• 27/04/2022
  • Công nghệ 4.0
  • Hệ thống E-learning – hệ thống đào tạo trực tuyến mới, là một bước tiến, phát triển trong thời đại công nghệ số. Việc học tập qua Internet đã trở thành một phương pháp phổ biển. Vậy hệ thống E Learning là gì ? Cùng 1BOSS tìm hiểu về phương pháp đào tạo này qua bài viết dưới đây.


    Xem thêm một số bài viết liên quan:


     

    Khái niệm E-learning

     

    E-learning viết tắt bởi cụm từ Electronic Learning(tạm dịch: đào tạo trực tuyến) là phương pháp giảng dạy và học tập mới được thực hiện dựa trên một hệ thống có kết nối mạng Internet. Nền tảng này cho phép giáo viên và học sinh giao tiếp, tương tác và trao đổi tài liệu, giáo án với nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp. 

     

    Hệ thống E-learning là gì? Tổng hợp những điều cần biết về E-learning

    Electronic Learning

     

    Người dùng có thể sử dụng hệ thống E-learning bằng các thiết bị hỗ trợ được kết nối Internet như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh,… Hiện nay, có rất nhiều phần mềm giúp quá trình đào tạo qua hệ thống E-learning tốt hơn. Những phần mềm này có thể hỗ trợ người dùng thực hiện các tương tác như: đặt câu hỏi, bày tỏ cảm xúc, phát biểu, thay đổi background,… Điều này giúp môi trường học tập từ xa được diễn ra sinh động và hấp dẫn hơn.

     

    Các hình thức của hệ thống E-learning

     

    Hình thức học tập được quản lý bởi máy tính

     

    Hệ thống E-learning là gì? Tổng hợp những điều cần biết về E-learning

     

     

    Đối với hình thức này, giáo viên sẽ sử dụng máy tính để xác định mục tiêu và đánh giá kết quả học tập của học viên. Toàn bộ quá trình học tập sẽ được quản lý bằng máy tính bao gồm các hoạt động như: tạo bài kiểm tra, phân tích kết quả học tập, lưu trữ hồ sơ của người học,…

    Dựa trên nhu cầu và sở thích của người dùng, hệ thống sẽ điều chỉnh các tham số xếp hạng phù hợp. Ngoài ra, một số nền giáo dục cũng ứng dụng hình thức này để lưu trữ và truy xuất công cụ giảng dạy như: tài liệu, thông tin bài giảng, chương trình đào tạo,…

     

    Hình thức học tập được máy tính hỗ trợ

     

    Đây là phương thức học tập kết hợp giữa việc sử dụng máy tính với giảng dạy truyền thống. Ngày nay có rất nhiều trường học ứng dụng hình thức học tập này với các hoạt động như: thuyết trình, làm bài nhóm, giảng dạy trên powerpoint,…

    Mục tiêu chính của phương pháp học tập này là tăng tính tương tác giữa học sinh và giáo viên, mang đến một không gian học tập sinh động và lôi cuốn nhất. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của máy tính, giáo viên có thể tạo ra những bài giảng chất lượng, còn học sinh sẽ được kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của mình.

     

    Hệ thống E-learning là gì? Tổng hợp những điều cần biết về E-learning

     

     

    Hình thức trực tuyến đồng bộ

     

    Khi học trực tuyến đồng bộ, người dùng được phép tham gia các học động học tập theo thời gian thực ở bất kỳ nơi đâu. Phương pháp này giúp quá trình tương tác giữa học viên và người hướng dẫn trở nên hiệu quả, nhanh chóng hơn.

    Đây được xem là hình thức phổ biến nhất của hệ thống E-learning trong thời điểm hiện tại, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ và nhu cầu đào tạo từ xa của người dùng ngày càng tăng. 

     

    Hình thức trực tuyến không đồng bộ

     

    Hình thức học tập này không yêu cầu học viên theo dõi bài giảng trong thời gian thực. Nghĩa là quá trình học tập của người dùng hoàn toàn độc lập, có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm và không gian nào. Phương pháp này giúp học viên chủ động hơn trong lịch trình học tập của mình. Một số công nghệ hiện đại dực sử dụng cho hình thức học tập này là: Email, CD, DVD, bài giảng trên Youtube, sách điện tử, blog,… 

     

    Các thành phần của hệ thống E-learning

     

    Một hệ thống E-learning hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần sau: đối tượng người dùng, trung tâm quản lý đào tạo trực tuyến, trung tâm quản trị và vận hành hệ thống.

