng hợp đã bàn bạc và chọn lựa. Sau cùng, một số chi tiết còn lại sẽ được gia công bằng máy trong một lần.
Thứ ba, phương pháp đơn chiếc. Phương pháp này thường ứng dụng trong tổ chức sản xuất theo từng đơn hàng nhỏ lẻ. Đối với phương pháp này, chỉ cần làm theo một quy định công việc chung. Không cần lập một quy trình công nghệ quá tỷ mỷ cho từng sản phẩm.
Tuy nhiên, để đảm bảo đạt hiệu quả cao cho sản phẩm, bạn cần phải lập được một kế hoạch sản bài bản nhất. Lưu ý 15 vấn đề quan trọng qua bài viết sau đây để hạn chế sai sót xảy ra:
Có thể nói, sản xuất chính là nền tảng, tiền đề của nền kinh tế hàng hóa. Trong tiến trình phát triển của loài người, từ những bước sơ khai trong sản xuất. Cho đến nay, việc quản lý sản xuất đã có những thay đổi và bước tiến mạnh mẽ. Đặc biệt trong thời đại mới, đây trở thành một ngành nghề rất tiềm năng được nhiều người định hướng và chọn lựa.
Ngành sản xuất đang phát triển rầm rộ hơn bao giờ hết. Có thể thấy từ nông nghiệp cho đến công nghiệp, hàng hóa được sản xuất rất đa dạng, đầy đủ mẫu mã cho người tiêu dùng chọn lựa. Đó cũng là nhờ vào sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin.
Ngành quản lý sản xuất trong thời đại chuyển đổi số hiện nay đang rất "hot"
Tóm lại, trong thời đại chuyển đổi số hiện nay đang trở thành một công việc rất “hot”. Thế nhưng, cụ thể công việc của người quản lý sản xuất là gì, chức năng và trách nhiệm ra sao. Độc giả có thể đọc tiếp phần sau đây để lí giải những thắc mắc đó.
Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp và hiện nay ta đang sống trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Đây trở thành một bước ngoặt rất lớn khi được thúc đẩy từ những tiến bộ vượt bậc như sản xuất thông minh, trí tuệ nhân tạo, robot, hay Internet of Things.
Rất nhiều công việc của con người đã bị thay thế bởi máy móc và công nghệ. Bởi chi phí để trang bị máy móc, thiết bị có thể rất tốn kém trong thời gian đầu. Nhưng về lâu dài, nó mang lại giá trị rất lớn cho doanh nghiệp khi đem lại năng suất cao mà còn giảm bớt những vấn đề bất cập của công nhân. Đối với máy móc, ta chỉ cần kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa định kì. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức trong việc quản lý nhân công như: quản lý chấm công; tính lương; đào tạo; an toàn lao động; vệ sinh thực phẩm; chăm lo đời sống công nhân;…
Việc ứng dụng công nghệ hiện đại giúp tiết kiệm thời gian, công sức thay cho cách làm thủ công
Chính vì thế, cũng có nhiều thuận lợi hơn. Trong thời đại mới này, họ chỉ cần tập trung vào việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo đúng yêu cầu và đúng tiến độ thực hiện. Mọi việc còn lại từ khâu sản xuất cho đến quản lý sản xuất đã có máy móc và công nghệ hỗ trợ. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng, phần mềm được tạo ra nhằm phục vụ cho việc quản lý. Bộ phận quản lý sản xuất hoàn toàn có thể ứng dụng những công cụ này để công việc trở nên dễ dàng, thuận lợi và đạt được hiệu quả cao.
Bên cạnh việc dùng những công nghệ hiện đại trong quản lý sản xuất. Sự cập nhật, ứng dụng những quy trình mới trên thế giới cũng hết sức quan trọng. Bởi, công nghệ, máy móc cũng chỉ là công cụ để chúng ta sử dụng. Nhưng để tối ưu hóa và tận dụng nó triệt để và mang lại hiệu quả cao thì con người cần phải trang bị một tầm nhìn chiến lược.
Người điều hành sản xuất trong thời đại mới phải luôn cập nhật và không ngừng học hỏi. Bằng cách tham khảo những mô hình quản lý sản xuất tân tiến của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã đi trước và đạt được thành công. Sau đó nghiên cứu, chọn lọc ứng dụng những quy trình, phương thức điều hành và quản lý phù hợp cho đơn vị của mình. Khi bộ phận quản lý sản xuất vừa trang bị được những công nghệ hiện đại, vừa thiết lập được những quy trình mới. Thì việc quản lý sản xuất sẽ trở nên thuận lợi hơn, cũng như công việc sản xuất của đơn vị nói chung sẽ đạt được những kết quả tích cực.
Thực tế cho thấy, văn hóa doanh nghiệp là một điều cực kì quan trọng. Bởi đơn vị có lớn mạnh và bền vững hay không, phần nhiều là nằm ở yếu tố con người. Một người quản lý giỏi là người biết xây dựng một môi trường làm việc chất lượng. Song với đó, tạo ra những giá trị tuyệt vời cho tập thể. Đó chính là tiền đề để mỗi cá nhân làm việc hiệu quả, tích cực hỗ trợ nhau để đem lại kết quả công việc tốt nhất.
Người quản lý sản xuất nên giao quyền cho những người có khả năng để tăng hiệu quả công việc
Nhân viên thống kê sản xuất cũng có thể nghiên cứu và ứng dụng phương pháp Kaizen cho đơn vị của mình. Cụ thể là luôn thay đổi và cải tiến trong quy trình sản xuất. Sẵn sàng giao quyền cho những nhân viên có khả năng hay khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến, đóng góp. Bằng cách này, người quản lý có thể tránh được tình trạng quá tải công việc khi đã giao quyền cho những người có khả năng. Song với đó, được tiếp nhận thêm những ý tưởng tuyệt vời trong vấn đề sản xuất nói chung và quản lý sản xuất nói riêng của đơn vị.
Trách nhiệm của người quản lý sản xuất bao gồm những điều sau đây:
Qua bài viết trên, 1BOSS đã tìm ra lời giải cho câu hỏi quản lý sản xuất là gì cũng như những thay đổi mà nó đã tạo ra trong thời đại ngày nay. Qua đó, giúp bạn đọc hiểu hơn về những công việc cụ thể, vai trò, chức năng và trách nhiệm của người quản lý sản xuất là gì. Đây sẽ là những thông tin, kiến thức cần thiết dành cho những ai đang tìm hiểu và muốn dấn thân vào mảng công việc này. Hoặc những nhân viên đã và đang làm ngành quản lý sản xuất có thể tham khảo để trau dồi cũng như hoàn thiện thêm về kiến thức, kĩ năng.
Ngoài ra, 1BOSS cũng có bộ sản phẩm phần mềm quản lý dành riêng cho đặc thù doanh nghiệp ngành sản xuất. Với các tính năng hiện đại, tự động hóa và thân thiện với người dùng. Quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm tại:
Ban Biên Tập 1BOSS.
Xem thêm một số bài viết khác:
Chi phí sản xuất chung là gì? Chi phí sản xuất thât sự quan trọng và là chi phí nền tảng cần có để doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận.
Quản lý sản xuất là gì? Là một trong những hoạt động cốt lõi của tất cả mọi loại hình tổ chức. Người quản lý sản xuất cần có kỹ năng cần thiết để tạo được ưu thế cạnh tranh như giảm chi phí, nâng cao chất lượng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận
Quy trình ISO 9001:2015 là gì? thực hiện ra sao? Trải qua bao nhiêu bước? Còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp khác nhau mà tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ được áp dụng sao cho phù hợp và tối ưu nhất. Quy trình ISO 9001 có tiêu đề Hệ thống quản lý chất lượng và các Quy trình bao gồm các yêu cầu chung đối với quá trình làm việc. Tuy nhiên trong lĩnh vực lập kế hoạch và tài liệu cho Hệ thống quản lý chất lượng, các thuật ngữ và định nghĩa thường chưa được các doanh nghiệp hiểu đúng.
Tại bài viết dưới đây, người đọc sẽ tìm thấy định nghĩa của từng loại thuật ngữ cùng với các ví dụ và liên kết đến các tài nguyên giúp cho việc cải thiện tài liệu quy trình ISO 9001:2015 của doanh nghiệp tốt hơn.
Hiện nay, chi phí sản xuất kinh doanh được xem là yếu tố ảnh hưởng đến nguồn tài chính của doanh nghiệp. Đây còn là động lực trực tiếp mang đến hiệu quả cho quá trình sản xuất của tổ chức doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần phải xác định được cách thức cũng như phương pháp tính toán, xác định chi phí sản xuất phù hợp, để đảm bảo được trọn vẹn tối đa lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Để quản lý đơn hàng ngành may hiệu quả, các doanh nghiệp phải hiểu rõ cách thức quản lý và những rủi ro trong quá trình thực hiện; cũng như ứng dụng phần mềm quản lý giúp tối ưu hóa các nghiệp vụ.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc