Văn phòng điện tử
Nền tảng làm việc mọi lúc mọi nơi
Văn phòng điện tử
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý đơn hàng
Quản lý kho
Quản trị nhân sự (Coming soon)
Nền tảng hành chính, dự án, công việc
Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp
Văn phòng thông minh
Tài nguyên chia sẻ
Quản lý công việc
Quản lý dự án
Văn phòng điện tử
Nền tảng marketing và chăm sóc khách hàng
Marketing tự động
Quan hệ khách hàng
Chăm sóc khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
Nền tảng mua hàng và bán hàng
Quản lý đơn hàng bán
Quản lý đơn hàng mua
Quản lý đơn hàng
Nền tảng quản trị kho toàn diện
Kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp
Kiến thức hữu ích về Bán hàng, dịch vụ & kho bãi
Kiến thức hữu ích về quản lý Nhân sự & Tiền lương
Kiến thức hữu ích về Kế toán & Tài chính
Các kiến thức mới nhất về công nghệ, ứng dụng & chuyển đổi số
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích về sơ đồ quy trình bán hàng và hướng dẫn bạn cách lập sơ đồ quy trình bán hàng để củng cố chiến lược bán hàng của bạn. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp một số mẹo cho các nhóm bán hàng tạo sơ đồ lần đầu tiên.
Xem thêm bài viết liên quan:
Quy trình bán hàng sẽ bao gồm các hoạt động:
Sẽ tùy thuộc vào tính chất kinh doanh và lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động sẽ có đội ngũ nhân viên và các đại diện bán hàng khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, các bước tiêu chuẩn trong sơ đồ quy trình bán hàng thông thường hầu hết được triển khai giống nhau. Bắt đầu từ việc tìm kiếm khách hàng, thu hút khách hàng, bán hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.
07 bước trong quy trình bán hàng chuẩn được liệt kê dưới đây:
Đây sẽ là bước sơ khai trong quy trình bán hàng. Tại bước này doanh nghiệp sẽ triển khai hoạt động tìm kiếm khách hàng và xem xét nhu cầu của họ đối với sản phẩm/dịch vụ. Song song với đó, đội ngũ kinh doanh cũng có thể xem xét đối tượng khách hàng này có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hay không.
Các bước trong sơ đồ quy trình bán hàng
Đội ngũ kinh doanh sẽ xúc với khách hàng tại giai đoạn này, bằng cách tiếp cận thị trường và thu thập dữ liệu liên quan đến hoạt động mua – bán hay dịch vụ. Đội ngũ cũng có thể phát triển chiến lược bán hàng của mình bằng cách nhắm đến mục tiêu là nhu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp có thể tiếp cận sâu hơn với khách hàng tiềm năng của mình ở giai đoạn này. Thông qua các hình như email, gọi điện thoại, hay gặp gỡ trực tiếp.
Một chương trình quà tặng, khuyến mãi hay mẫu dùng thử miễn phí là những cách thu hút sự chú ý để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
Đội ngũ nhân viên sẽ trình bày những tính năng nổi trội của sản phẩm tới khách hàng mục tiêu của mình, đưa ra những cam kết về đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Bản thuyết trình về sản phẩm có thể ở nhiều dạng khác nhau, không nhất thiết là một phương pháp truyền tải mà linh động đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Các tài liệu sản phẩm có thể lưu trữ dưới dạng file bản cứng như catalogue, flyer,… Hay các định dạng bản mềm như file PDF, PowerPoint hoặc dạng video, hình ảnh kỹ thuật số,…
Sau khi đã quảng cáo thành công sản phẩm/dịch vụ tới đối tượng khách hàng tiềm năng, đội ngũ bán hàng cần giải quyết về những quan điểm và phản hồi của khách hàng về sản phẩm. Bước này khá quan trọng bởi nó có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong quá trình tiến đến bước chốt đơn.
Về cơ bản, các bước tiêu chuẩn trong sơ đồ quy trình bán hàng thông thường hầu hết được triển khai giống nhau
Bước kết thúc quy trình mua – bán này đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo từ những nhân viên bán hàng. Tốt hơn hết là tại bước này đội ngũ nhân viên mới đưa ra giá thành sản phẩm/dịch vụ sau khi đã trình bày các tính năng và lợi ích đem lại cho khách hàng. Hãy hoàn thành bước này một cách cẩn thận và khéo léo đề người mua cảm thấy họ được mua hơn là bị mua.