     

    Hệ thống E-learning là gì? Tổng hợp những điều cần biết về E-learning

    Hệ thống E-Learning hoàn chỉnh

     

    Đối tượng người dùng của hệ thống E-learning

     

    Nhân tố cấu thành hệ thống E-learning chính là đối tượng người dùng. Hệ thống E-learning chỉ có thể hoạt động khi có người dùng sử dụng. Có hai đối tượng chính hoạt động trên hệ thống E-learning, đó chính là: học viên tham gia học tập và giáo viên giảng dạy.

    Học viên tham gia học tập: Thành phần chủ lực đóng vai trò trọng tâm của hệ thống đào tạo trực tuyến đó chính là học viên. Khi học viên có nhu cầu học tập sẽ sản sinh ra người giảng dạy, và từ đó hệ thống E-learning mới phát triển. Một số hoạt động chủ yếu của học viên là:

     

    Hệ thống E-learning là gì? Tổng hợp những điều cần biết về E-learning

     

    Giáo viên giảng dạy: Đối tượng kế tiếp để cấu thành hệ thống E-learning hoàn chỉnh đó là giáo viên – người đồng hành cùng học viên trong suốt các buổi dạy. Đồng thời, giáo viên cũng là người có trách nhiệm cung cấp tài liệu, kiến thức, nội dung bài giảng và tương tác với học viên. Một số nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên là:

     

    Trung tâm quản lý toàn bộ hoạt động đào tạo trực tuyến

     

    Đây là bộ phận thuộc bên thứ ba có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động đào tạo của cả người dạy và người học trên hệ thống E-learning. Với sự hỗ trợ của trung tâm quản lý, quá trình học tập được đảm bảo diễn ra mượt mà và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, bộ phận này còn chịu trách nhiệm thu thập phản hồi của người dùng để cải thiện chất lượng của hệ thống.

     

    Hệ thống E-learning là gì? Tổng hợp những điều cần biết về E-learning

    Quản lý hoạt động đào tạo

     

    Một số hạng mục thuộc trung tập quản lý hệ thống đào tạo trực tuyến là:

     

    Trung tâm quản trị hệ thống E-learning

     

    Bộ phận này có vai trò đảm bảo hệ thống E-learning hoạt động hiệu quả và thông suốt. Bên cạnh đó, trung tâm còn giúp quá trình giảng dạy, học tập diễn ra minh bạch, rõ ràng và theo một quy chuẩn nhất định, mang đến tính đồng bộ cho toàn hệ thống đào tạo trực tuyến. Những hạng mục thuộc quyền của trung tâm quản trị và vận hành là:

     

    Hệ thống E-learning là gì? Tổng hợp những điều cần biết về E-learning

    Trung tâm quản trị hệ thống

     

    E-learning không chỉ là một hệ thống đào tạo phổ biến trong thời đại hiện tại, đây còn là hình thức giảng dạy mang tính thương mại cao. Nếu bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó hoặc là người có kinh nghiệm giảng dạy, hãy mạnh dạn tận dụng hệ thống E-learning để xây dựng các khóa học phục vụ cho học viên của mình.

     

    Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về hệ thống E-learning

     

    Có tích hợp và lưu trữ công cụ đa phương tiện khi thiết lập web học trực tuyến không?

     

    Tất nhiên là có! Bạn hoàn toàn có thể tích hợp và lưu trữ những công cụ đa phương tiện trong quá trình xây dựng website trực tuyến như: đồ họa, âm thanh, hình ảnh, hình ảnh 3D, video, kỹ xảo, hoạt hình,… Điều này giúp bạn truyền tải nội dung dễ hiểu hơn, không gây nhàm chán và có khả năng kích thích tư duy của người học.

     

    Có thể tìm kiếm tài liệu, sách điện tử, ebook,… ở nền tảng nào?

     

    Có 3 nền tảng rất tốt phục vụ nhu cầu tìm kiếm tài liệu, giáo án, sách điện tử cho người dùng là: Google Scholar, Ebook.edu.vn và Slideshare.

     

    Những phần mềm nào hỗ trợ học trực tuyến tốt nhất hiện nay?

     

    Bạn có thể tìm hiểu 5 phần mềm sau để học trực tuyến hiệu quả hơn:
    – Zoom Cloud Meeting
    – Google Meet
    – Mona eLMS
    – Microsoft Teams
    – TrueConf

     

    Mặt hạn chế lớn nhất của E-learning là gì?

     

    Không có điều gì là hoàn hảo tuyệt đối và hệ thống E-learning cũng thế. So với phương pháp giảng dạy truyền thống, E-learning cũng có một yếu điểm rất lớn đó là quá trình chuyển đổi, phát triển nội dung bài giảng đòi hỏi chi phí khá lớn.

     

    NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

     

    Bài viết khác
    Doanh nghiệp B2B có nên sử dụng phần mềm SaaS không?
    Doanh nghiệp B2B có nên sử dụng phần mềm SaaS không?
    • 13/03/2025

    Phần mềm SaaS đang trở thành xu hướng trong các doanh nghiệp B2B nhờ khả năng tối ưu hóa chi phí, linh hoạt và dễ dàng tích hợp với hệ thống hiện tại. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp với mô hình này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ lợi ích, thách thức và đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn SaaS.

     
    AI, IoT và Big Data: Bộ ba quyền lực thúc đẩy tự động hóa doanh nghiệp
    AI, IoT và Big Data: Bộ ba quyền lực thúc đẩy tự động hóa doanh nghiệp
    • 11/03/2025

    Ba công nghệ trụ cột đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình tự động hóa doanh nghiệp là Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Chúng không chỉ giúp doanh nghiệp số hóa quy trình làm việc mà còn mở ra những cơ hội đổi mới chưa từng có.

    Vậy, AI, IoT và Big Data đang tác động như thế nào đến quá trình tự động hóa doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

     
     
    Giảm 70% thời gian quản lý – Bí quyết từ nền tảng quản trị toàn diện 1BOSS
    Giảm 70% thời gian quản lý – Bí quyết từ nền tảng quản trị toàn diện 1BOSS
    • 04/03/2025

    Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh khốc liệt, tối ưu hóa thời gian quản lý là yếu tố then chốt giúp gia tăng hiệu suất và cải thiện hiệu quả vận hành. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn do quy trình quản lý rời rạc, tốn kém thời gian và nguồn lực.

    Vậy làm thế nào để giảm 70% thời gian quản lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc? Hãy cùng khám phá cách nền tảng quản trị toàn diện 1BOSS giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, tối ưu vận hành và nâng cao năng suất.

     
    Phần mềm SaaS có thực sự tiết kiệm chi phí? Sự thật bất ngờ phía sau
    Phần mềm SaaS có thực sự tiết kiệm chi phí? Sự thật bất ngờ phía sau
    • 25/02/2025

    Trong kỷ nguyên số, doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp công nghệ tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu suất. Phần mềm SaaS (“Software as a Service”) đã trở thành xu hướng nổi bật nhờ khả năng linh hoạt, giá thành hợp lý và triển khai nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn tự hỏi: Liệu phần mềm SaaS có thực sự giúp tiết kiệm chi phí hay không? Hãy cùng khám phá sự thật bên trong!

     
    Tự động hóa doanh nghiệp: Hướng dẫn từng bước cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
    Tự động hóa doanh nghiệp: Hướng dẫn từng bước cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
    • 23/02/2025

    Trong thời đại công nghệ số, tự động hóa doanh nghiệp không còn là đặc quyền của các tập đoàn lớn mà đã trở thành xu hướng tất yếu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Việc áp dụng tự động hóa không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí mà còn nâng cao năng suất và trải nghiệm khách hàng. Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn triển khai tự động hóa một cách hiệu quả.

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

    Để lại email của bạn chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn các thông tin chuyên mục hấp dẫn

    Chọn chuyên mục
    Tăng trưởng vượt bậc - Xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng cùng 1BOSS
    Đăng ký Trải nghiệm ngay

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    Đăng ký trải nghiệm 1boss

    Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

    • Điện thoại: 0345 948 949
      Hotline: 0345 913 913
    • Địa chỉ: Tòa nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
    Thiết lập thông tin trải nghiệm
    Chọn giải pháp / sản phẩm
    Giải pháp
    Sản phẩm
    .1boss.vn