Mẹo bán hàng:
Hãy cung cấp cho khách hàng mình những mức chiết khấu, giảm giá khác nhau với những điều kiện khác nhau để họ có sự lựa chọn. Điều này sẽ thôi thúc niềm phấn khích khi được mua hàng của khách hàng hơn.
Những nhân viên bán hàng thường mắc một sai lầm đó là họ nghĩ quy trình bán hàng đã kết thúc sau khi khách hàng trả tiền và hoàn thành đơn hàng. Tuy nhiên, chất lượng cả quá trình mua bán và ấn tượng về sản phẩm/dịch vụ của khách hàng sẽ nằm nhiều ở sự trải nghiệm sau khi mua hàng. Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng sau quá trình mua bán, sẽ dễ dàng để họ quay lại lần sau và gia tăng tỷ lệ thành công cho quy trình bán hàng tiếp theo cũng như ảnh hưởng tích cực đến doanh số trong tương lai.
Lưu đồ quy trình bán hàng là một sơ đồ biểu diễn các giai đoạn khác nhau trong một quy trình bán hàng. Sơ đồ biểu diễn quá trình một sản phẩm di chuyển qua các giai đoạn khác nhau để đến một mục đích cuối cùng là đến tay khách hàng.
Lưu đồ bán hàng là rất cần thiết trong việc đào tạo đội ngũ bán hàng cũng như các vị trí quản lý, đại diện bán hàng. Đối với mỗi loại hình kinh doanh và quy mô doanh nghiệp khác nhau sẽ ứng dụng những sơ đồ quy trình bán hàng khác nhau. Bởi mỗi giai đoạn trong quy trình bán hàng của mỗi lĩnh vực sẽ có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.
Cùng theo dõi một sơ đồ quy trình bán hàng cơ bản dưới đây có thể áp dụng với hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ.
Sơ đồ quy trình bán hàng cơ bản cho các doanh nghiệp bán lẻ
Tham khảo Quy trình bán hàng B2B cơ bản
Ban biên tập 1BOSS
Tài liệu tham khảo:
Mô hình kinh doanh chuỗi bán lẻ có nhiều ưu điểm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân Việt Nam hiện nay. Do đó, thị trường bán lẻ đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, đòi hỏi các công ty bán lẻ phải suy nghĩ lại để duy trì tính cạnh tranh và nổi bật trên thị trường. Vì thế những vấn đề xung quanh phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ đang nhận được sự quan tâm rất lớn.
Vì có nhiều giai đoạn khác nhau trong quản lý đơn hàng nên phần mềm quản lý đơn hàng OMS là sự lựa chọn để hoạt động hiệu quả khi có thể dễ dàng theo dõi, xác minh và quản lý chính xác. Hệ thống này không chỉ giúp bạn điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn mà còn tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng và giúp họ quyết định quay lại lần sau
Cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm tốt nhất là khát vọng của mọi thương hiệu và họ đã nỗ lực rất nhiều theo hướng đó. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi doanh nghiệp quan tâm đến lợi ích tốt nhất của khách hàng tại mỗi điểm tiếp xúc. Cùng 1BOSS tìm hiểu về Customer Touch Points trong bài viết dưới đây
Một phần mềm CRM nằm trong top đầu những hệ thống công nghệ giá trị nhất mà một doanh nghiệp SMEs có thể vận hành. Phần mềm CRM là công cụ thần thánh giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng, tối ưu hóa việc xây dựng sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Top 5 ví dụ kinh điển về việc sử dụng thành công CRM sau đây sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng hơn nếu còn đang phân vân về việc có nên sử dụng CRM hay không?
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM đã trở nên quá quen thuộc với các doanh nghiệp. CRM hỗ trợ doanh nghiệp cực mạnh mẽ trong việc tiếp thị – quảng cáo – bán hàng – CSKC. Tuy nhiên trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng khai thác hết được các lợi ích khổng lồ của một phần mềm CRM thật sự. Lý do là vì có thể trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp chưa biết cách tích hợp CRM với các ứng dụng chuyên dụng khác; dẫn tới chưa khai thác được hết lợi ích của phần mềm. Vậy CRM có thể tích hợp các ứng dụng nào khác để mang đến trải nghiệm hoàn hảo, tối đa hóa khả năng quản trị và tính tiện dụng cho doanh nghiệp? Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn đầy đủ nhất.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc